Hôm nay,  

Còn Tù Binh Mỹ Sống Ở Lào?

08/04/200000:00:00(Xem: 5627)
Tuần vừa qua, Con Hươu hân hạnh nhận được một bài viết ký tên Trần Đình Lộc từ Queensland gửi về. Nhận thấy bài viết của tác giả đã bổ sung một số điểm trước đây Con Hươu đã đề cập chung quanh những thủ đoạn của cộng sản Hà Nội cũng như cộng sản Lào đối với tù binh Mỹ nên Con Hươu xin được hân hạnh giới thiệu cùng qúy độc giả để mỗi người mỗi ý, ai biết thì đóng góp cho thêm phần vui vẻ. Sau đây là bài viết của ông Trần Đình Lộc.

* * *

Phải thú thực, tôi là người đọc mục Con Hươu khá thường nhưng nhiều lúc thấy bực mình hơn là mãn nguyện. Điều khiến tôi bực mình nhất là những dữ kiện trong mục Con Hươu, theo thiển kiến của tôi, mang tính tư liệu hoặc tính sử nhưng chẳng hiểu sao người phụ trách lại tự nhận là Con Hươu" Vì vậy tôi thiết nghĩ nên chọn cho nó một cái tên khác nghe đứng đắn thì tốt hơn. Dĩ nhiên trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi. Việc thay hay để tùy thuộc quý tòa soạn.

Vì trong mấy số báo gần đây tôi thấy trong mục Con Hươu có nói chuyện về vấn đề tù binh Mỹ bị bắt và bị giam giữ tại Lào nên tôi cũng gom góp được một số tài liệu xưa cũng như nay xin gửi tới quý tòa soạn. Nếu quý vị thấy được thì cho đăng bằng không thì cứ coi như không có là xong.

Theo kinh nghiệm của tôi cộng với những điều tôi đã nghe và đã đọc thì tại Lào quả thực có nhiều tù binh Mỹ bị cộng sản Lào và cộng sản Việt Nam giam giữ. Tôi nhớ là vào năm 1988 nhiều báo cáo nhận được từ Thái Lan cho biết trung úy Morgan J. Donahue thuộc Không Lực Mỹ vẫn còn sống và đang bị giam giữ ở Lào. Donahue đã mất tích trên hai mươi năm. Nhờ cơ duyên hạnh ngộ, quen được một người bạn làm thông dịch viên cho Mỹ nên tôi được biết là chiếc chiến đấu cơ của trung úy Donahue bị bắn rơi tại Lào vào năm 1968. Mặc dù trên giấy tờ chính thức, Donahue bị kê khai là Bị Giết Trong Khi Thi Hành Nhiệm Vụ (KIA PFOD - Killed In Action, Presumtive Finding Of Death), nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy có thể Donahue vẫn còn sống sót sau khi máy bay bị rớt.

Người bạn của tôi kể là Lúc đó trung úy Donahue đang lái chiếc C-123 Provider bỏ trái sáng trên đường mòn Hồ Chí Minh để soi rõ mục tiêu vào ban đêm cho các phi vụ oanh tạc. Chẳng may phi cơ của Donahue đụng phải chiếc oanh tạc cơ B-57 đang trên đường bay xuống để dội bom. Ngay lập tức, chiếc B-57 đâm đầu xuống đất khiến tất cả phi công và nhân viên trên chiếc B-57 bị giết. Trong khi đó thì chiếc C-123 bay theo đường xoắn trôn ốc một cách chậm chạp xuyên qua bầu trời đêm. Một trong những nhân viên phi hành dưới quyền Donahue là trung úy Thomas Turner, lúc đầu bị chấn động ngất đi, sau đó hồi tỉnh. Tắc khắc Turner nhận thức được rằng, mình phải nhảy ra khỏi phi cơ, càng nhanh càng tốt. Turner chạy thật nhanh đến phòng lái để nhảy dù ra khỏi phi cơ. Trên đường đào thoát Turner kịp để ý thấy trung úy Donahue và mấy nhân viên phi hành khác đã biến đâu mất dạng. Có lẽ họ đã nhảy ra ngay sau khi máy bay bị đụng và bỏ Turner lại vì tưởng anh đã chết!

