Hôm nay,  

Hoàn Cảnh Mà Ct Hồ Chí Minh Đã Chọn Con Đường Đi Cho Dân Tộc Việt Nam.

17/12/200400:00:00(Xem: 5981)
(tiếp theo)
2 - Hoàn cảnh mà CT Hồ Chí Minh đã chọn con đường đi cho dân tộc Việt Nam.
(Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890 - 1969)
Theo các văn kiện chính thức của ÐCS Việt Nam, cũng như CT Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nhiều lần khẳng định thì con đường mà CT Hồ Chí Minh đã chọn cho dân tộc Việt Nam chính là con đường của Lê Nin, tức con đường XHCN. Cơ sở hình thành của nó ra sao, đúng sai thế nào thì như đã biết. Ở đây chúng ta chỉ đi tìm hiểu xem hoàn cảnh nào đã dẫn CT Hồ Chí Minh tìm đến với con đường ấy :
Paris năm 1920, lúc này chàng trai 30 tuổi Nguyễn Ái Quốc tức CT Hồ Chí Minh sau này đã là thường trú nhân ở đây được 3 năm. Anh cũng mới ra nhập đảng xã hội Pháp được 1 năm. (CT Hồ Chí Minh sinh sống ở Pháp 6 năm từ 1917 - 1923).
Liên tiếp trong hai ngày 16 và 17/7 tờ Nhân đạo (L’humanité) cơ quan ngôn luận của đảng xã hội Pháp đăng bài viết nhan đề: "Ðề cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lê Nin, đây là một bài viết 8 trang và như sau này CT Hồ Chí Minh kể lại đại ý : "Trước đó tôi chưa hề đọc một cuốn sách nào của Lê Nin viết, nó làm tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên, ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta! Ðây là con đường giải phóng dân tộc chúng ta! ... Và từ đó tôi đã có một sự lựa chọn: tán thành Quốc Tế III và hoàn toàn tin theo Lê Nin, nhất quyết đi theo ngọn đuốc của Lê Nin vĩ đại để soi sáng đường cho cách mạng Việt Nam".
Tuy nhiên có điểm sau đây cũng do ông kể lại: "Trong đề cương ấy có những chữ chính trị khó hiểu, nhưng cứ đọc đi đọc lại nhiều lần, cuối cùng tôi cũng hiểu được phần chính, ...".
Tôi không có ý nói rằng hễ người nào không biết ngoại ngữ hoặc có biết nhưng không giỏi thì không thể chọn được đường đi cho dân tộc mình, nhưng ở vào hoàn cảnh của ông lúc đó, là người Việt Nam duy nhất đi theo con đường của Lê Nin, như chính ông và những đồng chí của ông đã nhiều lần khẳng định, mà với một bài viết không dài lắm ông đọc vất vả như vậy, thì sẽ không dễ gì ông hiểu được toàn bộ tư tưởng của Lê Nin, lại càng khó có thể hiểu được những tư tưởng của Mác . (vì như chúng ta biết là văn phong của Mác đọc rất khó hiểu, mà anh Nguyễn lúc ấy lại không có các tác phẩm của ông bằng tiếng Việt trong tay.).
Một điểm nữa cũng cần phải lưu ý là việc tán thành Quốc Tế III của ông là ở vào một hoàn cảnh khác sau đó :
Nước Pháp - Thành phố Tours cuối tháng 12/1920, lúc này đảng xã hội Pháp nhóm họp đại hội lần thứ 18 để thảo luận và quyết định một vấn đề quan trọng: nên tiếp tục theo Quốc Tế II như truyền thống hay theo Quốc Tế III" anh Nguyễn cũng được đảng chọn làm đại biểu đại diện cho xứ Ðông Dương thuộc Pháp tham dự đại hội. Sau này CT Hồ Chí Minh cũng đã kể lại đại ý : " Sau phần bỏ phiếu, người nữ thư ký ghi biên bản của đại hội hỏi : Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc Tế III" - Ông đáp: Rất đơn giản, tôi không phân biệt rõ sự khác nhau giữa Quốc Tế II, Quốc Tế II rưỡi hay Quốc Tế III. Tôi cũng không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác, nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc Tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa, đến tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi. Ðấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu,…". (có tài liệu viết rằng đoạn đối thoại trên là xảy ra trước phần bỏ phiếu, nhưng theo tôi điều đó không ảnh hưởng gì đến thực chất của vấn đề.).

