Hôm nay,  

Tội Ác: Tên Sát Nhân Ấu Dâm Nebraska

29/08/200500:00:00(Xem: 5452)
(Tiếp theo... và hết)

Khi Joubert sáu tuổi, cha mẹ trải qua một cuộc ly dị rất cay đắng, nhưng rõ ràng họ đã không nói việc này với hắn. Người cha giữ căn nhà và Joubert đi với mẹ và em gái tới sống trong một căn flat nhỏ ở Lawrence, Massachusetts. Hắn sống phần lớn thời gian với người vú em và bắt đầu ấp ủ ý nghĩ giết chết và ăn thịt bà ta. Và mặc dù Joubert thường sống rất gần nhà người cha trong khi sống với người vú em, hắn không được phép gặp ông ta. Lòng tức giận và sự thù ghét trong hắn ngày càng lớn, nhất là đối với người mẹ kiểm soát mọi mặt trong đời sống và đặt ra các nguyên tắc rất nghiêm khắc đối với hắn. Và rồi, đến năm 1974, bà ta đã đưa gia đình đến sống ở Portland, Maine.
Joubert xin đến sống với người cha, nhưng bà mẹ không đồng ý. Do đó hắn vẫn tiếp tục sống trong một căn nhà chẳng vui vẻ chút nào, luôn bị la rầy và ngày càng bị cô lập. Hắn tiếp tục nuôi dưỡng các ý nghĩ bạo động kỳ quặc để tìm sự khuây khỏa. Khi được 13 tuổi, Joubert cỡi xe đạp và đâm cây bút chì vào lưng một cô gái. Khi cô gái này la khóc trong sự đau đớn, hắn cảm thấy hứng thú và kích thích về mặt tình dục. Không bị bắt, do đó kinh nghiệm này làm hắn cảm thấy có sức mạnh và cung cấp chất liệu cho trí tưởng tượng của hắn.
Và rồi hắn muốn thêm nữa. Những mộng tưởng hão huyền không đủ để kích thích hắn thêm nữa. Do đó lần kế tiếp, hắn thủ một con dao gắn lưỡi lam, cỡi xe đạp lòng vòng để tìm kiếm một cô gái. Khi nhìn thấy một mục tiêu thích hợp, hắn phóng xe ngang qua và rạch vào người cô gái. Khi đến tuổi thanh niên, hắn cũng đã đánh đập một bé trai tám tuổi, toan tính siết cổ nạn nhân, nhưng đứa bé này đã vùng vẫy chạy thoát.
Joubert đã dùng dao tấn công một số người và chẳng bao giờ bị bắt. Thật sự thì hắn đã trở thành “Woodford Slasher”, và điều này làm hắn cảm thấy tự tin hơn, có những hành động táo bạo hơn. Cảnh sát thậm chí đã chặn hắn nhưng đã không đặt những câu hỏi thấu đáo. Đối với Joubert, tấn công người khác là hành động rất dễ dàng, và bởi vì nó đem lại sự thỏa mãn và không bị trừng phạt, hắn hoạch định tiếp tục phạm tội. Nhưng hai năm trôi qua trước khi hắn ra tay lần nữa. Trước khi gia nhập binh chủng Không quân, hắn tấn công một lần nữa, và lần này hắn giết chết một bé trai: Ricky Stetson. Joubert rời khỏi khu vực và đi đến Texas, sau đó Nebraska. Hắn đã cố giấu vụ này và đã không tự thú nó, dù đã khai rất nhiều chi tiết về hai vụ giết người khác.