Trong khi hạ dù xuống cánh rừng Hạ Lào rậm rạp, Turner nhìn thấy có hai chiếc dù khác đang đáp xuống phía dưới anh. Turner không biết hai người này là ai và không có dịp tìm ra vì anh không xuống được tới mặt đất: dù của Turner bị vướng vô một tàng cây trên nóc khu rừng!

Turner nghe thấy tiếng súng văng vẳng ở phía dưới, nhưng thật sự không thể nhìn thấy gì vì cành lá um tùm quá. Anh thu dù gọn lại và giữ im lặng. Khi trời hừng sáng, một chiếc trực thăng cấp cứu bay đến hiện trường. Chiếc trực thăng hạ xuống gần Turner, gió thổi mạnh xuýt làm anh vuột tay rớt xuống đất, nhưng cuối cùng đã thành công trong việc thòng dây để kéo anh lên trực thăng.

Sau này, có một vài dân làng cho biết, họ tìm thấy một người đàn ông bị gẫy chân nằm gần xác chiếc máy bay C-123 và đã đưa anh về làng, cách chỗ máy bay rớt khoãng ba cây số. Theo sự mô tả của dân làng, đây chính là Donahue. Hai ngày sau một đội tuần tiễu cộng sản Pathet Lào đến làng và dùng xe bò chở tù binh đi mất tích.

Vào lúc đó Donahue được liệt kê là Mất Tích trong Khi Thi Hành Nhiệm Vụ (MIA - Missing In Action). Lúc ấy, giới chức hữu trách trong Không Lực Hoa Kỳ rất kín miệng về những gì đang xảy ra tại Lào, vì sợ làm lộ bí mật quân sự và sợ bị dư luận quần chúng trong nước phản đối việc leo thang chiến tranh sang Lào. Vì vậy, cha của Donahue là ông Vince Donahue phải thân hành bay qua Lào để điều tra tin tức con. Ông tìm đến gặp Turner, người duy nhất được giải cứu trong phi vụ bất hạnh trên. Sau khi nghe Turner thuật lại những gì anh biết, tin chắc là con mình còn sống, ông Vince liền tìm đến Vạn Tượng, thủ đô Lào, nơi các vây cánh chính trị tuy đối lập nhưng vẫn còn ngồi lại với nhau trong một chính phủ liên hợp đầy lừa đảo và nghi kỵ.

Tại đây, Vince tìm đến ông Soth Petrasi nhờ giúp đỡ. Petrasi không trực tiếp đưa ông tin tức gì về người con của ông bị mất tích, nhưng sau đó cho biết: "Tôi sẽ báo cho ông rõ một điều, chúng tôi đang giữ hàng trăm phi công Mỹ làm tù binh. Tôi không thể tiết lộ những người này là ai, tên gì, nhưng ngay sau khi chúng tôi đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, chúng tôi sẽ báo cho ông biết ngay".

Nhưng tin tức về trung úy Donahue không bị chấm dứt tại Lào. Vào năm 1975, hơn sáu năm sau khi trung uý Donahue bị mất tích, cô Rosemary Conway, một cô giáo người Mỹ làm việc tại Lào và tự nhận là nhân viên tình báo của CIA, bị chính quyền Pathet Lào bắt giữ và kết tội làm gián điệp. Bị nhốt trong tổng hành dinh cảnh sát Lào và bị thẩm vấn, Rosemary thường nghe các tay coi tù than vãn với nhau về những khó khăn họ gặp phải khi cai quản các tù binh Mỹ. Họ kể tên các trại tù, số lượng tù binh trong mỗi trại và tên các tù binh Mỹ.

