Hôm nay,  

Thời Sự Úc Châu: Dân Úc Cần Căn Cước

25/07/200500:00:00(Xem: 5752)
Tuần qua, ông Peter Beattie, thủ hiến Queensland, đã khơi lại cuộc tranh luận về nhu cầu cấp thẻ căn cước (ID Card) cho dân Úc, như một phương tiện để ngăn ngừa khủng bố. Đến cuối tuần, trong cuộc phỏng vấn với ký giả Barrie Cassidy trên chương trình “Insiders” của đài truyền hình quốc gia ABC ngày Chúa Nhật 17/7, ông nhấn mạnh rằng Úc cần phải có hệ thống thẻ căn cước (ID system) trên toàn quốc để có thể chống lại bọn khủng bố quốc tế một cách hữu hiệu hơn. Ông cũng nói thêm là thẻ căn cước sẽ ngăn ngừa những trường hợp đáng tiếc như trường hợp của hai bà Cornelia Rau và Vivian Alvarez, cũng như có thể ngăn ngừa tệ nạn “đánh cắp chân tướng” (identity theft) đang bắt đầu phát triển mạnh.
Thủ tướng John Howard, mặc dầu đã từng mạnh mẽ lên tiếng chống đối việc thành lập thẻ căn cước khi nó được chính phủ Hawke đề xướng năm 1985, lại úp úp mở mở khi được ký giả hỏi về vấn đề nóng bỏng này lúc ông vừa đến Hoa Thịnh Đốn trong chuyến công du tuần qua. Ông không tỏ vẻ tán thành nhưng cũng không ra chiều chống đối lời kêu gọi này. Ông chỉ nói: “Thế giới đã thay đổi rất nhiều, và có thể đây là một trong những thứ cần được bổ sung thêm cho kho vũ khí (chống khủng bố) của chúng ta. Nếu nhìn vấn đề thuần túy trên căn bản tự do cá nhân (civil liberties) thì người ta sẽ không thấy cần thay đổi để có thẻ căn cước. Nhưng nếu nhìn nó như vấn đề bảo vệ chống khủng bố thì ta sẽ cho phép thay đổi rất nhiều thứ”.
Khi được ký giả của chương trình PM trên đài truyền thanh ABC phỏng vấn vào ngày 14/7 thì ông Howard lại một lần nữa nói: “Tất cả những điều này sẽ được cứu xét. Tôi không nói chắc chắn không bao giờ (never never) hoặc hoàn toàn không bao giờ (never ever) về những vấn đề như thế, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên nhảy ngay đến một kết luận rằng đó (thẻ căn cước) chính là giải pháp”.
Tưởng cũng nên nhắc lại, năm 1985 chính phủ Lao động của Bob Hawke đã đưa ra dự luật nhằm thành lập một hệ thống cấp thẻ căn cước gọi là Australia Card cho dân chúng với nhiều mục đích kể cả: tăng cường an ninh, chống gian lận trợ cấp xã hội, loại trừ những âm mưu trốn thuế, tạo điều kiện dễ dàng để chống nạn di dân lậu và để “gia tăng” mức hữu hiệu của các dịch vụ chính phủ.
Liên minh đối lập, dưới sự lãnh đạo của John Howard, lúc ấy cực lực chống lại dự luật này, cho rằng thẻ căn cước xâm lấn quá mức vào đời tư của người dân và sẽ làm thay đổi hẳn cán cân tương quan giữa chính quyền và dân chúng cũng như mở đường cho chính quyền giám sát rình rập dân chúng một cách quy mô hơn. Chính ông Howard đã từng cho rằng thẻ căn cước là một chuyện “đi ngược dân tộc tính Úc” (un-Australian).