LỜI TỰ THÚ CủA JOUBERT

Cuối cùng thì tên giết người bắt đầu kể chi tiết về câu chuyện của mình, hắn kể vụ bắt cóc và giết chết Danny Joe Eberle như sau: Khi nhìn thấy cậu bé ngồi cuộn các tờ báo ở bãi đậu xe, hắn chờ đợi rồi đi theo sau khi Danny Joe bắt đầu chuyến giao báo buổi sáng sớm hôm đó. Tại căn nhà thứ tư, hắn tiến đến gần, rút ra con dao, giơ tay bịt miệng và đẩy thằng bé vào chiếc xe. Bất cứ ai ở gần đó cũng có thể đã nhìn thấy hành động này. Hai người đã đi ngang qua một bãi đậu xe và đủ lâu để bị nhìn thấy, Joubert rất hồi hộp lo sợ. Thế nhưng Danny Joe đã không kháng cự. Thằng bé đã ngoan ngoãn làm những gì được bảo. Joubert bảo nó nằm úp mặt xuống đất (vì thế có vết hằn của cục sỏi), trong khi hắn lấy cuộn băng keo nhựa và sợi dây từ cóp xe để trói và bịt mồm thằng bé. Và rồi hắn bế sốc nạn nhân đặt vào cóp xe.
Hắn lái tới con đường sỏi, ngừng lại, và đi ra phía sau mở cóp xe. Thằng bé nằm bên trong trông rất sợ hãi, hắn cởi trói và ra lệnh nạn nhân cởi quần áo. Danny Joe đã khóc năn nỉ xin tha mạng, nhưng Joubert phớt lờ. Hắn thậm chí đã lạnh lùng nói với nạn nhân rằng “mầy sẽ chết”. Joubert móc ra con dao và đâm túi bụi vào lưng thằng bé, sau đó đâm một số nhát vào ngực cho tới khi nạn nhân tắt thở. Như thể muốn thỏa mãn thêm, hắn đã cắn Danny Joe vào vai và chân. Trên các vết cắn đó, hắn đã dùng dao rạch nhiều nhát nhằm che đậy. Hắn biết các vết cắn này có thể là một sự tố cáo hành động giết người của hắn.
Chùi sạch tay và vũ khí giết người, hắn ném quần áo của Danny Joe vào một rãnh nước và rồi kéo xác chết vào một đám cỏ. Hắn biết phải đi ra khỏi nơi đó thật mau lẹ, nhưng muốn đặt xác chết này ở một nơi kín đáo. Hắn đã đạt được những gì mong muốn: một nạn nhân không có khả năng tự vệ và hắn có thể cắt xẻo và giết chết tùy ý. Giờ đây hắn cần đến một nơi nào đó để giải thoát sự căng thẳng tình dục. Chỉ riêng nhớ đến sự van nài của nạn nhân cũng đủ để hắn vui thích một thời gian, hắn trở về nhà và thủ dâm.

NẠN NHÂN CUỐI CÙNG CủA JOUBERT

Với vụ giết chết Chris Walden, Joubert đã rời khỏi doanh trại buổi sáng sớm hôm đó. Hắn cảm thấy sự thôi thúc để giết chết một người nào đó. Hắn biết rõ nơi các đứa trẻ đến để đón xe buýt, và nhắm mục tiêu vào một cô gái trẻ, thế nhưng khi đến nơi thì cô gái này đã không có mặt ở đấy trong buổi sáng lạnh giá tháng Mười Hai đó. Do vậy hắn đổi hướng và đi tới một trường tiểu học lân cận. Đó là khi hắn nhìn thấy Chris. Joubert liền đến gần đứa bé trai này để hỏi đường.
Đây là một thủ đoạn rất liều lĩnh, bởi vì lúc đó có nhiều học sinh khác cũng đang đi bộ tới trường học, và nhiều người lái xe gần trường. Nhưng Joubert đã cho Chris nhìn thấy con dao và ra lệnh em bước vào chiếc xe. Quá sợ hãi cậu bé này đã riu ríu vâng lời, mặc dù Joubert không lớn con hơn Chris bao nhiêu. Hắn bảo Chris nằm xuống sàn xe, thậm chí lúc đó những người lái xe ngang qua có thể đã nhìn thấy.
Joubert ra lệnh cậu bé cởi hết quần áo, và dù trời rất lạnh vì gió, Chris đã từ từ cởi hết, ngoại trừ quần lót, và để gọn tất cả vào một chỗ. Sau đó Joubert bảo nạn nhân nằm xuống, nhưng Chris từ chối, và điều này làm ngạc nhiên tên sát nhân bệnh hoạn này. Đến mức đó, những người khác thường làm theo lệnh của hắn. Và lần này hắn không có dây thừng hoặc băng keo nhựa để trói nạn nhân. Khi Chris kháng cự và hai người vật lộn, nhưng Joubert đã áp đảo cậu bé này và dùng dao đâm nhiều nhát. Chris la lớn nhưng Joubert tiếp tục đâm cho tới khi nạn nhân nằm bất động và chảy máy lênh láng. Cuối cùng, hắn cắt cổ Chris để chắc chắn nạn nhân đã chết.


