Hôm nay,  

Xin Gửi Lời Chúc Lành

12/14/200400:00:00(View: 5322)
Đó là một ngày đặc biệt, một ngày được chọn để thực hiện những ước mơ lớn nhất của nhân loại. Không phải là những gì ồn ào khẩu hiệu, không phải những gì ẫm ĩ ngoài phố... Đó là một ngày được chọn để nói lên tiếng nói thâm sâu nhất trong lòng. Và một số người đã chọn ngày này để nói lên điều họ mong muốn nhất cho cả dân tộc, bất kể mọi giá phải trả, kể cả thân mệnh.

Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Universal Declaration of Human Rights) đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đồng thuận ngày 10-12-1948.

Và 56 năm sau, vào ngày 10-12-2004, nhà văn Phương Nam từ Sài Gòn đã gửi một lá thư cho tất cả các cấp lãnh đạo cao nhất của chính phủ CSVN, để yêu cầu trưng cầu dân ý tòàn quốc về hướng đi tương lai của cả nước: nên chọn chế độ đa đảng hay không"

Nhà văn Phương Nam, cũng là một kinh tế gia trẻ, từng đi du học về, đã chọn đúng ngày ra đời của Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền để đòi hỏi điều mà anh thấy là thiêng liêng nhất của cả nước, bởi vì câu hỏi trưng cầu dân ý kia thực sự có nghĩa là, để hỏi ý toàn dân rằng, “có nên xóa sổ chủ nghĩa cộng sản toàn trị hay không"”

Không phải là anh không biết giá phải trả cho lá thư can đảm này. Anh đã nhiều lần bị công an bắt cóc, và trong nhiều tháng qua, anh đã bị tra vấn nhiều nơi, trên cả những phòng hình cụ kinh dị nhất -- như trong xe thùng cấp cứu -- về các bài viết đòi hỏi dân chủ của anh.

Mặc dù thế giới đã chấp nhận nhân quyền là quyền căn bản của mọi người, là tiêu chí để các chính phủ phải thực hiện cho người dân, nhưng chúng ta đều biết rằng, đều thấy rằng, đêàu chứng kiến rằng các quyền này đang bị vi phạm hầu hết các nơi trên thế giới, và trên toàn bộ đất nước Việt Nam mình.
Bản văn Nhân Quyền được ghi trong 30 điều (30 articles), được xem là bất khả vi phạm, bất khả phủ bác, và được nhìn như là nhu cầu cần thiết cho con người, và nhân quyền này là tổng hợp của tất cả các quyền chính trị, quyền dân sự, quyền truyền thống của các bản hiến pháp quốc gia và của các hệ thống pháp trị -- tất nhiên, tất nhiên là trừ cái gọi là hiến pháp và pháp trị của Cộng Sản Việt Nam.

Thử nhìn một phần để đối chiếu, từ Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền 1948 có ghi rõ về quyền tự do ngôn luận (free speech) và về nền pháp trị (rule of law) là thấy ngay đất nước mình đang đứng ở đâu... may mà thời cấm chợ ngăn sông cũng qua rồi, nhưng vẫn còn hộ khẩu để công an kềm kẹp... may mà thời đổi tiền đánh tư bản cũng qua rồi, cũng là nhờ nổi lên các tư bản đỏ cho giai cấp mới.

Trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền có Điều thứ 21, viết rằng, “Mọi người có quyền tham dự việc điều hành đất nước của họ một cách trực tiếp hay là xuyên qua các đại biểu được bầu chọn tự do.” (“Everyone has the right to take part in the governance of his country directly or through freely chosen representatives.”)

Điều trên chỉ có thể xảy ra trong một nền dân chủ mà chính phủ là nhóm người thực sự do dân bầu lên. Những vị này phải được bầu chọn một cách tự do, và từ đây thì chính phủ phải là cơ chế để thực hiện ý muốn của người dân.

Chính CSVN và nhiều quốc gia khác đã tự thấy mức độ vi phạm nhân quyền trắng trợn và thô bạo của họ, nên dần dà đã giải thích bằng hình thức ngược rằng “nhân quyền ưu tiên là quyền no bụng trước...” Có nghĩa là, anh chị cứ muôn đời bị trị, chờ làm cho đất nước giàu hơn rồi muốn đòi gì thì đòi. Nan đề lại gặp nơi đây: làm sao mà giàu lương thiện nổi ở các chế độ như thế" Và khi tài sản cả nước chỉ dồn về một số ít cán bộ thì tới bao giờ mới là đất nước giàu mạnh"

Vào tháng 6-1993, lại có một độc chiêu tung ra -- bấy giờ trong hội nghị thế giới về nhân quyền tổ chức ở Vienna, khoảng 40 quốc gia Châu Á dẫn đầu bởi Trung Quốc và Indonesia đề nghị rằng các tiêu chuẩn về công lý và công bằng nên bị đẩy lùi trước các “cá biệt của khu vực và các nền tảng tôn giáo, văn hóa và lịch sử khác nhau...”

Diễn giải cho chính xác nghĩa là, phải tôn trọng cái nếp văn hóa đàn áp người dân, phải thờ phượng cái tôn giáo Mác Lê Mao Hồ độc quyền độc đảng, phải giữ gìn cá biệt của kiểu trừng trị bằng trại cải tạo và lao động cưỡng bách...

