Hôm nay,  

Vài Điều Tôi Biết Về Một Thiền Sư

27/06/200500:00:00(Xem: 5962)
T/s Nhất Hạnh 80 tuổi, hơn tôi 15 năm. Tôi chưa một lần được tiếp chuyện cùng ông, chỉ nghe tiếng và một lần nghe pháp không trọn vẹn. Bởi lẽ tuy tôi là Phật tử nhưng còn nặng nợ chiến-sĩ trong khi quốc-gia lâm nguy.
Thuở thanh-niên, tôi cũng như bao người miền Nam VNCH, đã say mê đọc tập sách mỏng của Thượng-tọa Nhất Hạnh phát hành trong mùa lễ Vu-Lan báo hiếu, có nhan đề: “Bông Hồng Cài Áo”. Sau khi mãn tù chính-trị được về tạm trú Sàigòn 1981, ban đêm lén bắt đài nước ngoài, tôi còn nghe tin nhà sư Nhất Hạnh đang tham gia cứu vớt thuyền nhân bị nạn trên biển Đông. Đến Mỹ tị nạn, tôi lại được biết thêm, Nhất Hạnh nay đã là một Thiền-sư, lập nên Làng Mai ở Pháp có rất nhiều Phật tử người Việt và người các nước Âu Mỹ tìm đến thọ giáo để nghe pháp, nhất là nói về “Hiện Pháp Lạc Trú” có ngay hạnh phúc khi tu.

Từ hơn 2.600 năm trước, tại vườn Lộc-Uyển, đức Phật đã giác ngộ cho mấy anh em ông Kiều Trần Như tu tập, chọn trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, và đã đắc đạo theo hạnh từ bi của Phật. “Oan ức không cần biện bạch” là một trong 14 hạnh nhẫn nhục của con nhà Phật, như tích chuyện “Quan Âm Thị Kính”.
Nhận thấy nhiều danh nhân và sách báo nước ngoài ca ngợi Thiền-sư Nhất Hạnh về những thành quả vĩ đại mà ông đã cống hiến cho nhân loại, mà nhiều người Việt cũng như tôi, chưa hề biết qua. Tôi xin tạm trích tài liệu từ hai bài viết trên tuần báo Làng Sacramento, của Tiến-sĩ Trần Duy Phô & T/s Trần Kim Đoàn; Cùng với tập sách “Thiền sư Nhất Hạnh, dưới cái nhì của người Tây Phương”, của Tôn Thất An Cựu.
Ông đến Pháp tị nạn vào đầu năm 1970, cùng với người phụ tá là Sư cô Chân Không, luôn giúp ông trong việc hoằng Pháp. Trong hơn 30 năm, TSNH đã biến ngôi làng Loubes Bernac, cách Bordeaux 85 cây số, thành ra một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhứt hoàn cầu. Phòng hội lớn ở làng Mai có 800 người cùng lúc tu học về thiền. Ông đã đi giảng dạy khắp 35 nước trên thế giới, đã hiến trọn cuộc đời cho đạo Phật và tình người. Ông đã từng dạy học ở Đại học Columbia bên Mỹ và Đại học Sorbone ở Pháp. Theo nữ ký giả Theresa Watanabe của báo L.A. TIMES, thì khóa tu học dành cho người Mỹ đã có hơn một ngàn người tham dự. Ngày 25/9/2001 có gần 3.000 người tại nhà thờ Riverside Church, Nữu Ước nghe thầy giảng và 1.500 người phải đứng ngoài chờ vì hết chỗ. Vào chiều thứ Bảy 12/5/2001, có gần 3 ngàn người Mỹ và 300 người Việt đã tụ họp tại Tòa Thị Chính San Diego để nghe TSNT thuyết giảng về Hòa Bình. Mùa Xuân 2001, do lời yêu cầu của giới hữu trách, Thiền sư Nhất Hạnh đã đến thuyết giảng cho các phạm nhân ở nhà tù Maryland Correction Institution, rồi soạn viết tặng 500 cuốn “Be Free Where You Are” để các tù nhân tu học và thực tập chuyển hóa. Hiện nay có khoảng 70 nhà tù trên 21 tiểu bang của Hoa Kỳ đang dùng tác phẩm nầy, để giúp các tù nhân tu học và chuyển hóa.
Vào đầu tháng 3/2002, TSNH đã thuyết giảng tại thành phố Cambridge với hơn 3.000 người tham dự. Buổi thuyết giảng tiếp theo tại Đại học Harvard dành riêng cho giới Y khoa đã có hơn 1.000 người không có chỗ ngồi, phải đứng bên ngoài nghe qua máy phóng thanh. Bà Diana, Viện trưởng Đại học Wellesley (nơi xuất thân của bà Tống Mỹ Linh, Jacqueline Kennedy, Hillery R. Clinton …) đã trao tặng Thiền sư Nhất Hạnh giải thưởng “The Education As Transformation Award”. Trong diễn văn trao tặng giải thưởng, Tiến sĩ Victor Jr., Khoa trưởng Phân Khoa Tôn Giáo và Tâm Linh Viện Đại học Wellesley đã phát biểu:
“Là Thiền sư, nhà văn, học giả, nhà vận động hòa bình và là người sáng lập dòng tu Tiếp Hiện ở làng Mai, Thanh Sơn Đạo Tràng và Tu Viện Lộc Uyển, Thiền sư Nhất Hạnh trong suốt cuộc đời mình, đã thực sự sống và giảng dạy những pháp môn tâm linh, làm sống dậy giá trị hòa bình và tôn trọng mọi sắc dân qua quá trình học hỏi và thực tập. Tuy có gốc rễ sâu sắc nơi truyền thống đạo Phật, Thiền sư đã chuyển hóa được đời sống của biết bao nhiêu người thuộc về các truyền thống tôn giáo và tâm linh khác nhau, cũng như của mọi nền văn hóa đa dạng trên thế giới”.

