Hôm nay,  

Cái Giá Của Hội Nhập

25/01/200600:00:00(Xem: 5398)
-...sau khi hội nhập và cạnh tranh với thế giới, một số ngành có thể bị suy sụp, nhân công mất việc phải tìm nghề khác hoặc học nghề khác để thoát cảnh thất nghiệp...

Tiếp tục loạt bài tổng kết về kinh tế Việt Nam và dự báo các vấn đề cho năm 2006, Diễn đàn Kinh tế kỳ này thảo luận về viễn ảnh của việc hội nhập vào kinh tế toàn cầu, với những trở ngại phải khắc phục khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài này do Việt Long thực hiện sau đây.

Việt Long: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, hôm nay tiếp tục loạt bài tổng kết kinh tế Việt Nam trong năm qua, thì chúng ta sẽ nói về chuỵên Việt Nam gia nhập WTO. Thì hồi năm ngoái Việt Nam cũng đang cố san bằng những khác biệt với một số quốc gia để sớm thành hội viên của WTO trong thời hạn sớm nhất.

Trên diễn đàn này, trước đây ông từng phát biểu là Việt Nam thực sự chưa được chuẩn bị để hội nhập và nếu có là thành viên của WTO thì sẽ còn gặp nhiều vấn đề hơn nữa. Liệu trong tình hình hịên tại, năm nay Việt Nam có kịp thay đổi hoàn cảnh ấy không"

* Diễn Tiến Gia Nhập Tổ Chức WTO

- Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi xin được tóm lược diễn tiến gia nhập tổ chức WTO để ta cùng nhớ lại chặng đường đã qua; từ đó mình mới có thể nói đến những gì đang chờ đợi trước mắt.

Hai mươi năm sau khi chiến tranh chấm dứt, năm 1995 Việt Nam mới chính thức ngỏ ý muốn gia nhập WTO rồi mất gần ba năm chuẩn bị hồ sơ để bắt đầu làm việc với tổ chức này năm 1998, với những đề nghị còn rụt rè chỉ được đệ nạp từ năm 2002. Khi ta nói lãnh đạo Việt Nam chậm lụt về ý thức và tư duy thì đấy là thí dụ rõ rệt, cũng y hệt như sự chần chừ do dự khi phải ký Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ.

Mãi đến năm 2003, sau khi thấy lợi ích của Hiệp định Mỹ Việt, lãnh đạo Hà Nội mới quyết tâm gia nhập WTO nên đưa ra nhiều đề nghị rộng rãi hơn vào giữa năm 2004 nhưng lại ngây thơ tưởng là sẽ kịp vào WTO từ đầu năm 2005. Qua năm 2005, họ mới ý thức được nhiều vấn đề rất chuyên môn của việc hội nhập ấy nên ra lệnh cho Quốc hội ráo riết làm luật trong khi giới hữu trách tranh thủ thương thuyết với các đối tác quan trọng nhất. Điều đáng buồn là từ năm năm nay, tức là khi lãnh đạo Việt Nam vừa học vừa sửa, WTO lại khe khắt hơn với các hội viên mới, chủ yếu là do kinh nghiệm không vui với Trung Quốc. Đâm ra Việt Nam phải vượt qua một bức rào cản còn cao hơn.

Ông vừa trình bày những chuỵên đã qua, còn bây giờ thì sau vòng đàm phán thứ 10 vừa qua với Hoa Kỳ, Việt Nam có hy vọng khai thông được bế tắc để gia nhập WTO trong năm nay chăng"

Tôi thiển nghĩ là phải qua năm 2007, và từ nay đến đó, Việt Nam phải tự chuẩn bị cho những đổi thay sau khi bước vào sân chơi của WTO. Vì vậy, vấn đề chưa phải là có kịp gia nhập không mà là có kịp chuẩn bị bên trong không. Trong dịp tổng kết cuối năm và dự báo cho năm mới, tôi nghĩ là mình nên chú ý đến việc chuẩn bị đó.

* Việt Nam Cần Chuẩn Bị

Đúc kết kinh nghiệm của 10 năm xoay trở để gia nhập WTO, ta có thấy một số nghịch lý đáng chú ý. Thứ nhất, lãnh đạo Việt Nam chú ý đến khía cạnh hải quan - mà tôi cho là nên sửa lại là quan thuế - để chủ yếu bảo vệ doanh nghiệp nhà nước và cả ngoại quốc, nhưng lại không quan tâm đến tư doanh nội địa. Tư doanh chưa được yểm trợ để kịp cạnh tranh với thế giới. Điều ấy, chúng ta đã nhiều lần nhắc tới trên diễn đàn này.

