Hôm nay,  

My Life: Cuộc Đời Bill Clinton Còn Nhiều Bí Mật

06/08/200400:00:00(Xem: 5013)
[My Life của Bill Clinton, NXB Alfred A. Knopf, New York 2004, 957 trang.]
My Life, hồi ký của cựu thổng thống Bill Clinton, là một cuốn sách đồ sộ, 957 trang với 55 chương. Tuy dầy, nhưng dễ đọc vì lối viết có khi như nhật ký, khi như bút ký du lịch - thời sinh viên qua Pháp, Hà Lan, Liên Bang Sô Viết và bị công an theo dõi, hay những chuyến đi vận động tranh cử ở New Orleans, đi thăm Grand Canyon, vùng Vịnh San Francisco, thăm tiểu bang Montana.
Bìa sách in hình chân dung vị tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ, đẹp trai, hấp dẫn đến độ khiến Clinton xuýt bị bãi nhiệm cũng vì nhân ảnh hào hoa đó.
My Life là chuyện kể theo niên biểu gần như từng ngày, từng tháng, bắt đầu từ lúc Bill Clinton ra đời vào ngày 19 tháng Tám, 1946 cho đến ngày 20 tháng Giêng, 2001 khi ông trao quyền tổng thống lại cho George W. Bush.
Nửa đầu quyển sách, 29 chương, 447 trang, với không gian chính là tiểu bang Arkansas, miền nam nước Mỹ, quê hương của Clinton. Nơi đó ông lớn lên, là một học trò giỏi, nhưng đạo đức kém, như cô giáo đã phê.
Hết bậc trung học, Clinton lên thủ đô Washington học ngành ngoại giao ở đại học Georgetown, được học bổng Rhodes Scholarship du học bên Anh. Trở lại Mỹ học luật ở đại học Yale. Xong đường học vấn Clinton về nguyên quán làm giáo sư đại học, tham gia chính trị, được bầu làm bộ trưởng tư pháp, năm 30 tuổi, rồi thống đốc tiểu bang Arkansas khi mới 32 tuổi, là vị thống đốc trẻ nhất của Hoa Kỳ lúc bấy giờ.
Cha ruột mất khi ông còn trong bụng mẹ. Cậu bé Clinton sống thời thơ ấu với ông bà nội cho đến khi mẹ ông, một y tá gây mê, tục huyền với một thương nhân nghiện rượu và hay hành hạ vợ. Có lần chứng kiến cảnh bạo hành cậu bé Clinton vác chầy banh dã cầu nhảy vào định đánh cha kế. Một lần khác cha ông say xỉn mang súng ra bắn mẹ con, nhưng may mắn không ai bị gì. Dù hoàn cảnh thế, Clinton luôn tỏ tình thương yêu với mọi người trong gia đình, trong đó còn có thêm một người cha kế nữa, và những anh em cùng huyết thống nội, ngoại với Clinton.
Chuyện nhà không yên ấm, Clinton coi đó là những "bí mật gia đình" nên không bao giờ nói ra hay kể cho ai nghe. Ông viết: "Kỷ cương của gia đình là 'không hỏi, không nói'" mà sau này đưa đến chính sách về người đồng tính trong quân đội, hoặc là lối trả lời loanh quanh liên quan đến bồ nhí Monica Lewinsky.
Theo Clinton kể thì nhiều sự việc xảy ra trong thời niên thiếu có ảnh hưởng đến bản lĩnh cũng như chính sách của ông sau này. Từng chịu đựng đau đớn vì một lần nghịch ngợm bị dê húc cho tơi bời mà Clinton cho đó là kinh nghiệm sau này trong chính trường, bị đấm đá kịch liệt nhưng ông can đảm chịu trận, rồi đứng dậy. Bà nội mắc bệnh tâm thần, ông vào nhà thương thăm thấy cảnh tồi tệ, khi làm thống đốc Clinton đã có những chính sách cải tiến. Nhà ông nội bán chạp phô, nhiều người da đen nghèo thường đến mua thực phẩm và ký sổ nợ, khi làm tổng thống ông cải cách chương trình phúc lợi xã hội, nhưng duy trì chính sách phiếu thực phẩm cho người nghèo. Gặp một công nhân không biết đọc nên ông quan tâm đến giáo dục khi làm chính sách.
Mê chính trị từ nhỏ, hơn 10 tuổi cậu bé Clinton đã chú ý đến cuộc tranh cử tổng thống, 14 tuổi đã tham gia tranh luận dân chủ-cộng hòa, lên trung học có cơ hội gặp tổng thống John F. Kennedy. Những năm đại học, Clinton là đại biểu của ban đại diện sinh viên trường; làm tập sự viên tại văn phòng thượng nghị sĩ William Fulbright, chủ tịch ủy ban đối ngoại; tham gia vận động tranh cử cho những ứng cử viên dân chủ. Gặp Hillary ở trường luật, đại học Yale, cũng là người có nhiều tham vọng chính trị, hai vợ chồng thật là đồng chí của nhau. Năm 1987, mới 41 tuổi, lúc đó đang làm thống đốc bang Arkansas, Bill Clinton đã có ý định tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ 1988-92, nhưng Hillary cản, cho rằng thời điểm chưa tới.
Năm 1992 Bill Clinton trở thành tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ sau một cuộc vận động gay go, bị tấn công đời tư dữ dội từ phía cộng hòa: nào là những quan hệ tình dục với Gennifer Flowers, với Paula Jones, rồi vụ trốn quân dịch trong thời chiến tranh Việt Nam; những tấn công chính trị vào Clinton còn kéo dài cho đến nhiệm kỳ hai với xì-căng-đan Monica Lewinsky mà xuýt nữa khiến Clinton bị quốc hội bãi chức vì tội cản trở công lý và bội thệ.