Có những người không đồng ý như thế. Và từ từ, từng người một đã đứng lên để nói lời không đồng ý, bất kể họ đã trở thành bia bắn để công an hù dọa, hạch sách và có thể là sẽ phải mất đi thân mệnh.
Trong những người đó, có nhà văn Phương Nam. Và anh đã chọn đúng ngày 10-12 để gửi đi Lá Thư Đòi Trưng Cầu Dân Ý Về Đa Đảng. Những gì anh cặm cụi viết, và rồi đứng dậy lớn tiếng nói cho toàn cầu nghe chỉ đơn giản là những gì đã quy định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Những việc này anh chọn để làm sau nhiều tháng bị công an bắt cóc, hù dọa, tra vấn...

Lý ra, anh có thể chọn một đời sống dễ dàng hơn. Anh là kỹ sư kinh tế ngân hàng. Có việc làm tốt, nhờ đi du học từ Úc về. Thời gian du học, anh bắt đầu viết các loạt bài về dân chủ, ký tên Phương Nam. Chắc chắn, anh đã suy nghĩ thật nhiều, đắn đo thật nhiều... trước khi lựa chọn việc trở về nước để giữ gìn tiếng nói đòi hỏi dân chủ trong nước. Đúng vậy, anh Phương Nam có nhiều lựa chọn dễ dàng hơn, nhưng rồi anh đã chọn cho mình một khung cửa hẹp, khung cửa thật sự là quá hẹp cho những người dân chủ quê nhà.

Người viết bài này may có cơ duyên thỉnh thoảng trao đổi email với anh từ vài năm trước. Khoảng cuối năm 2001, nhà văn Tưởng Năng Tiến báo tin rằng nhiều phần thì anh Phương Nam sẽ về VN, dù có vẻ như là công an đã dò ra lai lịch của tác giả các bài ký tên Phương Nam. Nếu anh ở lại Úc thì chắc chắn là anh sẽ được nhiều người giúp về mặt pháp lý. Nhưng rồi anh về, vì anh nghĩ anh cần có mặt ở quê nhà hơn... và bên này, tôi đôi khi thảng thốt cầu nguyện mỗi khi nhớ tới anh. Có những người đang liều thân đó, cho nước mình sớm tự do dân chủ, cho tương lai nhiều thế hệ sau... không bao giờ vướng phải chủ nghĩa độc hại cộng sản nữa.

Những dòng chữ này được viết để trân trọng chúc lành cho các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền, và nơi đây cụ thể là cho anh Phương Nam, và cũng để chúc mừng cho đất nước không bao giờ vắng mặt những người con yêu nước và can đảm như vậy.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, tỉ phú Michael Bloomberg, nguyên thị trưởng New York, đã nộp hồ sơ tại ủy hội tuyển cử liên bang (FEC) để tranh cử TT năm 2020.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosi tuyên bố “Có bằng chứng rõ ràng Trump dùng ngôi vị TT để làm lợi cá nhân, phá hoại an ninh quốc gia, là phản lại tuyên thệ, tuy chưa có quyết định sau cùng để luận tội trong lúc tiến trình điều tra đang tiếp diễn”.
WASHINGTON - Nhân chứng điều trần công khai tại Hạ Viện ngày 21-11- bà Fiona Hill - nói rõ “1 số trong quý vị tin rằng người Nga không tấn công cuộc bầu cử năm 2016 tại Hoa Kỳ, nhưng tin Ukraine làm”.
Cuộc điều trần công khai của đại sứ Sondland hôm 20/11 đã cho thấy ngoại trưởng Mike Pompeo có thể có liên quan với “vụ đổi chác” trong vụ tai tiếng gây áp lực với chính quyền Ukraine.
ATLANTA - Vào tối 20/11, cử tri đã nhận diện 4 ứng viên TT mạnh nhất của đảng DC, sau buổi tranh luận thứ 5.
WASHINGTON - Vào ngày 21/11, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ phủ nhận tin từ Seoul, theo đó Hoa Kỳ đang tính toán cắt giảm 4,000 quân số đồn trú tại Nam Hàn, nếu Nam Hàn không tăng tài trợ chi phí an ninh chung theo yêu cầu của TT Trump.
Điều kiện đi lại vào Lễ Tạ Ơn năm nay có thể sẽ không thuận lợi vì một cơn bão sẽ ấp tới miền trung nước Mỹ vào tuần tới, tức là tuần lễ có Lễ Tạ Ơn.
Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là Chủ Tịch Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập đã bị bắt và khởi tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước,”
Việt Cộng đã không cho Linh Mục Nguyễn Đình Thục sang Nhật để dự lễ Đức Giáo Hoàng Francis, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 21 tháng 11 năm 2019.
WASHINGTON (ngày 18 tháng Mười Một, 2019) – Cuộc Khảo Sát bước ngoặc được PRRI và AAPI Data công bố hôm nay cho thấy gần một phần tư (23%) người Mỹ Gốc Á và Đảo Thái Bình Dương (AAPI) California đi làm và chật vật với nghèo khó.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.