Ở Mỹ, ông có hơn một trăm nghìn đệ tử. Năm 1995, thầy du hành Trung quốc và mở khóa tu 3 ngày cho 600 tu sĩ người Hoa.
Ngày thứ Bảy 9/6/2001, trả lời cuộc phỏng vấn của Đài BBC Luân Đôn, do Nguyễn Giang thực hiện. Trong đó có một câu hỏi về công nghệ sinh học. Ông trả lời: Mình có trí tuệ, phải lấy trí tuệ để soi sáng chuyện đó. Cái gì cũng cần có thời gian… Nếu trong khi mình chưa biết rõ mà mình phủ nhận, là mình không có trí tuệ.
* T/s Nhất Hạnh đã viết hơn 100 tác phẩm bằng tiếng Việt và hơn 30 tác phẩm bằng tiếng Anh (trong đó có hơn 10 tác phẩm được New York Times xếp vào hàng best seller).
· Mục-sư Martin Luther King Jr., nhà lãnh đạo phong trào Người Mỹ Da Đen thập niên 1960, đã đề cữ T/s Nhất Hạnh là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình 1966.
· Đức Đạt-Lai Lạt-Ma tán dương rằng: Thầy Nhất Hạnh chỉ cho chúng ta thấy rõ mối liên hệ mật thiết giữa sự an lạc tự thân và hòa bình trên hành tinh nầy.
· TSNH vận động lời kêu gọi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chỉ định Thập niên 2001 – 2010 là thập niên của Thế-Giới Tu Tập Hòa-Bình và Bất Bạo Động để yểm trợ cho Trẻ Em trên toàn cầu. Thầy đã cộng tác với các nhà được giải Nobel Hòa Bình để thảo ra bản Tuyên Cáo 2000 được tổ chức Văn Hóa và Giáo Dục UNESCO của Liên Hiệp Quốc phát hành trên thế giới.
· Ngày 30/12/2000, TSNH đến dự hội nghị Thượng Đỉnh bàn về bệnh AIDS, do Đặc ủy của Tổng thống Mỹ là Bill Clinton thừa lệnh đạt giấy mời.
· Tác phẩm “An Lạc Từng Bước Chân” (tiếng Anh) đã bán hơn một triệu tập. Cuốn “Đường Xưa Mây Trắng”, bản dịch tiếng Anh, được xếp hàng thứ 16 trong tổng số 40 sách đứng đầu bảng trong năm 2004. Cuốn Anger “Lửa Giận” bán hết sạch 37.000 cuốn trong 8 ngày, và sách cứ tiếp tục được bán với tốc độ 50.000 cuốn mỗi tuần. Khi dịch sang tiếng Đại-Hàn, sách nầy đã bán một triệu cuốn trong 6 tháng đầu năm 2003. Cuốn sách PEACE IN VERY STEP (“Hòa Bình Trong Mỗi Bước Đi” đuợc dịch sang tiếng Pháp vào năm 1992) đã bán được một triệu cuốn ở Mỹ.
· Khóa tu cho các Nghị-sĩ, Dân-biểu Quốc Hội Hoa-Kỳ và gia đình của họ vào 3 ngày, từ 12 đến 14/11/2003 tại Bolga Center, thủ-đô Hoa-Kỳ. Thầy hướng dẫn thiền hành cho các vị dân cữ Liên Bang. Trước tiên, người thực tập trở về với bản thân, với hơi thở và bước chân để làm lắng dịu thân tâm, để nhìn rõ tình trạng của mình, và để trở nên tươi mát hơn, nhẹ nhàng hơn, nhiều yêu thương hơn. Bước thứ hai là giúp người hôn phối và gia đình thực tập những điều ở bước thứ nhất như mình. Bước thứ ba là đem sự thực tập vào chỗ làm để nhân viên của mình cùng thừa hưởng được sự thực tập, để cho mình và cả người cộng sự trở nên một cộng-đồng có thông cảm, có hiểu biết, có lắng nghe. Bước thứ tư là lắng nghe dân chúng, gây niềm tin nơi họ, để họ có thể yểm trợ chương trình và hành động của mình tại Quốc Hội. Bước thứ năm là thiết lập quan hệ tốt với những thành phần khác của Quốc Hội, để biến Quốc Hội thành một cộng-đồng biết lắng nghe, biết trao đổi kinh nghiệm, ý kiến bằng lời ái ngữ, để cho mọi người có thể nhìn nhau như những bạn đồng liêu chứ không phải là những người thù địch, dù họ thuộc về đảng đối lập.