Trong cuốn sách “In The Murder Next Door”, chuyên gia tâm lý David M. Buss từ trường University of Texas, đã phân tích rất kỹ các nhân tố liên quan đến sự phát triển những kẻ giết người. Các nhân tố này gồm: sự bốc đồng, tìm cảm giác kích động, cách ứng xử gây gổ khi còn rất nhỏ, thiếu hẳn sự đồng cảm. Nam giới có những đặc điểm này cao hơn nữ giới. Ông Buss cũng nói đến vai trò quan trọng của sự tưởng tượng (fantasy), và ông quả quyết rằng trong đời sống hầu hết chúng ta đều đã tưởng tượng đến việc giết chết một người nào đó. Theo ông Buss, điều này có nghĩa là bộ óc của chúng ta có các mạch điện riêng để cho rằng việc giết người là một giải pháp cho một vấn đề.
Trong cuộc nghiên cứu về 375 kẻ giết người trong suốt 15 năm qua, ông Buss tìm thấy khoảng 72 phần trăm cho thấy chứng cớ rằng kẻ sát nhân tự cho phép mình thỏa thích với ý tưởng giết người trước khi phạm tội. Và một cuộc nghiên cứu về những kẻ giết người hàng loạt trong năm 1989, bởi hai ông Prentky và Burgess, cho thấy 86 phần trăm những tên sát nhân này có các ý tưởng kỳ quặc, trên cơ bản tái diễn đều đặn, trước mỗi vụ giết người.
Trong nhiều trường hợp, chúng tình cờ nhìn thấy một người nào đó và bắt đầu kéo người đó vào sự tưởng tượng kỳ quặc của chúng, hoặc chịu đựng cách ứng xử của người đó mà chúng không thể tha thứ. Thay vì đối phó bằng một cách ứng xử thích hợp, chúng dùng nó để hun đúc sự tức giận và nhắm mục tiêu người đó bằng hành động hung bạo.
Joubert chắc chắn đã trải qua kinh nghiệm này. Hắn đã ấp ủ ý tưởng giết người khi còn rất nhỏ, và đã bắt đầu thực hiện ý nghĩ kỳ quặc này bằng hành động đâm chém các bé gái. Ông Ressler đã cố tìm hiểu điều gì có thể là nguyên nhân chủ yếu đưa đến các vụ tấn công ban đầu của Joubert. Ông khám phá ra rằng hắn có một người bạn, người mà hắn phát triển một mối quan hệ đồng tính ngấm ngầm. Hai đứa chơi với nhau rất thân, và rồi trong một kỳ nghỉ hè, Joubert vắng nhà một thời gian. Khi trở về, hắn biết được người bạn thân này đã dọn nhà sang thành phố khác.
Hắn không thể tìm ra nơi người bạn đã dọn đến, và bà mẹ không hề quan tâm giúp đỡ. Bà ta thật sự đã nói với thằng con trai rằng “hãy quên nó đi”. Như vậy ở giai đoạn này, Joubert rất đau buồn vì mất đi người bạn thân thiết nhất, cảm thấy bị lạc lõng, và trở nên tức giận đối với người mẹ người đàn bà tượng trưng cho quyền lực và sự giúp đỡ nhưng đã cản trở hắn làm dịu bớt sự đau khổ. Không bao lâu sau, Joubert bắt đầu tấn công các cô gái trẻ. Ông Ressler tin rằng các hành động không tỏ ra một chút sự đồng cảm nào của người mẹ đã là phương tiện đem lại điều này. Bà ta cũng đã không đưa Joubert đến thăm cha sau khi hai người ly dị, điều này chẳng khác gì đổ dầu vào ngọn lửa âm ỉ.