Mặc dù Rosemary biết khá nhiều tiếng Lào, nhưng vì các tay cai tù không biết một chút tiếng Anh, thành ra họ đọc tên Mỹ trọ trẹ nghe không tài nào đoán ra là tên gì! Nhưng cô nhớ một tên rất rõ, vì các nguyên âm tiếng Anh của tên này tương tự các nguyên âm Lào, đó là tên Donahue. Trong vòng năm tháng, các cai tù Lào thường đề cập dến tên này. Rosemary còn nghe được tên Albright. John Scott Albright II là một nhân viên phi hành đoàn của chiếc C-123 và là bạn thân của Donahue.

Trong khi Rosemary Conway còn bị nhốt ở Vạn Tượng, một ký giả Úc tình cờ nhìn thấy cô và lén chụp hình cô. Sau đó Rosemary được thả. Cô tin tưởng ai đó đã "trả tiền chuộc" cho Pathet Lào để họ làm việc này. Tuy nhiên, mặc dù Rosemary Conway đã thảo kế hoặc giúp toàn bộ Không Lực Hoàng Gia Lào và tất cả các phi cơ của họ đào thoát khỏi tay cộng sản Lào, CIA không hề công nhận hoặc phủ nhận lời tuyên bố là Rosemary làm việc cho CIA. Các chuyên gia đã dùng máy khám phá nói dối thử Rosemary đến ba lần, và lần nào cô cũng thành công trong việc chứng tỏ với các chuyên viên câu chuyện cô kể là sự thật.

Vào năm 1986, một nhóm quân kháng chiến chống cộng Lào thành công trong việc lén đưa ra khỏi Lào một bức hình chụp một người đàn ông da trắng, trông thật tiều tụy, ở trần, đang đi xuyên qua bụi rậm về phía máy ảnh. Theo những người cung cấp tấm hình, đây là ông Roly.

Vào đêm 22/4/1970, Charles S. Rowley biến mất trên bầu trời nước Lào. Khi ấy Rowley đang lái chiếc chiến đấu cơ Spectre trong một phi vụ tuần thám thì bị trúng đạn phòng không từ dưới đất bắt lên. 90 giây sau, chiếc phi cơ đâm sầm xuống đất. 90 giây đồng hồ tuy là ngắn so với đời người nhưng lại là một khoảng thời gian khá dài, đủ để 11 nhân viên phi hành nhảy dù thoát nạn. Có một người được cứu thoát, trong khi xét trong hồ sơ của một người khác thì thấy có một bản báo cáo cho biết họ đã bắt được một cuộc điện đàm của quân Pathet Lào nội dung quân cộng sản Lào đã bắt hết các nhân viên phi hành còn lại làm tù binh.

Jerry Mooney còn nhớ vụ này rất rõ. Vào ngày 23/4/1970, anh nhìn thấy một bản báo cáo của Việt Nam về việc đã nghe lén được cuộc điện đàm của cộng sản là chúng đã giết 6 phi công. Mặc dù tin này được phát ra không bị mã hóa, nghĩa là không phải tin mật, từ một đơn vị cộng sản Lào nổi tiếng về việc đưa tin ngụy tạo để tuyên truyền, mới đầu giới chức hữu trách tin đây là sự thật.

Đến ngày hôm sau, cùng một đơn vị cộng sản kể trên lại phát tin, cũng dùng chữ thường không mã hóa, là họ đã giết chết chín phi công Mỹ! Cơ Quan An Ninh Quốc Phòng Mỹ NSA (National Security Agency) đáp lại bằng cách liệt kê 10 người bị mất tích, thay vì sáu bị giết, một bị mất tích như trước, vì rõ ràng lần truyền tin thứ nhì chứng tỏ, bọn cộng sản Lào đang tung tin đồn nhảm. Cho đến 10 tháng sau, khi vụ này được xét lại tại Căn Cứ Không Quân Randolph, giới chức hữu trách vẫn liệt kê 10 người này là bị mất tích.

Trần Đình Lộc (Queensland)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.