Liên minh đối lập của ông Howard, với sự trợ giúp của các đảng nhỏ, đã dùng cán cân quyền lực tại Thượng Viện để ép chính phủ Hawke thành lập một ủy Ban Quốc hội (joint parliamentary committee) nhằm nghiên cứu vấn đề này. ủy ban đưa đến kết luận chống dự luật ấy. Tất cả mọi biện luận để yểm trợ cho việc thiết lập hệ thống cấp thẻ căn cước, kể cả biện luận về an ninh quốc gia đều bị chứng minh là sai lầm. Thượng viện liên tục dùng quyền phủ quyết để đánh bại đạo luật hai lần. Chiếu theo hiến pháp, chính phủ Hawke dùng việc dự luật bị bác bỏ hai lần để làm cớ giải tán quốc hội, tổ chức tổng tuyển cử năm 1987. Chính phủ Lao động đại thắng, liền quyết tâm thông qua dự luật, nhưng sau đó, vì khám phá được một lỗi lầm kỹ thuật rất nghiêm trọng không thể sửa chữa của dự luật nên nó bị xếp vào một xó. Từ đó không ai đá động đến dự định thành lập thẻ căn cước cho dân Úc nữa.
Ngày 29/6 vừa qua, trong hội nghị thượng đỉnh về những loại thẻ điện tử ở Úc (Australian Smart Cards summit), tổng trưởng Tư Pháp Philip Ruddock vẫn còn khẳng định một cách mạnh mẽ rằng chính phủ Howard hoàn toàn không có một ý định nào trong việc áp dụng thẻ căn cước (national identity card) cho dân Úc. Ông nói: “Tôi có thể bảo đảm với quý vị rằng chuyện ấy không đúng. Chúng tôi không yểm trợ phương pháp mà tất cả mọi dữ kiện cá nhân đều được tập trung vào một kho hồ sơ (centralised on one database), và một thứ giấy chứng minh căn cước duy nhất (single form of identification) được cấp (cho dân chúng)”. Ông Ruddock còn nhấn mạnh thêm rằng áp dụng một thẻ căn cước duy nhất sẽ làm “gia tăng nguy cơ gian lận”, bởi vì bọn gian chỉ cần giả mạo một thẻ là làm đủ chuyện sai trái.

Thực ra thì việc áp dụng thẻ căn cước cho dân chúng có ngăn cản được bọn khủng bố ra tay đặt bom gài mìn giết hại dân lành hay không" Chắc chắn là không. Ba trong số bốn tên khủng bố quyết tử ở Luân đôn là công dân Anh, và nếu Anh Quốc có thẻ căn cước thì cũng không ngăn cản hành động của chúng được. Nếu Hoa Kỳ áp dụng thẻ căn cước thì có ngăn cản được tên Timothy MacVeigh năm 1995 đặt bom ở Oklahoma giết hại 168 người hay không" Tây Ban Nha áp dụng thẻ căn cước cho dân chúng nhưng vẫn không ngăn ngừa quân khủng bố xứ Basque đòi tự trị đặt bom trên xe lửa năm ngoái.
Vì thế, nếu cho rằng cần có thẻ căn cước để giảm thiểu hiểm họa khủng bố tấn công Úc là một sự ngụy biện. Thượng nghị sĩ Barnaby Joyce của đảng Quốc Gia hôm 18/7 vừa qua đã khẳng định một cách đúng đắn về lối ngụy biện này. Ông nói: “Cấp cho người nào đó một cái thẻ căn cước sẽ không ngăn được họ bước lên xe buýt rồi cho nổ bom. Chúng ta bây giờ biết được rằng những người này không có hồ sơ (tội phạm), cho nên, nếu cấp cho họ một cái thẻ nhựa sẽ không thay đổi mảy may gì về các động lực bệnh hoạn của họ”.
Còn thẻ căn cước có thể ngăn ngừa được những trường hợp đáng tiếc như trường hợp bà Rau hoặc bà Alvarez chăng" Chuyện đó khó biết được. Nhưng chắc chắn một điều là cả hai trường hợp này đều đã không xảy ra nếu các nhân viên hữu trách thi hành nhiệm vụ của họ một cách chu đáo, không thư lại, hống hách. Nếu nhân viên hữu trách vẫn tắc trách, vẫn đầy thành kiến, thì dù có hệ thống xác định chân tướng, lý lịch kỹ càng tinh vi đến mấy, những người bị bệnh tâm thần, hoặc có vấn đề về ngôn ngữ như hai bà Rau và Alvarez vẫn bị những vấn nạn tương tự. Vì thế, như TNS Joyce đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải vô cùng thận trọng về việc từ bỏ những tự do mà chúng ta, những công dân Úc, đang có”.
