Hôm nay,  

Thế Chiến Quốc Trong Một Bản Hiến Pháp

15/10/200500:00:00(Xem: 5372)
Những người Mỹ ưa thích giải pháp đơn giản và sạch sẽ tất sẽ không vui với truyện dài Hiến pháp Iraq. Họ lầm to.
Cuối cùng thì bản dự thảo Hiến pháp đã kịp đệ nạp Quốc hội lâm thời theo đúng thời hạn, nhưng việc biểu quyết sẽ được lui lại ba ngày, để giành thêm thời giờ cho các cuộc vận động vận động và thuyết phục cuối cùng. Từ bên ngoài nhìn vào, nhiều người có thể không hiểu là các phe trong cuộc còn đòi hỏi những gì trước khi đồng ý với bản Hiến pháp. Hoặc vì sao phe Sunni có thể sẽ bỏ phiếu chống.
Sau đây là vài yếu tố tóm lược cho độc giả về quyền lợi và quan điểm của từng phe. Rắc rối còn hơn truyện Chiến quốc.
Trước hết là về bối cảnh.
Iraq gồm có ba sắc tộc chính, người Shia ở miền Nam chiếm 60% dân số, người Kurd ở miền Bắc chiếm 20% dân số và ở giữa là người Sunni chiếm 20% dân số. Tài nguyên dầu khí chủ yếu nằm tại hai miền Nam Bắc, trong vùng sinh hoạt của dân Shia và Kurd.
Sau khi lật đổ chế độ Saddam Hussein, Hoa Kỳ muốn tạo ra điều kiện sống chung giữa ba sắc dân ấy để chấm dứt tình trạng cũ là thiểu số Sunni thống trị toàn lãnh thổ và đàn áp hai sắc dân kia, đồng thời cũng ngăn ngừa một vụ trả thù của hai sắc dân này chống người Sunni. Vì vậy, Đạo luật căn bản do Hoa Kỳ đề xướng và hiện đang chi phối những tính toán và thương thảo giữa ba phe mới đặt ra hai điều kiện. Thứ nhất, việc phê chuẩn Hiến pháp mới phải đạt đa số hai phần ba của Quốc hội; thứ hai, phải có sự đồng ý của ít nhất ba tỉnh trong tổng số 18 tỉnh của Iraq.
Trong cuộc bầu cử Quốc hội Lâm thời vào tháng Giêng vừa qua, phe Sunni tẩy chay và kết quả là hai phe Shia và Kurd chiếm đến 78% số ghế trong Quốc hội, hơn túc số hai phần ba. Nhưng, phe Sunni lại chiếm đa số tại ba tỉnh là Anbar, At Tamin và Salah ad Din. Nghĩa là đa số Shia và Kurd không thể nuốt chửng được phe Sunni và Hiến pháp không thành hình nếu không có sự tham gia của phe này.
Luật chơi đã rắc rối ấy lại còn bị chi phối bởi thực tế lịch sử, chính trị và kinh tế Iraq.
Mục tiêu của từng phe
Phe Sunni hết quyền lực từ khi chế độ Saddam bị lật đổ, những vẫn là phe chống đối mạnh nhất, bằng võ trang. Trong nội tình Sunni, xu hướng quốc gia dân tộc chiếm phần lớn, các ổ khủng bố liên hệ với al Qaeda - do al-Zarqawi chỉ huy - chiếm phần nhỏ, dù ra tay thô bạo nhất. Phe Sunni này lại theo xu hướng Hồi giáo rất mạnh và trong ý đó có thể đồng ý với xu hướng giáo quyền của phe Shia, nhưng lại chống các lãnh tụ Shia vì lý do chủ nghĩa dân tộc: họ sợ rằng phe Shia này được Iran yểm trợ phía sau và Iraq sẽ rơi vào ảnh hưởng của Iran.
Phe Kurd đã từng bị chế độ Saddam tàn sát thì hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và muốn tiến tới một chế độ liên bang để mình có thêm quyền tự trị, và nhất là quyền khai thác tài nguyên dầu khí trong lãnh thổ của mình. Vì vậy, họ không đồng ý với chế độ giáo quyền do phe Shia yêu cầu mà muốn có chế độ liên bang, là điều phe Sunni không chịu: trong chế độ ấy, dân Sunni không có dầu khí sẽ bị thua thiệt.

