Hôm nay,  

Bài Học Dân Chủ

2/3/200500:00:00(View: 5313)
Cuộc bầu cử Iraq đã diễn ra tốt đẹp, cả thế giới hoan nghênh. Đây là thử thách đầu tiên của tiến trình xây dựng một chế độ dân chủ thực sự sau hơn nửa thế kỷ dân Iraq sống dưới chế độ độc tài. Gọi đây là một thắng lợi của dân chủ cũng đúng thôi. Nhưng đúng hơn hết, phải nói đây là thắng lợi của những người đi bỏ phiếu. Họ đã thắng quân khủng bố. Nhìn hàng dẫy người xếp hàng trước các trạm bỏ thăm, chúng tôi thật xúc động. Họ đã bất chấp bom khủng bố có thể nổ để thực thi quyền đầu phiếu tự do. Đây là bài học quan trọng nhất họ đã dành cho chúng ta. Dân chủ thực sự chỉ có khi người dân dám đương đầu với thử thách để tự làm lấy, thay vì nhờ một sức mạnh nào từ bên ngoài đến làm giùm cho họ.

Cố nhiên sự yểm trợ quốc tế rất cần, việc Mỹ đem quân lật đổ Saddam Hussein là then chốt và trong cuộc bầu cử vừa qua, nếu không có liên quân do Mỹ lãnh đạo yểm trợ các lực võ trang và an ninh của chính phủ lâm thời Iraq, cuộc bầu cử chắc không thể thành công. Nhưng khó khăn vẫn chưa hết, những bước kế tiếp mới thực sự quan trọng. Cuộc bầu cử này nhằm bầu ra 275 dân biểu Quốc hội và các Hội đồng địa phương của 18 tỉnh. Quốc hội sẽ bầu ra Tổng Thống, hai Phó Tổng Thống. Tổng Thống sẽ chọn Thủ tướng chính quyền chuyển tiếp. Quốc hội còn có nhiệm vụ hoàn tất thảo ra Hiến pháp mới vào ngày 15-8 để đem ra trưng cầu dân ý vào ngày 15-10. Một cuộc bầu cử Quốc hội chính thức được dự liệu vào cuối năm nay để lập ra một chính quyền với đầy đủ quyền hành của một quốc gia độc lập, tự do dân chủ. Trong tất cả tiến trình đó, nhiệm vụ của người dân ngày càng quan trọng hơn để đạt đến mục tiêu tối hậu là thực sự nắm quyền làm chủ đất nước.

Cuộc thử nghiệm đầu tiên vừa qua đã đem lại những dấu hiệu rất phấn khởi. Dân Iraq ngày nay có khoảng 26 triệu người, trong số này có 14 triệu cử tri đến tuổi ghi danh đi bầu. Con số chính thức ghi nhận 72% đã đi bỏ phiếu, đây là kết quả lớn hơn sự dự liệu từ trước. Số người ra ứng cứ rất đông, trong số này có 9 chính đảng liên minh và 74 chính đảng cá thể nộp danh sách ứng cử viên, ngoài ra còn có 27 ứng viên cá nhân. Cuộc kiểm phiếu đang tiến hành, có lẽ vào tuần tới sẽ có kết quả những đảng nào hay cá nhân nào trúng cử. Nhưng ngay lúc này các nhà quan sát tỏ ý lo ngại về một số khó khăn. Trước hết là số dân gốc Hồi giáo Sun-ni đi bầu rất ít. Các chính đảng lớn của Sun-ni đã tẩy chay cuộc bầu cử này mặc dù họ không ra lệnh cho dân Sun-ni rút tên ứng cử ra khỏi danh sách cá nhân hay liên minh. Ở một vài thành phố hẻo lánh trong khu tam giác thuộc ảnh hưởng của Sun-ni trước đây, có những phòng đầu phiếu vắng hoe, không có người đi bầu. Các lãnh tụ Hồi giáo Sun-ni không ra mặt chống bầu cử, chỉ khuyên dân không nên đi bầu để tránh nạn khủng bố. Trong khi đó dân Hồi giáo Shi-a đi bầu rất đông, và ở miền Bắc có các bộ tộc Kurd và Turk sinh sống cũng có nhiều người đi bầu.

Người ta hiểu sự dè dặt của phe Sun-ni. Ở Iraq, Shi-a chiếm 60% dân số, Sun-ni chiếm 20% phần lớn sống trong vùng tam giác giữa nước, trong đó có thủ đô Baghdad. Kết quả cuộc bầu cử hiển nhiên Shi-ai sẽ chiếm đa số để giữ chính quyền chuyển tiếp. Đây là một sự thay đổi ngoạn mục trên chính trường Iraq vì trong mấy chục năm qua, chính quyền luôn luôn do người Sun-ni nắm giữ. Nhưng biến chuyển đó cũng là một chuyện thường trong một chế độ dân chủ đa nguyên, thiểu số phải phục tùng đa số. Một số nhà quan sát lo ngại đa số dân Sun-ni không đi bầu có thể làm mất tính chính đáng của cuộc bầu cử này và tạo thêm lý do cho dư đảng Baath của Sun-ni và khủng bố cực đoan kéo dài vụ nổi loạn, họ sợ phe Shi-a nắm chính quyền sẽ ra tay đàn áp người Sun-ni để trả thù, vì trước đây Saddam Hussein thuộc phe Sun-ni đã từng đàn áp dữ dội người Shi-a và cả người Kurd ở miền Bắc. Sự thật ăn thua là ở bản Hiến pháp sắp được thảo ra. Hiến pháp này sẽ được con mắt thế giới soi bói và tất nhiên phải được Mỹ quan tâm. Nó phải thực sự dân chủ trong đó quyền của thiểu số phải được bảo vệ.