Câu nói này của ông có lẽ phản ảnh một cách trung thực nhất nỗi lo âu hàng đầu của dân chúng, và đặc biệt là những người luôn luôn tranh đấu bảo vệ dân quyền ở Úc. Đấy là nỗi lo sợ, không phải không chính đáng, rằng dần dần dân quyền, đặc biệt là quyền riêng tư (privacies) của người dân sẽ bị đục ruỗng bào mòn, đưa cho chính quyền quá nhiều quyền lực, quá nhiều ảnh hưởng trong đời sống cá nhân của người dân.
Trong vòng hai mươi năm qua kỹ thuật điện tử đã phát triển nhanh chóng tạo điều kiện cho chính quyền cũng như các đại công ty có cơ hội thu thập rất nhiều chi tiết tài liệu về từng cá nhân trong chúng ta. Chi tiết tài chánh của từng người đã được lưu giữ trong máy điện toán của ngân hàng. Chi tiết y tế được lưu giữ qua thẻ Medicare. Chi tiết lợi tức được sở thuế lưu giữ qua hệ thống Số Thuế Cá Nhân (Tax File Number). Chi tiết về những vi phạm luật lưu thông được Sở Giao Thông tiểu bang lưu trữ.v.v.. Sở thích về sách vở được thư viện địa phương lưu trữ. Chưa kể đến những hồ sơ chi tiết khác mà các công ty tư nhân khác có thể giữ trong hồ sơ cá nhân của họ, chẳng hạn như sở thích về phim ảnh, phương cách mua sắm đồ dùng.v.v..
Tất cả những chi tiết này vẫn nằm riêng rẽ ở các kho hồ sơ khác nhau và do đó, khó ai có thể có được đầy đủ dữ kiện về từng cá nhân trong xã hội. Với hệ thống thẻ căn cước thì tất cả mọi chi tiết này sẽ có nguy cơ bị gộp lại trong một kho hồ sơ duy nhất, và từ đó, tạo nhiều cơ hội hơn cho chính phủ kiểm soát, theo dõi dân chúng chặt chẽ hơn nữa.
Thêm vào đó, chúng ta, những người đã từng phải sống dưới chế độ độc tài công an trị khi mà mọi cử động đều nhất nhất bị dò xét, theo dõi, khi mà công an luôn luôn có quyền đòi dân chúng trưng giấy “Chứng Minh Nhân Dân” bất cứ lúc nào, và vô phúc cho những ai không có giấy chứng minh nhân dân hợp lệ hoặc giấy phép di chuyển hợp lệ, lại càng phải dè dặt hơn nữa trong vấn đề này. Vì vậy, chúng ta cần mạnh dạn lên tiếng chống lại bất kỳ một toan tính nào trong việc ép dân chúng phải có thẻ căn cước.
Chúng ta phải góp sức ủng hộ và cổ võ cho những người như dân biểu Steven Ciobo của đơn vị liên bang Moncrieff ở Queensland. Tuy là dân biểu thuộc đảng Tự do, nhưng ông đã mạnh dạn bày tỏ sự chống đối mạnh mẽ về thẻ căn cước như sau: “Việc thành lập một kho hồ sơ duy nhất chứa đựng tất cả những chi tiết cá nhân, riêng biệt của từng người dân Úc sẽ tạo ra nhiều cám dỗ trong tương lai cho các chính phủ cũng như bọn thư lại để đưa đến sự lạm dụng một cách trầm trọng (kho hồ sơ nầy)... Đấy chỉ là một bước ngắn trước khi các chính phủ sau này có thể buộc dân Úc lúc nào cũng phải mang thẻ căn cước trong mình. Chúng ta đã thấy những thí dụ tương tự ở các quốc gia Trung Âu trong thập niên 80 và đấy là một con đường mà tôi không tin rằng dân chúng Úc muốn bước vào. Và chắc chắn là cá nhân tôi không hề muốn bước vào con đường ấy”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.