Hôm nay,  

Thơ Tân Hình Thức Đọc

11/05/200500:00:00(Xem: 5762)
Theo nhà văn Mỹ Pearl Buck, giải thưởng văn chương Nobel 1938, những tiểu thuyết lớn nhất của Trung hoa như “Thủy Hử”, “Tam Quốc Chí”, “Hồng Lâu Mộng” là công trình của công chúng, được ghi và kể lại từ những người kể truyện chuyên nghiệp. Công chúng phần đông, không thể viết và đọc, nên vào những ngày nghỉ hay buổi chiều sau công việc, họ thường tụ tập để nghe một người nào đó có khả năng kể truyện. Người nghe bỏ tiền vào một cái mũ hay cái bát để người kể truyện mua trà nhấp giọng. Khi tiền kiếm được càng lúc càng tăng, người kể truyện từ bỏ công việc thường ngày, chuyên việc kể truyện. Họ đi từ làng này qua làng nọ, tìm kiếm và sao chép những câu truyện của thời đại, thêm thắt tình tiết, và bằng những câu chữ đơn giản dễ hiểu, kể lại sao cho sống động, lôi cuốn người nghe. Như vậy những tác giả như Thị Nại Am, La Quán Trung hay Tào Tuyết Cần cũng chỉ là những người kể truyện hay nhất trong những người kể truyện mà thôi. Và bản thân cuốn truyện là do công chúng của nhiều thế hệ và nhiều thời đại làm thành.

Tương tự, hai tác phẩm “Iliad” và “Odyssey” của Homer, về cuộc chiến thành Troy (Trojan War), cũng được sáng tác theo lối truyền khẩu. Cuộc chiến tranh đó có thật sự xảy ra hay không, vì nằm trong thời khuyết sử, nhưng qua thơ Homer, đã là biểu tượng cho cá tính văn hóa Hy lạp. Đó có thể chỉ là câu truyện và biến cố riêng lẻ về những người anh hùng, được những người hát rong (Bard) chuyên nghiệp kết hợp lại thành truyện kể lớn. Nếu những người hát rong đầu tiên nhớ với độ chính xác cao độ, thì những người sau đó đã kể câu truyện dài, ứng khẩu bằng thơ theo một kỹ thuật điêu luyện. Chúng ta có bằng chứng từ thời cổ Hy lạp, công chúng đã nhớ toàn bộ thơ của Homer, từng chữ, vào khoảng hơn 25 ngàn dòng. Vào cuối thời đại đen tối của Hy lạp (Greek Dark Ages, 1200 -- 750 BC), những người giàu có thường giải trí bằng cách nghe người kể truyện chuyên nghiệp hát những câu truyện về thành Troy và những người anh hùng Hy lạp. Người Hy lạp tin rằng người kể truyện vĩ đại nhất (trong số những người kể truyện) là người đàn ông mù tên Homer. Ông đã hát 10 tập anh hùng ca, nhưng chỉ còn lại hai tác phẩm. Như một nhóm, những tập thơ này kể lại toàn bộ lịch sử của cuộc chiến tranh thành Troy; và mỗi bài thơ chỉ là một phần nhỏ của lịch sử đó. Nhiều nhà nghiên cứu cổ đại cho rằng hai tác phẩm còn sót lại của Homer là do nhiều cá nhân hoàn thành, và phát triển theo thời gian. Nhưng dù sáng tác như thế nào thì những bài thơ đó được viết xuống, phải kéo dài qua nhiều thập niên, khi chữ viết được phát minh.
Như vậy, ở những thời kỳ chưa có chữ viết, thơ và truyện được lưu giữ qua tiếng nói, và những tác phẩm được tinh lọc, thường là những công trình của tập thể, có giá trị vượt thời gian. Nhưng mỗi thời đại lại có những phương tiện khác nhau để thể hiện và lưu giữ tác phẩm văn học. Như khi nghề in ấn và sách báo phát triển, cùng vớiø trình độ hiểu biết người dân tăng lên (vào năm 1850 quá nửa người dân ở Âu châu còn mù chữ, nhưng tới năm 1900 đã có tới 85% biết đọc) thì thói quen đọc trước công chúng không còn nữa. Thơ dần xa ngôn ngữ nói, gần hơn với ngôn ngữ viết, và cũng dần xa đám đông. Cho đến khi phim ảnh và truyền hình phát triển, thì thơ đành lui vào những sân trường đại học, và không ai còn biết đến thơ như một nhu cầu huyền thoại từ cả ngàn năm trước. Thơ muốn khỏi bị quên lãng, không thể không hồi phục lại chức năng nghệ thuật của nó, như một tiếng nói mới. Những nhà thơ Tân hình thức Hoa kỳ vào đầu thập niên 1990 cho rằng một trong những đặc điểm của thơ tân hình thức là thích ứng được với kỹ thuật Internet. Lúc đó, sự thuận lợi chỉ là do cách chuyển gửi, qua cái khuôn thể luật, hình thức bài thơ không bị thay đổi, và người đọc trên lưới cũng không bị vướng mắt vì cách trình bày kiểu cọ và khó hiểu của thơ tự do. Nhưng bây giờ, hơn một thập niên sau, chúng ta có thể chuyển cả âm thanh lên mạng lưới ảo. Thật kỳ diệu, thơ đang trở về với bản sắc đích thực của nó, như cổ xưa, là hiện thân của tiếng nói.