Các buổi giảng của TSNH tại Hoa Kỳ, thường có từ một đến ba ngàn người, từ hàng chục quốc gia trên thế giới. Hàng chục vị Linh-mục, Mục-sư và các nữ tu Thiên Chúa Giáo cũng đến dự các khóa Thiền Tập do Thầy hướng dẫn. Hàng trăm ngàn nhà trí thức đang thực hành pháp môn an vui trong hiện tại (Hiện pháp lạc trú) do Thầy hướng dẫn.
Phương pháp của thầy nhằm chuyển hóa thân tâm từ khổ đau đến an lạc thật giản dị, dễ hiểu, hữu hiệu và không đòi hỏi sự thay đổi đức tin tôn giáo.
Thầy Nhất Hạnh là một đóa hoa xinh đẹp giữa cuộc đời. Nếu người Việt chúng ta không biết thưởng thức thì người Âu Mỹ sẽ hưởng hết, chỉ thiệt thòi cho chúng ta, thế thôi.
Xin quý vị Phật tử đã có nhân duyên theo thiền-sư Nhất Hạnh thọ giáo, mong thông cảm cho lời văn trình bày của tôi còn thế tục, không quen xữ dụng những từ trong giới Phật tử thuần thành, nếu có gì sai sót, xin miễn chấp.
Xin chân thành cảm ơn quý báo đã cho phép đăng bài nầy của tôi.-
Sacramento, California, 25 tháng 6 - 2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.