- Nhưng liệu việc yểm trợ tư doanh có đồng nghĩa với trợ cấp hay bảo vệ không, và điều ấy có đi ngược với chủ trương của WTO hay không"

- Thưa không và đây là nghịch lý thứ hai. Quen với cái nếp chủ quan duy ý chí, lãnh đạo Việt Nam đã giải quyết vấn đề từ trên xuống, từ những nỗ lực cải sửa về chính sách thuế khóa hoặc ưu đãi xuất khẩu dành cho những khu vực họ cần bảo vệ mà lại không có nỗ lực thông tin và hướng dẫn tương xứng với cả xã hội, với các doanh nghiệp trong nước, chủ yếu của tư nhân.

Vì vậy, mọi người đều mơ hồ nói đến những lợi ích của việc gia nhập vào WTO mà không thấy ra những thách đố và những đổi thay sau khi hội nhập. Sự xáo trộn sau đấy sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch xóa đói giảm nghèo mà người ta chưa kịp thấy ra để đối phó.

- Ngoài hai lãnh vực ấy, tức là giải tỏa chế độ bảo hộ và đẩy mạnh thông tin và hướng dẫn trong quần chúng, Việt Nam còn cần chuẩn bị những gì nữa"

- Việt Nam ráo riết làm luật mà quên là hạ tầng cơ sở yểm trợ việc buôn bán lại quá thô thiển. Người ta chỉ nghĩ đến việc yểm trợ qua chính sách ưu đãi về quan thuế hay trợ cấp xuất khẩu mà quên là các thương cảng hay phương tiện vận chuyển hàng hóa của Việt Nam ra ngoài vẫn còn lạc hậu, với khả năng trọng tải rất thấp. Đâm ra việc bán ra ngoài chưa thay đổi nhiều vì tắc nghẽn ấy thì bên trong lại bị chấn động bởi sức cạnh tranh của thế giới khi các nước khác cũng tự do gia nhập thị trường Việt Nam.

Nói vắn tắt lại thì song song với nỗ lực đàm phán, cải sửa chính sách và luật lệ để giảm bớt chế độ bảo hộ mậu dịch, Việt Nam còn phải mở rộng thông tin, yểm trợ tư doanh và cải thiện hệ thống vận chuyển bốc rỡ hàng hóa, vốn cũng là lãnh vực mà tư doanh có thể tham gia và kiếm lời. Một thí dụ là hải cảng Sàigon thuộc loại tiên tiến nhất của Việt Nam và góp phần vận chuyển đến 70% khối lượng hàng hóa toàn quốc, hơn hẳn Hải Phòng và Đà Nẵng, nhưng vẫn còn lạc hậu so với các hải cảng trong vùng, chưa nói đến của thế giới.

* Vấn Đề Cải Tổ Hạ Tầng

- Có thể bao gồm việc này vào vấn đề cải tổ hạ từng cơ sở kinh tế không"

- Đúng. Đó là vấn đề cải tổ hạ tầng cơ sở, và trong lãnh vực đó thì tư doanh cũng có thể tham gia cải thiện hệ thống ấy. Và bây giờ chúng ta mới nói đến cái mặt trái của vấn đề, đến những khó khăn Việt Nam có thể gặp sau khi gia nhập WTO, vì có nhìn ra vấn đề người ta mới có chuẩn bị.

- Trên diễn đàn này ông có phát biểu là chưa kịp gia nhập WTO có khi lại là điều may vì sự thiếu chuẩn bị đó. Vậy thì đâu là những vấn đề ông cho là cấp bách nhất của Việt Nam"

- Việt Nam là nước “cực nghèo” hoặc là nước “đang phát triển,” tùy theo cách gọi. Khi biểu dương thành tích đổi mới thì Hà Nội nói Việt Nam là một nước đang phát triển với kết quả chói lọi về tăng trưởng kinh tế. Khi thương thuyết để gia nhập WTO lại kèo nèo rằng Việt Nam quá nghèo nên cần thời gian chuyển đổi lâu hơn. Vấn đề ở đây là làm sao chuẩn bị sự chuyển hóa đối với cả xã hội. Tôi xin đơn cử ba thí dụ then chốt. Thứ nhất là cái giá phải trả về môi sinh.

Xin ngắt lời ông để hỏi, là chuyện môi sinh có nằm trong hồ sơ WTO không thưa ông"

Không phải là bên trong mà bên lề của hồ sơ WTO, của chuyện hội nhập. Theo cái hướng hiện nay, Việt Nam đang ra sức là một trung tâm gia công cho thế giới, tức là nhận làm công, đứng đầu là các doanh nghiệp nhà nước, lẫn doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đến nay, người ta chỉ làm kế toán ở đầu vào và đầu ra, ở số xuất lượng so với nhập lượng, mà không kết toán được loại phí tổn tai hại là hủy hoại môi sinh và lạm thác tài nguyên quốc gia. Nhờ tiêu chuẩn bảo vệ môi sinh quá thấp, sau khi là hội viên WTO, Việt Nam sẽ là nơi làm ăn có lời cho thiên hạ mà di hại cho các thế hệ tương lai. Ai sẽ trả những phí tổn ấy" Đã thế, sau khi vào WTO, Việt Nam phải minh bạch hóa sổ sách và chế độ quản trị, lúc ấy, loại phí tổn phi kế toán này cũng sẽ được công khai hóa. Thí dụ như ô nhiễm về bụi than, hủy thải phế vật ra biển, vào cả Vịnh Hạ Long chẳng hạn. Ai sẽ chịu trách nhiệm về loại tai họa ấy" Tổng công ty hay bộ chủ quản hay nhà nước"