Trong khi đó, thơ Việt có ngâm thơ, nhưng chưa có truyền thống đọc thơ. Khi ngâm, thường thì những âm thanh réo rắt của ngôn ngữ và đàn sáo quyện lấy nhau, khỏa lấp phần ý tưởng trong bài thơ, nên người làm thơ cũng chỉ tìm kiếm câu chữ nghe sao cho du dương. Đọc một bài thơ Tân hình thức thì khác hẳn, sự lôi cuốn nằm trong nhịp điệu tình tiết của câu truyện kể, nên người đọc phải đọc rất rõ chữ. Chúng ta biết rằng âm thanh được hình thành cơ bản với chỉ một chữ một âm tiết, mạnh hay yếu, dài hay ngắn, là do sự liên hệ giữa những chữ chung quanh nó. Sự hòa hợp giữa những âm tiết trong mỗi dòng, mỗi câu tạo nên sắc thái cho bài thơ là nghệ thuật đọc. Đọc là làm bài thơ sống dậy, đánh thức phần rung động của âm thanh, làm cho người nghe cảm nhận được, mỗi dòng, mỗi câu đều có những nhịp điệu khác nhau, bởi chúng không bao giờ có cùng một kết cấu như nhau. Dĩ nhiên chúng ta không thể đọc thầm trong đầu mà phải đọc lớn lên. Nhưng đọc một bài thơ tân hình thức phải đọc cho hết một câu chứ không thể ngừng lại ở cuối dòng, bởi vì như vậy sẽ làm cho chuyển động bị đứt quãng. Câu hỏi được đặt ra là nếu như thế, thì cứ viết câu ngắn câu dài như thơ tự do chứ cần gì phải làm theo thể luật"