Trong thời gian chờ đợi tiến tình luật pháp được hoàn tất, ông Ressler đã đi cùng với một thám tử FBI để phỏng vấn Joubert, và đây là một phần của cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi BSU. Ông biết rằng Joubert, giờ đây 28 tuổi, đã dành nhiều thời gian để diễn đạt trên giấy tissue, một cách rất sinh động, những ý nghĩ kỳ quặc về cách cư xử hung bạo của hắn đối với các bé trai. Có hình vẽ mô tả một bé trai bị trói tay chân (như trói heo) nằm ở lề đường, và hình vẽ thứ hai là một bé trai quỳ gối trong khi một gã đàn ông dùng dao đâm vào người cậu ta.
Trong cuộc phỏng vấn, Joubert tỏ rất miễn cưỡng khi nói chuyện, nhưng hắn cho biết các chi tiết rất hữu ích về tâm trạng căng thẳng mà hắn đã trải qua trước khi bắt đầu có những ý tưởng hung bạo, và ngay trước khi hắn có hành động giết người. Trong hai trường hợp, hắn đã mất các người bạn thân, điều này làm hắn cảm thấy rất bối rối và chán nản. Nó xác định suy nghĩ của ông Ressler rằng tâm trạng căng thẳng là phương tiện đem lại cách ứng xử hung bạo.
Khi ông Ressler hỏi về các vết cắn, Joubert giải thích ý nghĩ ăn thịt người đã bắt đầu từ thời thơ ấu. Hắn đã cố gắng xóa bỏ các vết cắn này bằng cách rạch nhiều vết dao trên chúng. Hắn thú nhận được kích động bởi các tạp chí trinh thám khi ở tuổi rất trẻ, và từ những tạp chí này hắn đã học phải làm những gì để tránh bị bắt. Như một ân huệ, Joubert hỏi xin các tấm ảnh chụp tại hiện trường phạm tội, nhưng ông Ressler đã không đáp ứng.
Trong năm 1995, Joubert chống lại bản án tử hình ở Nebraska và một tòa án lưu động đã xem xét đơn kháng án này. Một tòa án địa phương đã đồng ý một số luận điểm của Joubert, nhưng tiểu bang Nebraska đã chống lại quyết định này. Joubert đã kháng án phản tố, nhưng lý lẽ của hắn bị xem có rất ít thực chất, bởi vì hắn rõ ràng cho thấy tính ác dâm trong hành động tra tấn cả hai cậu bé. Hắn cũng rõ ràng giết chết họ để tránh bị phát giác.
Joubert cũng đưa ra các lời than phiền khác, gồm luật sư bào chữa thiếu khả năng và sự tin cậy, và bản án tử hình là phân biệt đối xử, nhưng tòa án đã không xem lời than phiền thứ hai là nghiêm túc. Một chánh án đã biểu lộ quan điểm bất đồng, nhưng bản án được giữ nguyên, và ngày 17 tháng Bẩy, 1996, John Joubert đã bị hành quyết.
Alex Kava là người đã sống qua thử thách hãi hùng của thành phố này khi cô vừa tốt nghiệp đại học. Các vụ giết người này đã truyền cảm hứng cho cô viết một cuốn tiểu thuyết có tựa là “A Perfect Evil”. Cô khởi viết cuốn tiểu thuyết này ngay trong năm Joubert bị tử hình. Cô đã xem một cuốn video về cuộc phỏng vấn cuối cùng với Joubert, đọc tất cả các bản tin trên báo chí, và đọc mọi cuốn sách hiện có để chuẩn bị viết chi tiết về một biến cố đã làm tê liệt và biến đổi cả một cộng đồng. Cuối cùng, cách ứng xử hung bạo trong thời gian ngắn ngủi của Joubert đã ảnh hưởng đến rất nhiều người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.