Những gì đang xảy ra cho môi sinh tại Trung Quốc có cho thấy là Việt Nam cần sớm chuẩn bị ứng phó với việc này và đây không chỉ là cải cách thuế biểu hay chính sách trợ giá xuất nhập khẩu. Chưa kể là việc hội nhập khiến doanh nghiệp và cả xã hội phải thay đổi, khiến cho người được người mất…

Cái giá mà xã hội sẽ phải trả

- Đây cũng là một cái giá mà xã hội sẽ phải trả, thì ông cho rằng nhà nước Việt Nam phải làm gì và có thể làm gì trong hoàn cảnh đó"

- Thực ra không ai có thể biết trước là xã hội hay kinh tế sẽ thay đổi thế nào, ngành nào được, người nào thua, nhưng vì vậy mà nhà nước càng phải cảnh giác và có thể tiếp nhận thông tin, dự báo và linh động ứng phó. Chúng ta nhớ lại kinh nghiệm cà phê trong dăm năm qua thì rõ.

Một cách khái quát thì sau khi hội nhập và cạnh tranh với thế giới, một số ngành có thể bị suy sụp, nhân công mất việc phải tìm nghề khác hoặc học nghề khác để thoát cảnh thất nghiệp. Cũng vậy, sau khi hội nhập, một số sản phẩm hoặc địa phương sẽ suy sụp vì ảnh hưởng của thị trường thế giới. Trong hoàn cảnh ấy, nhà nước có thể làm những gì"

- Ông nêu lên loại vấn đề mà chưa ai có thể biết rõ, như vậy làm sao phòng ngừa"

- Càng không biết trước nên càng phải lập ra cơ chế ứng phó. Một giải pháp duy ý chí mà bất khả chính là lập ra chính sách bảo vệ ngành này hoặc nâng đỡ ngành kia. Dù lãnh đạo Hà Nội rất thích, chuyện đó lại là bất khả vì vi phạm quy định của WTO.

Một giải pháp thứ hai là đoán trước những trở ngại để lập ra chính sách quan thuế có tinh thần ưu đãi hay bảo vệ. Việt Nam đoán vậy mà không biết thực tế sẽ ra sao nên mở quá rộng phạm vi bảo vệ, thí dụ là nông sản, tiêu biểu là đường và bông vải. Thực ra, giải pháp này đã gây trở ngại cho việc gia nhập WTO và sẽ còn gây tổn thất cho kinh tế vì có bảo hộ mậu dịch là có lãng phí.

* Những Khó Khăn Và Phức Tạp

- Trước những khó khăn và phức tạp như vậy, Việt Nam có thể làm những gì để giảm bớt những phí tổn xã hội của việc hội nhập"

- Ta có thể nghĩ đến người hay vùng có thể bị thiệt sau khi Việt Nam mở ra thế giới bên ngoài. Những người bị thiệt hại có thể là nhân công bị mất việc. Cho đến nay, Việt Nam lập chế độ trợ cấp cho thành phần ấy, nhưng chỉ có trong khu vực quốc doanh được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh. Trong kỳ trước, khi nói đến phát triển tư doanh, ta đã đề cập đến vấn đề này, rất đáng quan tâm trong năm nay.

- Về các vùng hay các địa phương có thể bị thiệt hại ta có giải pháp nâng cao hiệu năng quản trị ngân sách để kịp giúp các địa phương nghèo và bị ảnh hưởng bất lợi của cạnh tranh hay biến động từ thế giới bên ngoài. Nhưng trợ giúp làm sao mà không gây tính ỷ lại và tham nhũng"

- Theo hướng ấy, có thể lập ra loại Quỹ Quân Bình Xã Hội để cấp thời cứu trợ mà khỏi chờ tài khóa sau. Muốn cải tiến quản lý ngân sách thì phải hoàn thiện cải cách hành chính, là điều có lẽ chúng ta sẽ tìm hiểu trong tuần tới; vì chính cải cách hành chính có thể góp phần giải trừ được nạn tham ô hay hối mại quyền thế tại địa phương. Thành thử ra tưởng như chẳng liên hệ gì đến hồ sơ WTO mấy vấn đề ấy thực sự đang chờ đợi Việt Nam, chỉ vì người ta chưa quan tâm đúng mức đến cái giá phải trả cho sự hội nhập.

Vâng xin cám ơn kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.