Hôm nay,  

Tưởng Niệm 30-4-1075: Từ Cao Nguyên Đến Quần Đảo Quên Lãng

26/04/200500:00:00(Xem: 7067)
Ba mươi năm trước, đơn vị chúng tôi tháo rút khỏi Đàlạt sau khi Bảo lộc tràn ngập xe tăng T54, mặt trận Khánh Dương thất thủ, các đơn vị Dù, Thủy quân Lục chiến, Biệt Đông quân của miền Nam lúc đó tháo chạy về phía nam. Nha Trang rối loạn, tù nhân được thả, người người đổ xô ra biển, kéo nhau về hướng Phan thiết. Cơn biến động ám ảnh nhiều người Việt mỗi tháng Tư hàng năm. Người ta vẫn ngậm ngùi, tiếc sót cho trang sử đã lật qua 30 năm.
Trước sự hỗn loạn, đoàn quân chúng tôi rút quân về La Vang (Đập Đa Nhim), đi qua Phan Rang, để tiến vào Phan Thiết đợi phương tiện về Sàigon bằng đường biển như dự tính của bộ tham mưu.
Đến gần Phan Thiết, mới biết thủ đô nước mắm của Việt nam cũng đang tự rối loạn bởi tàn quân từ các mặt trận Khánh Dương, Nha Trang, Bảo Lộc, họ cùng đường, kéo về đây tìm phương tiện về Sàigòn.
Không vào Phan Thiết, chúng tôi đóng quân tạm tại Lương Sơn, cách Phan Thiết 10 cây số. Sau vài ngày thấy tình hình không khả quan, chúng tôi quay lại Phan Rí thuê mướn ghe đánh cá về Vũng Tầu.
Vũng Tầu không còn là thành phố biển nghỉ mát, tràn ngập mầu áo hoa rừng từ miền Trung kéo về. Đơn vị chúng tôi lại rời Vũng Tầu nhường chỗ cho đơn vị khác mới đến, về tạm trú tại Tiểu đoàn 30 Chiến Tranh Chính Trị và gấp rút tổ chức cho anh em sinh viên sĩ quan ra trường, đáp ứng nhu cầu chiến trường vào giai đoạn đen tối nhất lịch sử của miền Nam Việt Nam.
Lễ ra trường diễn ra trong không khí vội vã, giản dị, tiếng quân nhạc trong buổi lễ hòa lẫn tiếng đại bác 130 của đối phương bắn vào phi trường. Phi trường Biên hòa đã đóng cửa, tái phối trí về Cần Thơ. Từng làn khói đen nghi ngút in đậm lên bầu trời, không khí buổi lễ ra trường thêm ảm đạm. Sau cùng, đơn vị chúng tôi đã trở về tạm trú tại quân trại trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm sau gần cả tháng "di tản chiến thuật".
Saigòn không còn giữ được sự bình tĩnh, tiếng đại pháo ngày một rõ, bắn vào phi trường Tân Sân Nhất, Tổng Tham Mưu , Sư đoàn Dù. . Nhìn bầu trời bao la đêm đêm, tiếng máy bay lên xuống như mắc cửi, xé tan màn trời đêm tăm tối, chưa bao giờ người dân Saigòn hoang mang, tan nát như vậy.
Biến cố Watergate đã gây khó khăn cho Tổng thống Richard Nixon buộc ông phaiû từ chức ngày 8 tháng 8, 1974 để tránh bị lưỡng viện quốc hội truất phế. Phó Tổng thống Henry Ford lên thay thế.
Ngày 21 tháng 4, 1975 Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, ông cùng gia đình và nhiều thân tín đã rời Việt nam đi Đài loan an toàn để lại hàng triệu quân dân hoang mang, tuyệt vọng như rắn mất đầu.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay trước tình thế tuyệt vọng. Ông sửa soạn nói chuyện hòa bình với đối phương nhưng thất bại.
Phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ và trên thế giới ngày một lan rộng. Sau 2 ngày Tổng thống Thiệu rời Việt nam, Tổng thống Hoa kỳ, Henry Ford tuyên bố "Chiến tranh Việt nam xem như chấm dứt đối với Hoa Kỳ" trước hàng ngàn sinh viên tại đại học Tulane thuộc tiểu bang New Orleans. Cả hội trường vang động tiếng vỗ tay hoan hỉ trước sự bỏ rơi Việt nam, bội phản của chính phủ Hoa Kỳ.
Trong thơi gian biến độngg này, Tướng Nguyễn Cao Ky chạy vòng ngoài, kêu gọi quân đội kéo về miền Tây cùng tướng Nguyễn Khoa Nam, lúc đó đang làm Tư lệnh vùng 4 chiến thuật, chỉnh đốn lại hàng ngũ, chống đỡ lại làm sóng tiến quân nhanh chóng của phương Bắc. Sự tái phối chí chưa thành hình, người ta đã nghe tin tướng Kỳ tự lái máy bay ra hạm đội thứ Bẩy an toàn và trở thành một thượng khách bất đắc dĩ trên chiến hạm Nha Trang (") trực chỉ về hướng Phi Luật Tân.
Ngày 28 tháng 4, 1975, Tướng Dương Văn Minh tham chính thay thế Tổng thống Trần Văn Hương.
Ngày 30 tháng Tư, 1975, Cộng sản tiến vào dinh độc lập, Tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Chiếc T54 được hướng dẫn từ Thị Nghè đến dinh Độc lập bởi một nữ du kích quân, được tờ Paris Match đưa lên trang bìa cho cả thế giới chiêm ngưỡng. Hiện bà đang sống tại khu gần Garde Grove, gần Little Saigòn, cô gái của bà đang phục vụ trong quân lực Hoa kỳ. Bộ quần áo đen du kích với khẩu AK không còn trên vai. Gặp lại bà tại thương xá South Coast Plaza, trong bộ áo quần Saint John sang trọng, không còn ai nhận ra cô du kích bé nhỏ quê mùa, đã góp tay vào sự sụp đổ Saigon một cách mau chóng.
Biến cố xẩy ra dồn dập trong khoảng thời gian thật ngắn, chúng tôi rời hàng ngũ, xuống miền Tây. Trên đường đi ghé Cần Thơ, gặp lại một cấp chỉ huy cũ. Ông làm việc dưới quyền Tướng Nguyễn Khoa Nam. Biết tình thế tuyệt vọng, ông chưa chịu bỏ súng, từ chối ra đi và nói "Bọn Mỹ bỏ rơi mình, đi theo tụi nó làm gì".
Sau này tôi biết ông về lại Sàigòn với gia đình. Sự khí khái, cứng cáp của ông dẫn ông nếm mùi 15 năm trời tù đầy trong nhiều khu rừng thiêng nước độc miền Bắc. Sau nhiều năm tháng tù đầy, lần này ông không còn từ chối đi định cư tại Hoa kỳ qua chương trình đoàn tụ HO.
Bước đường đi tới, chúng tôi tạm trú ở Rạch Giá, nghe ngóng tình hình. Tiếng đại bác tại cầu Rạch Sỏi vẫn bắn cầm chừng qua đêm. Tôi vấn an mọi người, tình thế chưa đến nỗi sụp đổ. Một khi tiếng đại bác im lạêng, mọi chuyện đã an bài, một đổ vỡ khác bắt đầu.
Đài truyền hình Cần Thơ không còn phát hình, chỉ còn nghe đài hiệu, lâu lâu thông cáo trấn an dân chúng. Tin dữ loan đi, tướng Nguyễn Khoa Nam tuẫn tiết. Rạch Giá bắt đầu hỗn loạn, đường xá đầy những người trẻ, cởi trần, mặc quần cụt, một số vào nhà dân xin quần áo mặc, họ là những người lính Cộng hòa bỏ đồn bóp về nhà lánh nạn.