Nửa sau của hồi ký viết về tám năm Bill Clinton làm tổng thống với những thành qủa như kinh tế Hoa Kỳ phát triển nhanh với mức thất nghiệp xuống thấp, chỉ số thị trường chứng khoán tăng từ hơn 3,000 lên đến 10,000; ngoại thương gia tăng nhờ NAFTA, nhờ tách rời nhân quyền ra khỏi thương mại trong quan hệ mậu dịch với Trung Quốc, và những thất bại trong việc cải tổ hệ thống bảo hiểm y tế, ngân sách giáo dục tăng nhiều nhưng tình trạng yếu kém của học sinh Mỹ vẫn còn. Đối ngoại, thời Bill Clinton tương đối hòa bình, không có những cuộc khủng hoảng trầm trọng diễn ra. Hoa Kỳ có can thiệp vào Bosnia, Somalia, Haiti, Kosovo và như mọi vị tổng thống Mỹ khác, khủng hoảng kéo dài ở Trung Đông được Clinton quan tâm nhưng cũng không giúp mang lại hòa bình.
Trong hồi ký, Clinton chỉ trích công tố viên độc lập Kenneth Starr - và những chính trị gia cộng hòa đã tìm cách tấn công hay bãi nhiệm ông với những điều tra về Whitewater, Travelgate, Paula Jones - một cách nặng nề. My Life, và cả trong hồi ký của bà xã Hillary, đều ám chỉ là có một âm mưu của phe cộng hòa cực hữu nhằm lật đổ ông. Tuy nhiên Clinton không tiết lộ điều gì mới về xì-căng-đan liên quan đến bồ nhí Monica. Đây là "chuyện bí mật gia đình" theo cách nhìn của Clinton từ những ngày còn nhỏ. Vì bực tức với đảng cộng hòa ông còn phản đối và phê phán quyết định của tối cao pháp viện Hoa Kỳ về kết quả bầu cử tổng thống năm 2000 là thiên vị đảng cộng hòa, một điều không nên có từ một tổng thống của một nền dân chủ pháp trị cao. Bill Clinton chỉ có quan hệ tốt đẹp với một chính trị gia cộng hòa là dân biểu Tom Campbell, bạn chung phòng ký túc xá lúc ở đại học Georgetown.

Chuyện Clinton không đi lính thời chiến tranh Việt Nam được ông giải thích tương đối rõ ràng. Làm việc với văn phòng thượng nghị sĩ Fulbright, ông biết chính quyền Lyndon Johnson đã không nói sự thực về chiến tranh Việt Nam, một cuộc chiến phức tạp. Thời sinh viên, Clinton có viết một luận văn bàn về tính hợp hiến của nghị quyết Vịnh Bắc Bộ và một luận văn khác so sánh những luật quốc tế liên quan đến chuyện thanh niên từ chối tham gia chiến tranh. Clinton đưa ra nhiều suy nghĩ về việc tòng quân, về những quyết định của chính phủ về luật động viên, chính sách hoãn dịch, cùng ảnh hưởng của lá thư của một người bạn gửi về từ chiến trường Việt Nam, có lúc Clinton đã muốn nhập ngũ. Ông cũng nhắc đến chuyện đảng cộng hòa dùng tổng thống Nguyễn Văn Thiệu - với quyết định không gửi phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa tham gia hòa đàm Ba Lê - để giúp Richard Nixon thắng cử năm 1968.
Clinton giải thích mọi chuyện ông làm là hợp pháp khi bị gọi động viên và đưa ra số liệu 16 triệu thanh niên Mỹ đã không đi lính trong thời gian có lệnh động viên với những lý do hợp pháp.
Khi Bill Clinton được dân Mỹ chọn làm tổng thống, cựu bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara có viết cho ông một lá thư nói rằng cuộc chiến Việt Nam thực sự chấm dứt với chiến thắng của Bill Clinton.
Nhưng chuyện không đi lính còn dai dẳng theo ông. Trong ngày lễ Chiến Sĩ Trận Vong tổng thống Bill Clinton đã bị nhiều cựu chiến binh la ó phản đối khi ông dọc diễn văn tại đài tưởng niệm cuộc chiến Việt Nam.
Chung cuộc, Bill Clinton đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam - vào tháng 7 năm 1995, - hoàn tất hiệp định thương mại song phương và là vị tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm đất nước này - vào tháng 11 năm 2000 - kể từ khi nguời Mỹ di tản khỏi đây năm 1975. Gặp gỡ giới lãnh đạo cao cấp tại Hà Nội, Clinton nhận xét tổng bí thư Lê Khả Phiêu và chủ tịch nước Trần Đức Lương vẫn còn mang đầu óc giáo điều cộng sản. Còn thủ tướng Phan Văn Khải có tầm nhìn thoáng hơn. Khi Clinton nói: "những người không đồng ý với tôi và ủng hộ cuộc chiến là những người tốt, họ muốn tự do cho người Việt." thì ông Khải đáp lại: "Tôi biết."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.