Hôm nay,  

Thăm Ht Quảng Độ, 1 Db Na Uy Bị Cấm Vào

03/09/200500:00:00(Xem: 5718)
Một Dân Biểu Na Uy lại bị cấm vào Việt Nam -- tình hình này được loan trên đài RFA hôm 2-9-2005 như sau.
Trong một chuyến thăm viếng vùng Đông Nam Á trong tuần vừa qua, ông Lars Rise, một vị dân biểu trong quốc hội Na Uy rất quan tâm đến những vấn đề liên quan đến Việt Nam, đã đi từ Cambodia sang Việt Nam.
Khi đến biên giới, ông đã bị đuổi về và cho biết rằng ông nằm trong một sổ đen, không có phép vào Việt Nam. Câu chuyện đã xảy ra như thế nào, và vì lý do gì mà chính quyền Việt Nam không muốn cho ông vào" Phóng viên Đằng Phong của đài RFA đã trao đổi với ông Rise như sau:
Đằng Phong: Thưa ông, được biết trong tuần vừa qua, ông có đến vùng Đông Nam Á để thăm hai nước Cambodia và Việt Nam. Xin ông cho biết ông đã làm những gì trong chuyến đi này, và mục đích của chuyến đi là gì"
Lars Rise: Tại Cambodia tôi có đến thăm một trại tập trung của người Việt tỵ nạn mà đã bị nạn lụt, và vì thế tôi phải lội nước khi đi từ căn nhà lụp sụp này qua căn nhà khác. Tôi cũng đến thăm một làng của người ngư dân Việt Nam, mà đã có từ ít nhất là 25 năm nay. Làng này nằm gần bờ sông, nhưng sông lại bị ô nhiễm.
Ngoài ra, tôi nghĩ rằng chính phủ Cambodia cũng đang đánh cá bằng cách dùng điện, cho nên cũng không còn bao nhiêu cá cho những ngư dân này làm ăn và sinh sống.
Tôi sẽ nghiên cứu xem có cách nào giúp những người này không, qua cách tài trợ một số tiền hoặc qua một tổ chức bất vụ lợi của Na Uy. Đó là mục đích của chuyến đi của tôi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tôi cũng muốn đến thăm Việt Nam một lần nữa, và nếu được, đến thăm chùa của Thầy Thích Quảng Độ.
Đằng Phong: Và cái gì đã xẩy ra khi ông đến Việt Nam"
Lars Rise: Tôi đã đi bằng xe buýt từ Phnom Penh đến Sài Gòn. Khi đến biên giới, các công an cho biết là tôi không được vào Việt Nam, và họ yêu cầu tôi quay trở lại.
Nhưng tôi cũng đã phải ngồi chờ mấy tiếng ở biên giới, và qua hành động của họ, tôi biết chắc là tên tôi nằm trong một danh sách sổ đen trên máy vi tính của họ. Cuối cùng, dù không nói chuyện hoặc chất vấn tôi, qua một thông dịch viên trong phái đoàn của tôi, họ có xác nhận điều này với tôi.