Hàng loạt xe quân xa ngừng trước căn nhà tạm trú của chúng tôi, họ mặc binh phục, chân đi dép râu. Hình ảnh mâu thuẫn diễn ra trước mắt. Không ai bảo ai, thu xếp hành trang, âm thầm kéo nhau đi vào làng chài ven biển, điều đình với họ đưa chúng tôi ra khỏi đất liền, đến bất cứ nơi nào tránh cơn hỗn loạn như đã thấy ở Đàlạt.
Thuyền ra khơi giữa khuya đêm 30/4, quay lại nhìn thành phố Rạch giá đang cháy từng khu vực như đốt cháy cõi lòng. Đài BBC phát lại lời tuyên bố đầu hàng của tướng Minh vào buổi sáng. Khoảng 20 người trên chiếc ghe bé nhỏ, nhìn nhau, không ai buồn nói một lời.
Tầu ì ạch lướt màn đêm, đến Hòn Mấu vừa hừng sáng. Mọi người tạm nghỉ, ăn uống, tắm rửa để lấy lại tinh thần. Chưa kịp xong bữa ăn sáng, lại có dấu hiện biến chuyển. Ông đảo trưởng báo có quân cách mạng đến tiếp thu đảo. Từ xa 2, 3 thanh niên đi theo một người trung niên, có vẻ là cấp chỉ huy, họ dấu mấy khẩu súng trong bao bố cầm trên tay. Chúng tôi rút êm trước khi họ đến.
Giữa biển trời mênh mông, không biết phải đối phó với tình huống tiến thoái lưỡng nan. Trên thuyền không ai có kinh nghiệm hải hành. Mọi người nhao nhao đòi đi Úc châu, không ai muốn nhắc đến nước Mỹ.
Đến nước liều, huynh đệ chi binh, kết nạp anh hùng giữa biển khơi, tìm kiếm người thuyền trưởng cho chiếc tầu. Một chiếc thuyền tiến về hướng chúng tôi, trang bị súng ống đầy đủ. Viên đại úy của chiếc giang thuyền, trong quân phục mầu đen, râu kẽm, ngông nghênh như tướng Kỳ. Chúng tôi mời anh nhập bọn, lái tầu cho chiếc tầu đánh cá nhỏ. Một chiếc ghe khác xin góp dầu, thế là vấn đề nhiên liệu đường dài đã có. Ba hồi nhập một, 49 người nhét trên một chiếc ghe đánh cá, lên đường về một phương trời vô định.
Thuyền men theo dọc ven biển Thái lan. Trời tháng Tư, biển cả êm lặng như hồ nước mùa Thu, hải trình 5,6 ngày đường đến được Tân Gia Ba. Những người đi trên những thuyền nhỏ được dồn lên một chiếc tầu chở dầu quốc tịch Việt nam, sau 33 ngày phơi nắng trên bong, tầu đã tới Guam an toàn.
Guam là một quần đảo nằm chơi vơi giữa biển Thái Bình Dương, cách xa Phi Luật Tân 3 giờ bay về hướng Đông, một lãnh địa thuộc quyền kiểm soát của Hoa kỳ từ năm 1950. Đảo Guam rộng khoảng 540 cây số vuông với khoảng 150,000 dân, gồm 47% thổ dân, 25% người Phi, 10% gốc da trắng và Trung hoa, Nhật bản, Đai hàn và 18% các sắc tộc khác. Kinh tế Guam tùy thuộc vào nguồn lợi di lịch, quân đội trú đóng tại đây và nhân viên chính quyền đại phương và sự trợ giúp của chính quyền liên bang Hoa kỳ.
Trước khi Tổng thống Thiệu từ chức, tòa nhà 5 góc tại Hoa Thịnh Đốn đã có kế hoạch di tản khoảng 50,000 người có liên hệ với Hoa kỳ trong thời kỳ chiến tranh. Căn cứ quân sư tại Phi Luật Tân (Subic bay), đảo Wake, và Guam được chỉ thị sủa soạn đón tiếp số người được Mỹ bảo vệ.
