Hôm nay,  

Bài Học Nhân Quyền

10/05/200100:00:00(Xem: 4275)
Mỹ đã mất ghế trong Ủy hội Nhân quyền LHQ, vì đã không tích cực vận động hay vì chính sách của Mỹ đối với các vấn đề thế giới nói chung không được lòng các nước khác kể cả nước bạn" Bất cứ vì lý do gì, kết quả cuộc đầu phiếu ở Hội đồng Kinh tế-Xã hội LHQ tuần qua cũng là một vố đau cho Mỹ. Một tay quán quân nhân quyền không có chỗ ngồi trong một cơ quan theo dõi và thảo luận về nhân quyền thế giới mặc dù Mỹ đã có mặt liên tục từ khi mới thành lập LHQ hơn nửa thế kỷ qua, trong khi những nước cầm đèn đỏ về nhân quyền như Togo và Sudan lại được tuyển chọn. Tại sao có tình trạng này và hậu quả như thế nào"

Trước hết có một điểm cần nói cho rõ: Ủy hội Nhân quyền không phải là một khán đài danh dự. Nó không phải là một nơi chỉ có những nước có thành tích tôn trọng và bảo vệ nhân quyền mới được mời vào ngồi. Nó chỉ là một nơi để thảo luận và theo dõi tình trạng nhân quyền trên thế giới. Bởi vậy những nước bạo ngược vi phạm nhân quyền cũng có thể được bầu vào ngồi. Trung Quốc đã có mặt từ lâu và Việt Nam cũng được bầu vào năm ngoái. Trong tổ chức LHQ, đại hội đồng có đủ mặt thành phần những nước hội viên. Đại hội đồng này bầu ra một cơ quan gọi là Hội đồng kinh tế-xã hội có nhiệm vụ giúp đỡ các dân tộc về giáo dục, y tế và nhân quyền. Hội đồng này bầu ra Ủy hội Nhân quyền có 53 thành viên nhiệm kỳ 3 năm. Ủy hội không có quyền quyền lực gì mà chỉ có nhiệm vụ theo dõi, phúc trình và khuyến cáo lên cơ quan mẹ của nó là Hội đồng Kinh tế-Xã hội. Nói cho thật đúng, Hội đồng này và cả LHQ cũng chẳng có quyền lực cai quản, trói buộc hay thi hành luật pháp thế giới...trừ Hội đồng Bảo an có thể quyết định đưa quân LHQ đến can thiệp bằng vũ lực ở nơi nào xét ra cần. Thế nhưng đạt được một quyết định “can thiệp” như vậy cũng đủ trầy vẩy chớ chưa nói đến việc chấp hành quyết định. Hội Đồng Bảo An có 15 nước trong đó 10 nước chỉ có nhiệm kỳ 2 năm, nhưng quan trọng nhất là 5 nước thường trực, chỉ cần một nước “phủ quyết” là mọi quyết định sẽ vô hiệu. 5 nước thường trực là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Chúng ta đã từng thấy LHQ bị tê liệt như thế nào về cách tổ chức với mấy “anh lớn” nắm búa phủ quyết này.