Đằng Phong: Nhưng họ có cho ông biết lý do gì ông bị cấm vào Việt Nam hay không"
Lars Rise: Thật ra, qua người thông dịch viên, các công an ở đó còn lại hỏi tôi vì lý do gì mà tôi không được phép vào Việt Nam. Tôi trả lời là có thể tôi bị cấm vì cách đây bốn năm tôi có đến thăm một vài người bạn của tôi mà nhà nước không ưa cho lắm.
Đằng Phong: Chắc đến đây ông đang nói đến chuyến đi Việt Nam trước đây của ông vào tháng 4 năm 2001, khi ông đã đến thăm thầy Thích Quảng Độ và linh mục Nguyễn Văn Lý.
Cho đến nay, ông có vẫn còn theo dõi trường hợp của hai vị này hay không, và xin ông cho biết nhận xét của ông về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam hiện nay nói chung"
Lars Rise: Tôi rất thất vọng vì những lãnh đạo Việt Nam thỉnh thoảng chỉ tạo hình ảnh họ đang mỡ cửa rộng hơn. Chúng ta biết về chuyện thầy Thích Huyền Quang gặp gỡ vị lãnh đạo Việt Nam, nhưng việc này chẳng giúp gì cả, vì chính quyền vẫn tiếp tục theo sát và ngăn chặn ông đi đây đi đó. Chùa của thầy Thích Quảng Độ cũng bị kiểm soát rất kỷ.
Đằng Phong: Còn ngoài vấn đề tự do tôn giáo thì hiện nay ông có còn quan tâm về vấn đề nào khác của Việt Nam hay không"
Lars Rise: Tôi cũng quan tâm về những quyền tự do tụ họp, tự do chính trị, tự do ngôn luận. Người dân phải có quyền lên tiếng phản đối nếu bất đồng ý kiến với chính sách nhà nước. Điều này phải có trong tất cả mọi quốc gia theo nền kinh tế thị trường mà hiện nay Việt Nam đang theo đuổi.
Đằng Phong: Và cuối cùng, gần đây, Liên Hiệp Quốc có phổ biến một danh sách liệt kê những quốc gia nào là những nơi lý tưởng nhất để sống. Trong năm năm qua, Na Uy luôn luôn đứng ở hạng đầu danh sách này.
Là một vị lãnh đạo của Na Uy, xin ông cho biết theo ông, chính phủ Việt Nam hiện nay cần làm gì thêm để đất nước Việt Nam có thể được liệt kê vào danh sách này"
Lars Rise: Tôi tin rằng những người lãnh đạo cần phải lo cho người dân của họ. Một điều rất quan trọng là các chính trị gia, các bộ trưởng, cần phải suy nghĩ về trách nhiệm của họ là gì. Trách nhiệm đó là để phục vụ cho dân. Và vì thế mọi người lãnh đạo cần phải tìm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ phương Nam xa xôi dòng âm thanh thánh thót vang lên, bọn nữ nhạc dừng tay lắng nghe, đám ma nữ ngẩn ngơ thôi nô đùa:
Ông Shinzo Abe có thể sẽ trở thành vị Thủ tướng cầm quyền lâu nhất của Nhật Bản, nhưng ông cũng có thể chứng kiến nền kinh tế đất nước rơi vào một cuộc suy thoái mà chiến lược chấn hưng tăng trưởng Abenomics của ông khó lòng xoay chuyển được tình thế.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Khoảng giữa tháng 11/2019, WHO (World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới) thông báo đã bắt đầu 1 kế hoạch về việc sản xuất insulin đại trà để hạ giá thành của loại thuốc tối quan trọng cho những người bị căn bệnh tiểu đường.
Sự học cần thiết cho cả đời sống tinh thần lẫn đời sống vật chật. Mục đích của giáo dục chẵng những để đào luyện con người trở nên giỏi dang về kỹ năng (skill) mà còn tạo cho tâm hồn con người trở nên cao thượng hơn.
Cho nên khi đến viếng phòng tranh của sáu (6) "Nghệ Sĩ Lão Thành" đang mở triễn lãm tại góc đường Bolsa & Brookhurst ngày 17 tháng 11 năm 2019, thì một ý tưởng ngộ nghĩnh bỗng chợt len vào hồn thơ thẩn của kẻ viết bài nầy.
Trước khi trời sáng hẳn vào hôm Thứ Hai 18/11/2019, cảnh sát dã chiến đã vượt chướng ngại vật do sinh viên dựng lên quanh đại học Polytechnic University và bắt hàng loạt, trong khi các tiếng nổ rải rác khắp khuôn viên trường.
Khoảng giữa tháng 11/2019, tổng thống Philippines chấm dứt nhiều dự án hạ tầng bị coi là không khả thi, gồm cả hệ thống đường sắt và xe buýt do Trung Quốc đầu tư.
Khoảng giữa tháng 11/2019, hãng hàng không Úc - Qantas Airways đã tiếp tục lập kỷ lục mới về chuyến bay thương mại không dừng nghỉ với thời gian bay đến 19 giờ 19 phút từ London đến Sydney.
TEHRAN - Nguyên thủ Iran khẳng định hôm Chủ Nhật 17/11: nhà nước không cho phép biểu tình gây bất ổn, trong lúc đang bị quốc tế trừng phạt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.