Sự sụp đổ miền Nam nhanh chóng hơn dự định, việc di tản trở thành hỗn loạn tương tự như sự rút quân lầm lẫn của ông Thiệu ở miền Trung. Ba nơi dùng làm nơi tạm trú cho những người được Mỹ cưu mang, không sửa soạn kịp lều chõng cho họ.
Con số người Việt liều mạng tiến ra biển nhiều hơn dự tính, kế hoạch di chuyển cho 50,000 người có liên hệ trực tiếp với Hoa kỳ quá ít so với cuộc di cư năm 1954. Tưởng nên nhớ lại, hàng triệu dân miền Bắc người đã bỏ nơi chôn nhau cắt rốn để tái lập nghiệp ở miền Nam.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng trưởng Kế Hoạch, phụ tá đặc biệt cho Tổng Thống Thiệu, tiết lộ trong một tài liệu mới phổ biến gần đây. Tổng tthống Ford đã hoàn toàn phủi tay với cuộc chiến Việt Nam, ông chỉ nói về tương lai, quên hẳn quá khứ, những lời hứa hẹn của của tổng thống tiền nhiệm, ông Richard Nixon đã thành mây khói sau vụ Watergate.
Tiến sĩ Hưng còn tiết lộ trong tay ông có những mật thư trao đổi giữa TT Nixon và TT Thiệu về các lời hứa hẹn sẽ trợ giúp Việt Nam sau khi ông Thiệu chịu ký vào hiệp ước Ba Lê vào ngày 23 tháng 3, 1973. Ông Hưng đã dùng lá bài này như là một lá bài để thương thuyết với chính quyền chủ bại Henry Ford để buộc Mỹ nhận thêm những người có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu họ ở lại và có ngân sách cứu vớt những người liều chết tìm tự do, còn lênh đênh trên biển cả.
Một nguồn tin đã giải mật của "Country Studies" tiết lộ, song song với lời hứa giúp đỡ cho Nam Việt Nam sau khi ký kết hiệp định Ba Lê, TT Nixon còn cam kết trên giấy bút sẽ trợ giúp cho Bắc Việt một số tiền khổng lồ lên đến 3.3 Mỹ kim để tái thiết miền Bắc sau chiến tranh tàn phá. Lưỡng việân Hoa kỳ không hay biết về lời cam kết này.

Nguồn tin cũng cho biết thêm, sau chiến thắng 1975 mới có 2 tháng, cựu thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói trước quốc hội (National Assembly), mời gọi Hoa Kỳ bình thường hóa ngoại giao với điều kiện Mỹ phải cam kết cung cấp số tiền đã hứa bởi TT Nixon. Hai ngân hàng (Bank of America và First National City bank) được mời thiết lập, hợp tác tài chính ở Việt nam và một số hãng khai thác dầu khí Mỹ được mời khoan dầu trên thềm lục địa Việt Nam.
Sự đòi hỏi của chính quyển Cộng sản đã bị bế tắc sau khi TT Ford đặt điều kiện tiên quyết, CSVN phải thả hết tù binh (MIAs), trao trả tất cả xác những quân nhân bị chết trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam trước khi có bình thường hóa ngoại giao và thảo luận về sự trợ giúp như TT Nixon đã hứa trên giấy trắng mực đen.
Trở lại nỗ lực của Tiến sĩ Hưng, đã cùng những người có cảm tình với Việt Nam đã vận động ráo riết với lưỡng viện quốc hội, đưa cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger vào thế bội phản miền Nam. Cuối cùng ông Kissinger đã đề nghị lên Tổng thống Ford nâng con số di tản 50,000 ra khỏi Việt Nam thành 150,000.
Guam đã trở thành một nơi bận rộn nhất, đón tiếp hơn 110,000 người Việt sau khi rời khỏi Việt Nam. Những người di tản bằng đường hàng không qua hãng Flying Tiger đã đáp xuông phi trường vịnh Subic (Phi Luật Tân), hay phi trường Anderson (Guam), người tị nạn được dồn vào "thành phố lều" mới dựng lên chung quanh phi trường.