Theo đánh giá của nhiều người thì câu chuyện ấy nói lên rằng đó là những khoảnh khắc lịch sử để CT Hồ Chí Minh "Ði từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến yêu CNXH sâu sắc". Theo tôi đây là một điểm lớn cần phải phân tích kỹ hơn *, nhưng cũng qua đó lại thêm một lần nữa khẳng định tính "hên - xui, may - rủi" trong việc chọn đường đi cho dân tộc của ông : một khi mà vào tháng 7 ông đã "nhất quyết đi theo ngọn đuốc của Lê Nin vĩ đại" rồi, mà 5 tháng sau đó ông vẫn không hề biết rằng Quốc Tế III chính là do Lê Nin sáng lập từ năm 1919 để dứt khoát chọn ngay từ đầu, vừa là để củng cố thêm cho con đường mà mình đã chọn, vừa ủng hộ cho người thầy lớn của mình. Vì vậy có thể nói trộm vía ông rằng: Hoàn cảnh mà CT Hồ Chí Minh đã chọn đường đi cho dân tộc vào năm 1920 ấy chẳng khác nào hoàn cảnh của một người ... bắt mèo ở trong bị! Hay nói một cách khác thì nó cũng tương tự như hoàn cảnh của một người đang ngồi trong ... sòng bài! Trong điều kiện làm việc đơn phương, vừa đói thông tin, vừa nghèo phương án đến như vậy, thì chẳng cứ gì chàng trai Nguyễn Tất Thành, mà bất cứ ai dù có là vĩ nhân đi chăng nữa, nếu có chọn được một con đường nào đó cho dân tộc, thì chắc chắn nó cũng sẽ có độ rủi ro cao, lành ít dữ nhiều mà thôi. (sau đại hội trên những ai bỏ phiếu cho Quốc Tế III đã tách ra để thành lập ÐCS Pháp, vì vậy đại hội Tours còn được gọi là đại hội sáng lập ÐCS Pháp.).
Một câu hỏi đặt ra là nếu CT Hồ Chí Minh không chọn con đường của Lê Nin, thì Việt Nam sẽ đi theo con đường nào" Câu trả lời là: Việt Nam sẽ đi theo con đường các nước Ðông Nam Á (ASEAN) đã đi, mà Việt Nam chỉ mới ra nhập từ năm 1995 đến nay. Nếu như vậy đất nước đã không bị chậm nhiều chục năm so với thế giới, không phải gánh chịu những hậu quả kéo dài đến tận hôm nay, mà tôi xin trình bày rõ hơn ở phần sau. Cũng như đã tránh được mức độ khốc liệt vào giai đoạn cuối cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ I (1946 - 1954). Và dĩ nhiên cuộc chiến tranh Ðông Dương lần thứ II (1954 - 1975) cũng đã không xảy ra. Máu xương của nhiều triệu con người Việt Nam ở cả hai phía đã không phải đổ xuống.
Toàn bộ cục diện quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã chứng minh điều này. Ðiển hình là trường hợp của Malaysia: tuy các phong trào khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền của nước này, kể cả phong trào cộng sản đều bị thất bại nặng nề, nhưng vẫn được người Anh trao trả lại độc lập vào năm 1957. Một số nước khác thì sớm hơn như : năm 1946 có Philippines thuộc Mỹ, Syria và Liban thuộc Pháp. Năm 1947 có Ấn Ðộ, Pakistan và năm 1948 có Miến Ðiện (Myanmar), SriLanka, Palestin đều thuộc Anh và Indonesia thuộc Hà lan năm 1949, v.v… (riêng Thái Lan do nét đặc thù riêng nên không phải là một nước thuộc địa trước đó.)
Tình hình các nước khác ở châu Phi, Mỹ La tinh, v.v… cũng là như vậy. Tất cả đều giành được độc lập dù ở đó có hay không có các đảng cộng sản lãnh đạo, có phong trào khởi nghĩa vũ trang hay không. Ðây là kết luận chung của các sử gia khách quan, chứ tôi không hề có ý định làm cái anh chàng "Khổng Minh sau trận đánh". Việc trao trả lại nền độc lập từ các nước chủ thuộc địa cho các nước thuộc địa cũ không phải diễn ra đồng thời, mà kéo dài từ năm 1945 đến giữa thập niên 60 trong thế kỷ 20. Trong đó nổi bật lên vai trò can thiệp của nước Mỹ, với đầy đủ cả những mặt xấu lẫn tốt của nó *.
Vì vậy nếu ai nói rằng: CT Hồ Chí Minh đã có công đầu trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê Nin vào Việt Nam, rồi sau đó lãnh đạo ÐCS Việt Nam đưa dân tộc vào quỹ đạo của CNXH thì đúng. Nhưng nếu lại nói đấy là con đường duy nhất để Việt Nam giành lại được độc lập là sai. Càng sai hơn nữa nếu gắn thêm vào đấy những giá trị như : hạnh phúc và ấm no, bình đẳng và bác ái, dân chủ và tự do, v.v… Thậm chí có người cho đến lúc này vẫn còn so sánh mức sống chung của nhân dân hôm nay với trước cách mạng tháng 8/1945!(mà có khi cả làng chỉ vài nhà có xe đạp). Tôi cho rằng bằng cách đó họ đã tự gây thích thú cho mình nhưng đã làm khổ cả một dân tộc .
Nguyên soái Giu-Cốp (Zhukov), 4 lần anh hùng Liên Xô - người có công rất lớn với nhân loại trong cuộc chiến tranh thế giới thứ II, đã viết trong cuốn hồi ký Nhớ Lại Và Suy Nghĩ của ông : "Người ta có thể xuyên tạc hay bóp méo lịch sử, nhưng không ai có thể làm lại được lịch sử ...". Ngày nay sau gần 80 năm trôi qua, dân tộc Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để chọn lại con đường đi cho dân tộc mình. Nhất định cả dân tộc cùng chọn sẽ tốt hơn một người chọn. Và vì đây là vấn đề của cả dân tộc thì phải để cho cả dân tộc ấy chọn. Không ai hoặc bất cứ một lực lượng chính trị nào có quyền đứng ra nhân danh dân tộc để tự ấn định hay khước từ quyền tự quyết thiêng liêng ấy, vì những lợi ích riêng của họ. Chính điều đó mới là vừa thiếu đạo đức, vừa thiếu văn minh!
(còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.