Hôm nay,  

Đại Học Và Học Phí

1/20/200300:00:00(View: 4653)
Phụ huynh và sinh viên Việt Nam trong nước không ngừng la hoảng về nhiều lệ phí không tên từ khi CS Hà nội chuyển sang hệ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, buộc ngành giáo dục lấy thu bù chi. Vì vậy có nhiều học sinh, sinh viên nghèo của dân tộc Việt dù vốn hiếu học, cũng phải phải đành gạt lệ rời trường, xa lớp vì những lệ phí không tên do nhà trường và nhà cầm quyền đia phương đặt ra. Hiến Pháp nước Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa VN, giấy trắng mực đen, tên đề dấu đóng, ghi rõ giáo dục tiểu học và trung học đến lớp 9 là cưỡng bách và miễn phí. Nhưng vì cái nguyên tắc tai hại ấy, lệ phí cứ đặt ra dù dân chúng kêu ca, nhà cầm quyền miệng nói bỏ nhưng vẫn cứ nhắm mắt để các nơi cứ làm, làm mạnh nữa là đằng khác. Đừng tưởng VN nghèo, kinh tế chậm tiến, chế độ độc tài, học sinh mới bị lệ phí khổ như vậy. Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới, chế độ chánh trị tự do, dân chủ cũng có. Cũng may tiểu và trung học Mỹ cưỡng bách và hoàn toàn miển. Chỉ có các đại học Mỹ (ĐH) lấy học phí nên sinh viên khổ một phần nào.
Tại Mỹ, nhữõng năm gần đây học phí ĐH tăng 5,3%, nhanh mấy lần hơn tỷ lệ lạm phát chỉ tăng 1,5%. Học phí tăng chẳng những trực tiếp làm khổ sinh viên và gia đình mà còn làm khổ người đóng thuế vì trăm dâu vẫn đỗ đầu tằm, chung quy ngân sách quốc gia vốn chánh yếu do tiền đóng của người lao động, cũng phải đứng ra trợ cấp tài chánh cho sinh viên (Financial Aid) để đủ tiền đóng học phí cho ĐH. ĐH đắc lợi vô cớ vì chẳng đầu tư gì mới, theo kết luận của công trình khảo cứu của GS Gordon Winston, một kinh tế gia chuyên khảo về học phí.
Phân tích của GS cho thấy học phí trung bình của các ĐH 2 hay 4 năm, công lập là 24. 000 $ mỗi năm. Nhưng sinh viên Mỹ đỡ khổ hơn sinh viên VN trong nước nhiều. Lý do, thực tế chỉ có 6% tổng số sinh viên là phải tự trả học phí này, còn bao nhiêu nhờ định chế trợ cấp tài chánh do Nhà Nước đài thọ cho sinh viên. Ở đây không nói ĐH tư học phí cao dành cho con nhà giàu nhưng tổng số sinh viên không có bao nhiêu.. Chi tiết và cụ thể hơn, cứ trong 5 sinh viên ĐH công công lập, chỉ có 1 sinh viên phải tự đóng toàn học phí do các Đại học qui định. Còn 4 sinh viên khác cũng đóng nhưng nhờ tiền trợ cấp tài chánh của chánh phủ liên bang và tiểu bang. Cá nhân của 4 sinh viên đó chỉ tốn có 4000$ mỗi năm. Phần còn lại sinh viên dùng trợï cấp tài chánh (Financial Aid) do Nhà Nước giúp để đóng. Mà trợ cấp tài chánh tiểu và liên bang là kinh phí do ngân sách, có được là do tiền đóng thuế của người lao động Mỹ.