Những người tị nạn đi trên các chiến thuyền hải quân Việt, thuyền buôn, tầu đánh cá được đổ xuống hải cảng quân sự Orote Point.
Đầu tháng Tư 1975, chính quyền Guam thu xếp đời sống hàng ngày cho người tạm trú Việt, lo thủ tục cần thiết để định cư họ tại nhiều nước Âu Tây như Pháp, Anh, Đức, Canada. Gần 500 gia đình khoảng 2,000 người mệt mỏi, an phận đã quyết định nhận Guam là quê hương thứ hai, làm lại cuộc đời với hai bàn tay trắng. Ngày 16 tháng 10, 1975 Guam đã chấm dứt vai trò lịch sử của mình. Chiến dịch tiếp đón người tị nạn Việt tại Guam chính thức chấm dứt.
Một cộng đồng nhỏ người Việt đã mau chóng hòa nhận với cộng đồng địa phương Guam, họ làm đủ mọi công việc lao động kiếm sống qua ngày, vẫn hy vọng nuôi mộng trở lại Việt nam góp tay vào các biến chuyển chính trị tại quê nhà.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt nam, vùng Đông Nam Á là một điểm nóng, du khách khác các nơi thường đến Hồng Kông, Hạ Uy Di. Khách Nhật và Đại hàn đổ sô về các nơi chốn an bình này. Guam cũng là nơi lớp lớp du khách Âu Á viếng thăm, địa điểm nghỉ mát lý tưởng. Đời sống người tị nạn Việt tại Guam dễ thở hơn, hàng quán Việt mọc lên rải rác phục vụ du khách và dân địa phương. Nơi chốn này cũng là chỗ gặp mặt của ngươi Việt xa hương vào cuối tuần.
Mỗi tháng Tư đen, người tỵ nan Việt tại Guam cũng tô chức ngày 30/4, tôn vinh mầu cờ sắc áo, nhớ bạn đồng đội bỏ mình nơi chiến trận hơn 30 năm về trước. Họ vẫn giử vững tinh thần quốc gia, mong ngày mai phục trước tuổi đời đã luống.
Sự chia rẽ trong tập thể như là định mệnh không tránh khỏi, tuy chưa lập nổi 3 ban đại diện cộng đồng như quận Cam, nhưng cũng có 2 ban đại diện sinh hoạt song song. Tháng Tư đen, mỗi bên tổ chức lễ hội riêng rẽ. Tuy nhiên có ngày vui họp mặt, nếu có người trung gian đứng ra tổ chức, cả hai phe đều tham dự. Đến dự tiệc, mỗi phe ngồi một góc riêng biệt, nhìn nhau như người xa lạ.
Vị trí Guam là thiên đường bão tố. Cứ 3 đến 5 năm, lại một cơn sóng thần kéo về đến tàn phá hòn đảo nhỏ bé này. Chỉ sau 1 năm người Việt định cư tại đây đã nếm mùi sóng thần Pamela năm 1976, trận sóng đại bàng Paka tàn phá, gây thiệt hại rộng lớn cho Guam, năm 1997. Tiếp theo cơn bão Pake năm 1998, rồi năm 2002 con bão Chata'an lại hoành hành Guam.
Sư ïtrì trệ kinh tế vùng Á châu ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống dân thổ đảo, du khách Nhật và Đại hàn không còn đô sô đến đây.
Từ ngày chiến tranh Việt nam chấm dứt, du khách đến Cambode, Thái lan và Việt Nam để du lịch, thỏa tính tò mò bị giới hạn bởi cuộc chiến kéo dài gần nửa thể kỷ qua. Vả lại du lịch trong vùng này có nhiều chỗ thăm quan, tiết kiệm hơn so với Guam hay Hawaii.
Nhiều công ty ngoại quốc tại Guam phá sản, các trung tâm thương mại đặc miễn thuế địa phương (duty free), nhiều thương xá xây cất tối tân như tai Hoa kỳ không đủ khách thăm viếng.