Chúng tôi nghĩ việc các đảng phái Sun-ni tẩy chay cuộc bầu cử là một sự sai lầm, vì họ sẽ không có mặt trong tiến trình soạn thảo một Hiến pháp mà điểm căn bản đối với họ là bênh vực quyền hạn chính đáng của thiểu số. Tiếng nói của thiểu số là nhỏ, thiếu đại diện chính thức nó lại càng yếu. Đây cũng là bài học cho thấy thiểu số cần phải tham gia sinh hoạt dân chủ đa nguyên để bảo vệ sự sống còn của họ. Cũng may mọi cơ hội chưa mất hết. Trong các cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp và bầu cử Quốc hội chính thức, các nhóm thiểu số còn có thể tham gia. Nếu thiểu số cần đa số để có một cuộc sống tự do, ổn định và hòa bình, liệu đa số có cần thiểu số hay không" Người ta tin rằng khi đa số Shi-a có chính quyền chuyển tiếp, Chủ tịch Quốc hội sẽ tuyển chọn những đại diện Sun-ni dù có ít trong Quốc hội để đưa vào Nội các hay tham gia Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp. Mối tương quan giữa đa số và thiểu số là nền tảng của chế độ dân chủ. Nếu thiểu số cần đa số, ngược lại đa số cũng cần thiểu số, vì nếu không có thiểu số đối lập, chế độ sẽ trở thành độc đảng chuyên chế. Khi tập quán dân chủ đã thành, những lằn ranh sắc tộc, giữa Shi-a và Sun-ni cũng như giữa tả và hữu sẽ không còn là những chiến tuyến đẫm máu để Iraq sống trong hòa bình và ổn định.

Bài học bầu cử Iraq cũng là bài học chung cho các chính quyền chuyên chế còn tồn tại trên thế giới ngày nay. Khi anh tổ chức bầu cử, nếu chỉ có đối lập cuội, tự do ngôn luận bị bóp nghẹt, quyền con người kể cả quyền của thiểu số bị chà đạp, anh không lừa bịp được ai mà chỉ làm trò cười cho thiên hạ. Bài học bầu cử Iraq còn là bài học chung cho các cộng đồng thiểu số sống ở các nước tự do dân chủ ngày nay. Sau bầu cử, tang lễ được cử hành trọng thể cho 50 người đã chết vì bom hay mọt-chê khủng bố trong lúc họ đi bầu. Họ đã được an táng như những dũng sĩ đã tử tiết. Đây là tấm gương sáng ngời cho thấy đứng ở ngoài chống đối, tố cáo, chửi rủa thì dễ, nhưng ở trong nước ngang nhiên thách thức kẻ thù không phải bất cứ ai cũng làm được.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Tiếng thầy tri chúng oang oang: - Chú Trí Giải đâu rồi? có mấy mân dưa chua mà vẫn chưa xong à? cỏ cũng chưa cắt? nhà khách chưa lau chùi? Chú làm gì mà cả ngày không xong vậy?
Người Kurds là ai? * Có khoảng từ 25 đến 35 triệu người Kurds sống trong vùng núi tiếp giáp ở hai bên biên giới của xứ Thổ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Họ là nhóm sắc tộc đông thứ tư tại vùng Trung Đông, nhưng chưa bao giờ là một quốc gia.
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
Nhân dịp Giỗ lần thứ 4 của Nhạc Sĩ Anh Bằng, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ xin trân trọng kính mời quý vị và các anh chị tham dự "Đêm Nhạc Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng" vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019 lúc 7:00 pm tại studio của Đài Việt TV 24
“Con xin lỗi mẹ nhiều. Mẹ ơi! Chuyến đi hải ngoại của con bất thành. Con chết vì con không thở được. Con xin lỗi mẹ…” Đó là tiếng kêu đau thương, khẩn thiết của cô Phạm Thị Trà My, người con gái Hà Tĩnh, hai mươi sáu tuổi gọi mẹ từ trong một container đông lạnh tại biên giới của Vương Quốc Anh ở tận bên trời Âu.
Dù là tác phẩm đầu tay, Ocean Vương gây thu hút nơi độc giả, nhưng cũng là một khám phá kỳ thú cho giới phê bình. Nổi bật nhất là MacArthur Foundation trao giải thưởng cao quý của loại Genius Grant, giải Thiên Tài này sẽ thưởng $625,000 trong vòng năm năm.
Trên con đường lưu lạc, không ít kẻ đã bỏ thân nơi đất lạ xứ người. Hai nạn nhân mới nhất có tên là Phạm Thị Trà My và Nguyễn Đình Lượng, đều là người cùng quê (Can Lộc) với Bộ Trưởng Trần Hồng Hà.
Chương-trình ca-nhạc tháng Mười Một - Những Ca-khúc Tìm Quen
Bà Elizabeth Warren hiện dẫn đầu trong cuộc bầu cử sơ bộ thuộc đảng Dân Chủ cho nên cần tìm hiểu lập trường chính trị của bà.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.