Mỹ là siêu cường duy nhất còn lại trên thế giới vẫn bất mãn và nhiều khi bực bội về trạng thái đó. 17 năm trước đây Mỹ đã tự ý rút khỏi UNESCO, tổ chức LHQ về Giáo dục, Khoa học và Văn hóa. Mỹ là nước giầu nhất, nhưng vì bất mãn nên trì trệ việc đóng góp tài chính và đến nay Mỹ còn thiếu của LHQ 582 triệu đô-la, nên mối quan hệ với toàn thể tổ chức LHQ vẫn là một sự căng thẳng. Chính trên bối cảnh này phải xét đến những nguyên nhân làm Mỹ bị loại ra khỏi Ủy hội Nhân quyền. Những nước vi phạm nhân quyền và thường bị Mỹ lên án chỉ trích nặng cố nhiên đã không bỏ phiếu cho Mỹ. Nhưng điều đáng chú ý là cả những nước đồng minh với Mỹ cũng không thích Mỹ. Trước cuộc bỏ phiếu có 40 nước thân thiện hứa ủng hộ Mỹ. Thế nhưng khi bỏ thăm Mỹ chỉ được 29 phiếu. Mỹ đã lơ là trong việc vận động chăng" Ba nước cạnh tranh với Mỹ để chiếm ghế dành cho Tây phương là Pháp, Áo và Thụy Điển. Trong chỗ riêng tư Mỹ đã yêu cầu Áo và Thụy Điển rút lui để nhường ghế cho Mỹ, nhưng họ từ chối. Rút cuộc Pháp được 52 phiếu, Áo 41 phiếu và Thụy Điển 32 phiếu. Mỹ chỉ được 29 phiếu nên bị lọt ra ngoài.

Có nhiều chuyện đã làm các nước đồng minh bực bội với Mỹ từ lâu, kể cả việc quốc hội Mỹ với đa số vẫn lần khân không chịu đóng tiền cho LHQ. Nhưng gần đây sau khi Tổng Thống Bush lên cầm quyền, sự bất mãn đó càng gia tăng với chính sách của ông liên quan đến những vấn đề như làm giảm sức nóng của bầu khí quyển địa cầu, kế hoạch thiết lập lá chắn chống phi đạn và việc chế tạo thuốc rẻ tiền chống bệnh AIDS cho thế giới. Mặt khác việc chính phủ Bush để trống ghế Đại sứ tại LHQ từ 4 tháng nay được hiểu như chính phủ Bush không đếm xỉa đến tổ chức quốc tế. Có thể đó là những sách lược riêng của chính phủ Bush nhằm ép buộc cơ quan quốc tế phải tuân theo nhưng yêu cầu của Mỹ, nhưng phản ứng của các nước bạn cho thấy đây là lần đầu tiên họ đã trừng phạt Mỹ vào lúc Tổng Thống Bush mới lên cầm quyền chưa được 4 tháng. Từ năm 1947 Mỹ vẫn có ghế tại Ủy hội Nhân quyền, đến nay Mỹ mất ghế. Hậu quả như thế nào"

Dĩ nhiên chẳng có gì ghê gớm, ngoài việc mất thể diện. Nửa thế kỷ qua, Mỹ ngồi ghế Ủy hội mà vẫn không làm cho nhân quyền thế giới thăng tiến bao nhiêu. Hơn chục năm nay, đặc biệt kể từ biến cố Thiên an môn, Mỹ vẫn không làm cho Ủy hội Nhân quyền thành công trong việc lên án Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Trong khi đó các nước vi phạm nhân quyền lại tụ hội đông hơn trước và có sức mạnh của đa số ở các cơ quan quốc tế. Bây giờ dù không còn ở trong Ủy hội, Mỹ vẫn có thể tranh đấu cho nhân quyền, có khi còn tranh đấu mạnh hơn nữa.

Dù vậy, việc tranh đấu cho nhân quyền cũng có những bài học của nó. Thế giới ngày nay là một thế giới phức tạp, việc tranh đấu cho nhân quyền không giản dị, nhất là nó không thể thực hiện bằng vũ lực của một nước đơn độc. Thí dụ có một nước vi phạm nhân quyền trắng trợn, một nước khác dù mạnh đến mấy cũng không thể đơn phương đem bom đến dội xuống đầu nước vi phạm. Muốn làm được một việc như vậy, phải có sự đồng ý của tập thể, của cộng đồng thế giới qua lá phiếu tại LHQ và phải có sự đóng góp phương tiện của nhiều nước.

Chống vi phạm nhân quyền là phải có sự đồng thuận của tập thể. Nếu không tạo được sự đồng thuận đó, mọi cuộc tranh đấu chỉ có thất bại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.