Đời sống ngượi tỵ nạn Việt tại đây ngày một khó khăn, bầu đoàn thê tử của họ từ từ rời quần đảo Guam để tái định cư tại đất liền, California là thiên đường mong đợi của những người đã lầm lỡ gởi phận tại Guam. Hiện nay số người Việt tại Guam còn khoảng 200, 300 người, vẫn duy trì 2 ban đại diện, chỉ gặp lại nhau khi có một trung gian độc lập đứng ra mời gọi.
Chuyến viếng thăm đồng hương bị quên lãng tại Phi Luật Tân 15 năm qua, chúng tôi chợt nhớ đến Guam, muốn thăm lại noi chốn này một lần để nói lên lời cám ơn đến các người bạn địa phương đã lo lắng, giúp đỡ cho người tị nạn Việt năm 1975.
Chúng tôi được tiếp đón bởi một người bạn địa phương có tấm lòng nhân ái, ông đã kết hôn với một Việt tị nạn. Nhiều người xem ông Sony Ada như là một chúa đảo không ngai. Dòng họ của ông sơ hưũ nhiều đất đai, ngân hàng, khách sạn, có ảnh hưởng chính trị trên thổ đảo từ nhiều thập niên qua. Như nghửng người Việt tị nạn khác, ông Ada ngóng về California, hiện ông là một thành viên 1 ngân hàng Việt trụ sở đặt tại góc đường Westminster và Magnolia, thành phố Westminster. Ngân hàng này sẽ khai trương vào trung tuần tháng 5 này.
Ông Ada đã nhìn ra tiềm năng, tính năng động, sự thành cộng về giáo dục, kinh tế và chính trị của người Việt quận Cam sau 30 lập nghiệp tại Hoa kỳ. Nửa đùa nửa thật, ông gợi ý cho chúng tôi nếu ta có thể định cư được khoảng 50,000 dân Việt đến Guam sinh sống, viễn ảnh một thống đốc Guam là người Việt nam là một việc có thể thực hiện được.
Trong chuyến thăm viếng, ông đã gợi ý muốn mời các đại diệân dân cử Việt, cơ quan truyền thông báo chí Việt trở lại thăm viếng hòn đảo mà chúng ta đã bỏ đi không hẹn ngày trở lại. Ông Ada đã xắp xếp cho chúng tôi gặp thống đốc Guam, ông Felix Camacho thuộc đảng Cộng Hòa. Thống đốc Camacho tán thưởng việc kết bạn giữa công đồng Guam với dân Việt khắp nơi, nhất là cộng đồng Việt tại California.
Lời mời đến với chúng tôi đột ngột, khi trở quận Cam, chúng tôi thảo luận với các vị dân cử Việt địa phương. Thời gian gấp rút, các vị dân cử không thu xếp kịp trước một lịch trình bận rộn trong ngày 30 tháng Tư sắp đến, đành hẹn lại dịp khác thăm viếng nơi đã rộng tay đón tiếp chúng ta 30 năm về trước.
Chúng tôi đã trở lại thăm viếng Orote Point, trại tạm trú trong phi trường Anderson. Dấu vết quá khứ không còn nhận ra. Viên sĩ quan hướng dẫn chỉ cho chúng biết những địa điểm dựng thành phố lều, nơi tạm trú của chúng tôi, nay là những hàng phi lao rợp bóng, các hầm vũ khí, nhiên liệu ngầm dưới đất lớn nhất thế giới.
Sau khi đóng cửa căn cứ quân sự Phi Luật Tân, Guam trở thành một căn cứ quân sự lớn nhất của Hoa kỳ tại Thái Bình Dương với gần 20,000 quân nhân thuộc mọi binh chúng đồn trú. Trong thời chiến tranh vùng Vịnh, A Phú Hãn, Ba Tư, Guam đóng một vai trò thành bại cho cuộc chiến. Hàng loạt vận tại cơ khổng lồ B52, chiến đấu cơ lên xuống ngày đêm tham dự mặt trận, nhiều đơn vị tác chiến từ đất liền đổ bộ lên Guam, tập trận, đợi tác chiến tại các điểm nóng Trung đông.
