Hôm nay,  

Chấm Phá: Mở Vòng Giao Đấu

27/07/200400:00:00(Xem: 5060)
Đại hội đảng Dân chủ đã khai mạc tại Boston với kết quả là sẽ đề cử Nghị sĩ John F. Kerry làm ứng cử viên chính thức của đảng trong cuộc tranh cử tổng thống vào mùng hai tháng 11 tới đây.
Như thông lệ, khi một phe giao đấu lên võ đài thì hội trường sẽ vang ầm tiếng cổ võ, và ứng viên Dân chủ sẽ thấy tỷ lệ ủng hộ nhích lên một chút trong các cuộc khảo sát. Tuy nhiên, cuộc tranh cử lần này sẽ đặc biệt hơn mọi lần trước, kể cả năm 2002, vì tỷ lệ rất thấp của "khối cử tri bất định", những nguời chưa biết sẽ bỏ phiếu cho ai. Chưa khi nào nước Mỹ lại "tách đôi" như hiện tại, với hơn 90% cử tri đã có định kiến (45-45), chỉ còn bảy tám phần trăm là thành phần đang "ngồi trên hàng rào" vì chưa biết ngả qua bên nào" Làm sao thuyết phục họ"
Bên Cộng hòa, Bush biết phận mình, bị giàng vào vụ khủng bố và Iraq, nay chờ ý dân. Phía Dân chủ, Kerry có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng chưa biết sẽ làm gì.
Ông huy động được tối đa những người ghét Bush, thậm chí ôm lấy khối cử tri Dân chủ cực đoan chống Bush đến nỗi chống Mỹ (thành phần "Dân chủ Michael Moore"). Mà chưa đủ. Vả, không ai bầu lên tổng thống vì lòng thù ghét, dân Mỹ cần người lãnh đạo.

Nếu vậy, Kerry lãnh đạo làm sao với vụ Iraq hoặc khi đối phó với al-Qaeda" Về chuyện đó, và đấy là chuyện chính, cho đến nay, ông cố giữ vẻ "mờ mờ nhân ảnh", chỉ nhấp nhá là Hoa Kỳ cần giải quyết chuyện đó qua hợp tác quốc tế. Ai chả muốn thế, nhưng hợïp tác với ai" Nếu chỉ có Pháp thì Kerry sẽ thảm bại vì phía Bush sẽ kịch liệt khai thác: định mệnh và lãnh đạo của nước Mỹ không thể tùy thuộc vào Jacques Chirac! Kerry phải giải thích rõ hơn là nếu lên làm tổng thống, ông có kế hoạch gì chống khủng bố và làm gì tại Iraq.
Bush há miệng là mắc quai vì chuyện ấy. Kerry chưa há miệng nên chưa mắc gì, nhưng ngậm miệng mãi không được. Bảo Mỹ phải diệt khủng bố là mất phiếu đám cực đoan phản chiến. Họ buông là Kerry rớt. Nếu ngả theo họ thì mất phiếu của đám ôn hòa mà dứt khoát hơn với quân khủng bố, ít nhất là phân nửa khối cử tri bất định.
Đã vậy, Kerry còn xuất thân quý tộc thiên tả và cần phiếu miền Nam. Từ Kennedy, 1960, chưa ứng viên Dân chủ nào đắc cử Tổng thống mà thiếu hậu thuẫn của các tiểu bang miền Nam, vốn có tinh thần "quốc gia" và bảo thủ hơn cử tri Dân chủ vùng Đông Bắc. Ngả theo phe phản chiến là Kerry ngã ngựa.
Cho đến nay, Kerry giấu bài trong áo - chưa cho biết lập trường của mình- và chạy song hành với Bush. Sau Đại hội, vật bài lên sàn, có khi Kerry sẽ ngã trên sàn. Trong khi Bush vẫn thủ một góc, chẳng thể làm gì hơn.
Chưa chắc, hãy chờ Đại hội đảng Cộng hòa. Từ nay đến đó, các thầy bàn sẽ còn rất bận.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Cựu cố vấn an ninh quốc gia John Bolton đã trở lại twitter sau hơn 2 tháng gián đoạn - ông viết “Vui mừng trở lại – hãy giữ liên lạc …”.
WASHINGTON - TT Trump ra sức bênh vực luật sư riêng của mình tiếp theo các tố giác của nhân chứng xác nhận vai trò của Giuliani được giao là điều hợp nỗ lực vận động Ukraine điều tra cha con Biden.
WASHINGTON - 1 email nội bộ của Bạch Ốc xác nhận: chính sách “lưu lại Mexico” được mở rộng với di dân tìm đến biên giới Arizona.
WASHINGTON - TT Trump xác nhận ông đang ngăn ngừa trường hợp Hong Kong bị xóa sổ - ông đã yêu cầu lãnh tụ Xi không đưa quân tới đặc khu bán tự trị để không ảnh hưởng thương lượng mậu dịch.
Khoảng cuối tháng 11/2019, theo trang Bloomberg, Amazon.com Inc. đang chuẩn bị mở chuỗi siêu thị Amazon Go không cần thu ngân vào năm 2020.
Thực tế, hiện nay người ta vẫn chưa thể “đóng băng” để tạm ngừng mọi hoạt động sống của con người trong một khoảng thời gian nhất định giống như trong phim khoa học giả tưởng vẫn hay đề cập.
HAWTHORNE - Công ty Tesla trình làng kiểu xe “Cyber-truck” tại California – nhưng chủ nhân Elon Musk không tránh khỏi 1 tình huống bối rối.
WASHINGTON - TT Trump tỏ ra cởi mở với khả năng tranh cử ghế nghị sĩ Kansas của ngoại trưởng Pompeo.
WASHINGTON - Các viên chức Bạch Ốc và nghị sĩ thuộc đảng CH họp kín trong ngày 21-11 để thảo luận cuộc luận tội tại Thượng Viện - 1 viên chức tiết lộ: chương trình luận tội dự kiến kéo dài 2 tuần.
WASHINGTON - Công dân Hondura đầu tiên tìm kiếm quy chế tị nạn tại Hoa Kỳ đã tới Guatemala hồi sáng Thứ Năm, theo thỏa thuận giữa chính quyền Trump và Guatemala. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án thỏa thuận này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.