Đông dân nhất và chiếm nhiều ghế nhất trong Quốc hội, phe Shia muốn thứ nhất, kiểm soát đa số các quyết định về đất nước, thứ hai, khôi phục vai trò chỉ đạo của Giáo luật đạo Hồi. Với phe Kurd, họ đồng ý là phải cho dân Kurd nhiều quyền hạn hơn, dù tránh nói đến chữ độc lập hay tự trị; với phe Sunni, họ đồng ý vói việc tăng cường tầm quan trọng của đạo Hồi, và căn bản hơn cả, họ phải thương thảo với cả hai phe để đạt nổi một sự đồng thuận đủ lớn. Cùng với phe Kurd, phe Shia này đã đạt nhiều thỏa thuận nhưng bản Hiến pháp vẫn chưa được phê chuẩn vì sự chống đối - hay mặc cả - của phe Sunni.
Và cho đến giờ chót, cả ba phe đều bần thần xét lại toàn bộ vấn đề vì e rằng mình bị hớ.
Đấu cờ tay ba… và tay tư
Trước hết, giữa hai phe Shia và Kurd, hai vấn đề trái ngược đã được nêu lên trong mấy ngày qua là chế độ Giáo luật và chế độ Liên bang.
Được sự đồng ý của phe Sunni, phe Shia muốn tiến tới việc thiết lập chế độ Giáo luật nhưng gặp sự chống đối của dân Kurd - vốn mong muốn chế độ liên bang và không đồng ý với một thứ giáo luật còn cao hơn hiến pháp. Kết cuộc, đôi bên thỏa thuận được hai chuyện, dân Kurd đồng ý với nguyên tắc Giáo luật, nhưng trong phạm vi thu hẹp hơn - gia đình hay học đường chẳng hạn - chứ không là một thứ "siêu hiến pháp" do dân Shia trực tiếp điều động.
Bây giờ, sau khi tẩy chay bầu cử phe Sunni bắt đầu nhập cuộc và nêu vấn đề.
Hoa Kỳ có thể kín đáo hài lòng với việc ấy, thà họ nêu vấn đề trên bàn thương thảo còn hơn tung bom nổi loạn hoặc chứa chấp khủng bố al Qaeda. Vì vậy, trong khi dư luận Mỹ om xòm nêu vấn đề về an ninh Iraq, và đặt câu hỏi là có nên rút quân hay không, phía Hoa Kỳ đồng ý nhượng bộ phe Shia - trong chừng mục mà phe Kurd chấp nhận được - để các lãnh tụ Shiite lôi kéo được sự hợp tác của phe Sunni. Miễn là, và đây mới là then chốt của vấn đề, chính quyền Iraq trong tương lai có thể bảo vệ được an ninh nội địa mà vẫn cho phép Hoa Kỳ đồn trú các đơn vị của mình. Điều ấy mới giải thích vì sao vị Tư lệnh Lục quân Mỹ, Tướng Shoomacher, vừa cho biết là Bộ binh Mỹ đã được chuẩn bị để còn có mặt tại Iraq cho đến 2007 hoặc 2010.
Nói cách khác, không có chuyện Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq! Chưa, và còn lâu! Ông Tướng này không phát biểu để nói thách hay tháu cáy chính trị trên bàn cờ Iraq!
Tổng kết lại, tình hình Iraq sẽ còn nhiều rắc rối, từ nghị trường ra tới chiến trường. Sắc dân Shia có thể cân nhắc lợi hại giữa hai giải pháp, nếu làm chủ một nước Iraq rộng lớn không nổi vì sự chống đối của hai phe kia thì có nên đồng ý với một giải pháp Iraq thu hẹp trong các tỉnh miền Nam, có dầu khí và tựa lưng vào Iran, mặc cho Hoa Kỳ sa lầy trong vùng Sunni hay không" Ngược lại, dân Sunni có chấp nhận để quân khủng bố sát hại khi lãnh tụ của mình buông súng bước vào đấu tranh chính trị hay không" Và dân Kurd, giữa những tính toán lợi hại của hai phe kia, họ nghĩ sao về việc khắng khít hợp tác với Mỹ để nếu không đạt nổi một chế độ liên bang thì ít ra cũng có nhiều quyền tự trị hơn"
Ngần ấy bài toán đều bao trùm và vượt qua việc mặc cả về Hiến pháp - và nằm bên ngoài sự am hiểu hay trình bày của các chính khách Mỹ chỉ muốn Hoa Kỳ rút lui, bằng mọi giá.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.