Dù Guam âm thầm sống trong quên lãng của người Việt tị nạn, ốc đảo nhỏ này vẫn nhân ái. Bà Mai Anh Hứa, phu nhân ông Sony Ada cho chúng tôi biết bà đã tiếp xúc với bà Madeleine Z. Bordallo, vị dân biểu duy nhất của Guam tại quốc hội liên bang Hoa kỳ sẵn lòng mở rộng vòng tay tiếp đón những thuyền nhân còn sót bên Phi. Họ cũng là những người bị bỏ quên từ 15 năm qua. Luật sư Trịnh Hội và Nguyễn Quốc Lân đã được thông báo về vòng tay nhân ái của người dân hải đảo Guam.

Hộp Thư Bạn Đọc:
Loạt bài đã phổ biến được đón nhận nồng nhiệt từ độc giả. Chúng tôi tiếp tục đem tâm tình ghi lại bằng lời và hình ảnh những nơi có dấu chân đi qua. Hoài bão của nhóm chủ trương mong đón nhận bài viết và hình ảnh của bạn đọc cho đề mục này thêm phong phú.
Bài viết có thể dưới nhiều dạng phông khác nhau như VNI, VPS, UNICODE, VIQR…, có đánh dấu tiếng Việt, bài viết cần đi đôi với hình ảnh, xin ghi rõ xuất xứ và tác giả. Chiều dài của bài từ 4-8 trang đánh máy, chứa đựng trong đĩa CD, DVD hay điện thư (e-mail). Đề mục này có tính cách văn nghệ, giải trí vô vụ lợi. Bài viết và hình ảnh vẫn thuộc quyền sở hưũ của tác giả, nhưng tài liệu đã gửi cho chúng tôi, sẽ không được hoàn trả. Mọi thông tin, bài vở, hình ảnh gửi về sẽ được hồi âm trên Hộp Thư Bạn Đọc mỗi tuần ở phần cuối bài này.
Địa chỉ gửi bài và hình ảnh trong CD, DVD:
Lê Minh - P.O. Box 2249 Westminster CA 92684 USA
Hay điện thư về: Email - leminh9411@yahoo.com
Duyên kỳ ngộ: trong phần trả lời bạn đọc H. Nguyễn (Toronto, Canada), cho tôi cơ duyên gặp một Lê Ngọc Minh, sư phụ trong làng nhiếp ảnh Việt Nam. Ông đã đường đột thăm viếng, chúng tôi tương đắc nói chuyện về nhiếp ảnh, về Việt Nam, về thế thái nhân tình. Nhóm chủ trương rất mừng, đã nối lại nhịp cầu cho nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Minh gặp lại bạn hiền H. Nguyễn quen biết từ Việt nam, họ mất liên lạc từ 2, 3 thập niên qua. Duyên kỳ ngộ thật tuyệt diệu.
Benj. Vũ: bạn đọc và chúng tôi đang chờ đợi bài viết và hình ảnh của anh trong chuyến làm "Mỹ ba lô", máy ảnh tay trái, bút giấy tay phải trong chuyên chu du dài hơn 2 tháng tại Việt Nam.
BaoNh Trần: Rất tiếc không thể hướng dẫn chụp hình bằng e-mail hay học hàm thụ được. Xin đọc lại những trả lời về vấn đề này trong số báo tuần trước. Chúng tôi đã trả lời mọi thắc mắc của bạn một cách chi tiết. Đời sống bận rộn hàng ngày, nên chỉ trả lời tất cả bạn đọc một lần duy nhất qua "Hộp Thơ Bạn" mỗi tuần. Đón đọc báo mỗi thứ Ba hay lên trang nhà bạn vẫn lên xem. Mong thông cảm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.