Khi đọc thơ vần điệu, chúng ta ngừng lại ở cuối dòng, dòng dài hay ngắn là tùy thuộc hơi thở của từng sắc dân. Thí dụ, người phương Tây có hơi dài nên mỗi dòng thơ là 10 âm tiết, trong khi người Việt có hơi ngắn hơn nên mỗi dòng thơ tối đa chỉ có 8 âm tiết, trung bình là 7 âm tiết. Thể luật, đơn giản, hướng dẫn chúng ta biết cách ngâm hát, hay đọc thơ. Trong thơ tiếng Anh, mỗi dòng 10 âm tiết theo thứ tự không nhấn, nhấn, đều đều như vậy, làm thành đơn vị nhịp điệu (rhythmical unit). Trong thơ Việt, dòng thơ 5, 7, 8 chữ hay lục bát tạo sự nhịp nhàng, nhanh chậm giữa các chữ với nhau, làm thành giai điệu. (Chúng ta tạm gọi đơn vị dòng của thơ Việt là giai điệu (melody) để so sánh với thơ tiếng Anh là nhịp điệu. Vì thơ Việt không có nhịp điệu nên thơ Tân hình thức Việt dùng thêm kỹ thuật lập lại để thay thế. Nhưng kỹ thuật này không dễ áp dụng. Vì phải làm sao cho tự nhiên, người đọc không nhận ra đó là sự lập lại, mà tưởng là những âm thanh ròn rã của nhịp điệu.)
Đến thời Phục hưng, thơ không vần tiếng Anh với kỹ thuật vắt dòng, phá bỏ cách đọc ngừng lại ở cuối dòng. Đọc từ dòng trên vắt xuống dòng dưới theo cú pháp văn phạm, rõ chữ, và câu liền lạc. Sau này, vào đầu thế kỷ 20, thơ tự do cũng theo cách đọc như thế. Nhưng giữa thơ không vần và thơ tự do vẫn có sự khác biệt khi đọc. Với loại thơ tự do dùng kỹ thuật dòng gãy, trình bày dòng ngắn dài, để tạo nhịp điệu thị giác trên mặt giấy, khi đọc lên, không đọc theo dòng mà theo câu, mục đích chỉ để nghe rõ âm thanh của từng chữ. Nhịp điệu thị giác mới là phần quan trọng, qua đó, người đọc lần theo tiến trình phân tích để tìm ra ý nghĩa bài thơ. Như vậy, để hiểu một cách toàn vẹn bài thơ loại này, người đọc phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau, âm thanh của chữ, nhịp điệu của câu dòng và ý nghĩa trong tiến trình phân tích. Với loại thơ trình diễn, gần với sự ứng tác thì người nghe dễ bị lôi cuốn bởi khả năng trình diễn và cách đọc của người đọc thơ. Như vậy cách đọc của thơ tự do không thể hiểu theo nghĩa của thơ truyền thống, nhịp điệu thị giác và cách trình diễn quan trọng hơn phần âm thanh của tiếng nói.
Với thơ không vần hay thơ Tân hình thức Việt, vì nằm trong cái khuôn thể luật, nên khi đọc, người đọc bị đặt trong tình trạng níu kéo, dằng co lẫn nhau giữa cú pháp và dòng thơ (hay thể thơ). Với thơ truyền thống, cách đọc ngừng lại ở cuối dòng, ăn khớp với thể luật, vì dòng thơ cũng là luật thơ. Nếu đọc theo cú pháp văn phạm (câu), vắt dòng, nhưng hơi thở của chúng ta chỉ vừa đủ để đọc một dòng thơ, thì chuyện gì sẽ xảy ra" Chúng ta thấy, câu (cú pháp) có khuynh hướng làm tăng tốc độ của dòng, dòng có khuynh hướng làm chậm tốc độ của câu. Sự kiềm hãm lẫn nhau đó làm cho nhịp điệu bài thơ cân bằng. Trong thơ Tân hình thức Việt, dùng lại các thể thơ như lục bát, 5, 7, 8 chữ có một ý nghĩa rõ ràng, là một yếu tố trong cách đọc. Như vậy, từ thơ vần điệu cho đến thơ tự do, chúng ta chỉ có thể hiểu bài thơ nếu biết cách đọc nó. Nhịp điệu (hay giai điệu) là âm thanh của dòng, còn thể luật (hay thể thơ) là dạng thức trừu tượng đằng sau nhịp điệu.

Trước kia, khi đọc thơ trước công chúng, thường thì khán thính giả chỉ tiếp nhận được bằng tai, âm thanh và nhịp điệu bài thơ. Thật ra, thơ là một loại hình đặc biệt, không thể đọc trước đám đông, mà là phải đọc trong tĩnh lặng, tuyệt đối tĩnh lặng. Nhưng nếu chính người thưởng ngoạn phải đọc thì sẽ rơi vào tình trạng chia trí, hoặc chỉ theo dõi âm thanh mà không tiếp nhận được toàn vẹn ý tưởng trong bài thơ, hoặc rơi vào thói quen đọc thầm trong đầu. Khi nghe người khác đọc, và nếu họ lại là một người đọc chuyên nghiệp thì chúng ta có thể tiếp nhận được toàn bộ bài thơ, cả ý tưởng lẫn âm thanh. Internet là một phương tiện lý tưởng, chúng ta vừa nhìn bài thơ bằng mắt để theo dõi mọi tình tiết, câu truyện và những yếu tố thơ, vừa nghe được nhịp điệu của bài thơ vang dậy trong ta, trong khung cảnh lặng lẽ và đơn độc. Người thưởng ngoạn đối diện với bài thơ, như hình với bóng, vừa nhập vào, vừa cách xa, nhìn thấy thơ và nhìn thấy cả chính mình. Chỉ có cách này, chúng ta mới lấy lại phong độ cho thơ so với những loại hình nghệ thuật khác, âm nhạc chẳng hạn.
Dĩ nhiên, chúng ta cần những người đọc chuyên nghiệp. Mỗi người đọc, bằng tài năng và nghệ thuật của họ, hoặc truyền cảm, hoặc lôi cuốn, sẽ chẳng khác nào một ca sĩ trong giới âm nhạc. Sự hồi phục chức năng của thơ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, nếu chúng ta không tạo dựng một đội ngũ đọc chuyên nghiệp. Như những người hát rong và kể chuyện thời cổ đại, cái hay cái dở sẽ được nhận ra và phẩm bình, và nhà thơ có hứng thú và cơ hội để sáng tác hay hơn. Bài thơ chưa được đọc lớn lên, là bài thơ chưa thực sự bước vào đời.
Khế Iêm
(http://thotanhinhthuc.com/ )

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.