GS Winston kết luận chính những người lao động là thành phần phải chịu thiệt thòi về những đắc lợi vô cớ của các ĐH khi tăng học phí. Vô cớ vì theo GS, nhiều năm nay các ĐH chẳng có phát triễn trường sở gì đáng kể, chương trình giảng huấn không có thêm gì mới, giáo ban cũng cứ dạy theo phương pháp đã từng dạy nhiều thập niên qua. Học phí tăng một phần lớn là do làm giá. Vì rằng Hội đồng Quản trị các ĐH thường không phải do những nhà giáo dục nắm, mà do những nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp quyết định. Do vậy, các ĐH tập chú vào việc tính lời lổ, chạy theo lợi nhuận hơn là kiện toàn chất lượng giáo dục. Vì vậy thành phần giảng huấn không đủ điều kiện thuận lợi để dành hết tâm trí, thì giờ vào việc giảng huấn, đào tạo sinh viên thành con người phát triển toàn diện. Các nhà quản trị ĐH sợ gánh nặng phúc lợi, hưu trí, y tế, nghỉ phép, nghỉ hé, nghỉ nghiên cứu của giáo sư làm nhà trường bớt lời nên tuyển dụng đại đa số là người làm việc bán thì (part time) hay làm việc khoán, hết giảng khoá là hết việc. Nên 75% thành phần giảng huấn hiện tại của các ĐH hiện thời là giáo sư thỉnh giảng hay làm việc bán thì. Chỉ có 25% là toàn thì có đầy đủ phúc lợi ( Aâu châu nay và VN xưa gọi là chánh ngạch). Vì sư sống, các giáo sư phải dạy nhiều trường, chạy lớp, chạy cua, nên không đủ tâm trí, thì giờ cho việc hướng dẫn sinh viên và nghiên cứu, soạn và chấm bài đúng lương tâm chức nghiệp một nhà giáo. Thêm vào đó nhiều ĐH mở lớp mở cho sinh viên học từ xa (telecourses) bằng computers rất ít tốn kém và tiện cho sinh viên nên đang trên đà phát triễn mạnh và giảm chi phí rất nhiều cho nhà trường.Tuy nhiên học phí của những lớp này, các ĐH cũng thường thu như của sinh viên đến trường lớp để học.
Thế mà, các ĐH bề ngoài vẫn cứ báo động với chánh quyền và xã hội, các ĐH thiếu thầy, thiếu lớp, thiếu phòng thí nghiệm, thiếu đủ mọi thứ cần cho chương trình giảng dạy. Các ĐH hăm hạn chế số sinh viên ghi danh, hạn chế nhiều dịch vụ phục vụ sinh viên để tăng học phí. Những nhà dân cử, các nhóm áp lực, xã hội Mỹ không ai muốn ngành giáo dục Mỹ xuống cấp; tất cả nhất tề tăng kinh phí giáo dục cho ngân sách. Trong sinh hoạt chánh trị Mỹ, cắt ngân sách giáo dục Mỹ khó hơn cắt ngân sách Quốc Phòng. Tăng ngân sách giáo dục, dù phải tăng thuế, ít ai chống đối.
Sư thật không như thế. Các ĐH tranh đua nhau để tuyển nhiều sinh viên vì cứ mỗi đầu sinh viên ghi vào là nhà trường được trợ cấp tài chánh thêm. Trợ cấp tài chánh 10, trường giữ lại 7 hay 8 để lấy học phí, phí thư viện, giảng huấn, mặt bằng, bảo hiểm y tế, v. v và v.v…..Sinh viên chỉ được hưởng trực tiếp một ít thôi. (Ở ĐH cộng đồng sinh viên được Liên bang cấp khoảng 13 ngàn một năm, nhưng chỉ được phát 2 hay 4 cái checks tổng cộng chưa tới 3500$ nếu là loại nghèo tận đáy xã hội như sinh viên nguời Việt tỵ nạn CS mà phải làm Work Study giá lương tối thiểu cho trường nữa.)
Theo GS Winston các ĐH biết rõ gia đình và thanh niên Mỹ xem nhu cầu học vấn đại học là nhu cầu tối thượng, khó khổ gì cũng phải ráng; biết rõ chánh quyền xem nhu cầu đầu tư cho thế hệ trẻ là nhu cầu sanh tử của đất nước. Nhưng không vì thế, các ĐH xem đó như một món hàng trong nền kinh tế thị trường, cứ tăng học phí để có nhiều lợi nhuận. Và kinh nghiệm của những nhà giáo dục sống chết với nghề, hy sinh vì thương yêu lớp trẻ- vì không thương yêu lớp trẻ khó trở thành nhà giáo có lương tâm và ở lâu trong nghề được, vì nghề dạy học là nghề bán cháo phổi, mà chế độ đãi ngộ, lương bổng, phụ cấp rất thấp so với văn bằng và số năm đào tạo - cho biết, phải trả trường học cho nhà giáo quản trị, như chế dộ quản trị học đường ở Tây Aâu. Lý do rất dễ hiểu. Đối tương của nhà trường là học sinh, sinh viên. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người phát triễn toàn diện. Nhà trường mãi mãi không phải là cơ sở kinh doanh. Nhà trường không bao giờ là nơi tìm lợi nhuận, chợ bán chữ trong xã hội.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tấm hình và phát biểu của Blogger Mẹ Nấm đã được lên tấm quảng cáo lớn dọc theo đường tại thành phố St. Louis thuộc tiểu bang Missouri do tổ chức Qũy Nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản (VOC) phổ biến nhằm kể tội ác của cộng sản
Một người được cho là trùm buôn người đem ra ngoại quốc tại Hà Tĩnh là ông Phan Văn Lợi đã bị kết án 5 năm tù, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 31 tháng 10.
Casino Entertainment trân trọng giới thiệu cùng quý vị chương trình văn nghệ nhạc sống chủ đề Q2 Show Lệ Quyên sẽ ra mắt quý khán thính giả vào ngày Chủ Nhật 1 tháng 12 năm 2019 tới đây qua một xuất duy nhất lúc 6 giờ chiều tại Pechanga Summit.
Garden Grover (Bình Sa)- - Tại nhà hàng Diamond Seafood Place #2 số 12181 Brookhurst St., Garden Grove, CA 92840 vào lúc 5:30 chiều Chủ Nhật ngày 13 tháng 10 năm 2019 vừa qua Hội Education For The Poor đã tổ chức một buổi tiệc gây quỹ trợ giúp các em học sinh, sinh viên nghèo hiếu học tại quê nhà có cơ hội học Anh Văn để tìm công việc làm khả dĩ nuôi sống bản thân và gia đình
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Quốc hội cộng sản Việt Nam, cơ quan quyền lực cao nhất nước đã hiện nguyên hình là một tổ chức vô cảm, vô tâm và vô trách nhiệm đối với chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông.
Sau mấy mươi năm cộng đồng cũng dần hình thành, bản sắc riêng của người Việt khá rõ nét. Nếu người Tàu thành công với thương maị và nhà hàng thì người Đaị Hàn mở tiệm giặt ủi, tiệm tóc giả (wigs).
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Điểm quan trọng cần đề cập ở đây là chính quyền Ý đứng ra tổ chức và họ mời người Việt tị nạn chúng ta tham gia hỗ trợ vì thế công tâm mà nói, một dự án hy hữu không phải Cộng đồng người Việt tị nạn nào cũng có được cơ hội may mắn như vậy!
Vào ngày 4/6/2018, nhà vẽ kiểu túi xách Kate Spade/ Kate Valentine thành công với tài sản ước lượng 200 triệu Mỹ Kim, bà đã treo cổ tự tử ở trong phòng riêng, để lại một tuyệt mệnh thư cho con gái, trong khi chồng ở một phòng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.