Hôm nay,  

Trận Giặc Cá Tôm

07/12/200400:00:00(Xem: 4612)
Các ngư dân Việt Nam đã bán phá giá cá tôm" Thiệt sao" Hay là Đảng CSVN đã bao cấp cho ngư dân Miền Tây VN nhằm chiếm thị trường Mỹ... để lần này tôm Việt đánh bại tôm Mỹ trên chiến trường Mỹ" Nói vậy mà cũng có kẻ tin mới là lạ.

Nhưng tin thiệt thì chỉ có vài người Mỹ, còn người Việt mình thì không thể nào tin nổi. Bán phá giá thì lấy gì mà ngư dân sống" Bán đúng giá còn sống vất vả, huống gì là... Còn chuyện mơ tưởng để cho VC bao cấp tôm cá xuất cảng sang Mỹ hiển nhiên là chuyện nằm mơ, vì đảng và nhà nước CSVN chỉ có màn gom tiền vào túi, chớ nào có chuyện đảng này chi tiền ra bao giờ. Cứ về sân bay Tân Sơn Nhất với Nội Bài là thấy ngay cái văn hóa ăn chận của đảng rồi.

Nhưng rồi, cho dù bị tư bản tôm Mỹ vây đánh, thì tôm Việt vẫn phải bán như thường, với tất cả các gian nan của đời thường. Bản tin của thông tấn nhà nước Hà Nội TTXVN hôm 6-12-2004 ghi nhận rằng “nhiều nhà nhập cảng và nhà phân phối Mỹ bắt đầu trở lại đặt hàng tôm Việt Nam sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố thuế suất tôm nhập khẩu từ Việt Nam thấp hơn so với quyết định sơ bộ... Nhiều khách hàng Mỹ và các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu liên lạc để giao dịch trở lại. Do sau phán quyết, khả năng thị trường Mỹ, thị trường tiêu thụ tôm lớn nhất của Việt Nam sẽ phục hồi và gia tăng trở lại, nên giá tôm vào đầu năm 2005 sẽ tiếp tục nhích lên. Hiện nay, do cuối vụ, lượng tôm không còn nhiều, nên giá tôm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng thêm 5.000-10.000 đồng/kg.”

Như thế thực sự vẫn còn may, cho dù ngư dân Việt đang phải sống vất vả hơn, và có thể là đã có nhiều ngàn/chục ngàn ngư dân bỏ cuộc vì không cạnh tranh nổi, và vì mức lời đột nhiên co cụm lại. Đất nước đã nghèo, chính phủ [CSVN] lại hà khắc, thế mà buôn bán lại bị phía Mỹ ép bức.

Nhìn lại mặt trận cá tôm, chúng ta mới thấy được một góc chính sách tự do mậu dịch của Hoa Kỳ -- điều trước giờ Mỹ vẫn xem là lý tưởng của nền kinh tế thị trường.
Hôm thứ ba tuần qua, tạp chí kinh tế Forbes, số ngày 01-12-2004 đã gọi việc chính phủ Bush chấp nhận thuế quan từ 4% tới 113% đánh trên tôm nhập cảng từ Trung Quốc và Việt Nam là “màn biểu diễn chủ nghĩa bảo hộ kinh doanh thô bạo” -- bài viết nhan đề “Crustacean Nation” của Matthew Swibel nói rằng trong khi đó thì chính phủ Bush vẫn tự hào và đi rao giảng khắp thế giới về tự do mậu dịch, kinh tế thị trường.

Riêng điều này cũng cho thấy chính phủ Mỹ nhìn nhận rằng VN đã phần nào trở thành đối thủ mậu dịch. Nhưng từ cuối thập niên 1980s thì chính lưỡng đảng Hoa Kỳ -- dẫn đầu là TNS Cộng Hòa John McCain và TNS Dân Chủ John Kerry -- thúc đẩy đưa kinh tế thị trường vào Việt Nam, trước là để làm hòa với cựu thù, sau là hy vọng rằng Mỹ có thể thành tựu nhờ viện trợ và trợ giúp kỹ thuật, làm được những gì mà súng đạn 40 năm trước không làm nổi, đó là đánh bại chế độ cộng sản. Chúng ta có thể nhớ rằng lúc đó là thời Tổng Thống Bush Cha, cũng là 1 chính khách Cộng Hòa chủ trương lý tưởng tự do mậu dịch toàn cầu.

Lúc bấy giờ thì các viên chức USAID mới định hướng phát triển là nuôi cá bông lau (catfish) và nuôi tôm ở vùng tam giác sông Cửu Long. Nhờ lương thấp và thời tiết tốt, nơi đây có tiềm năng lớn cho ngành xuất cảng thủy sản. Thế là các ngân hàng phát triển quốc tế và USAID bèn bơm tiền vào các dự án nuôi cá tôm.

Thành công vượt bực. Theo bài viết nhan đề “The Great Catfish War” trên tờ The New York Times, số ngày 22-7-2003, thì “chỉ trong vòng vài năm, ước lượng nửa triệu người Việt sống nhờ vào cá bông lau được trưởng dưỡng bởi các doanh nghiệp tư nhân. Việt Nam đã chiếm tới 20% thị trường fillet cá bông lau đông lạnh tại Hoa Kỳ.”

Thế là, theo hãng tin AFP, thì vào năm 2002, tôm là lượng xuất cảng lớn nhất của VN, và chính Hoa Kỳ là khách hàng lớn nhất -- với trị giá 467 triệu đô la.
Tỉ lệ nghèo miền quê tại VN lúc đó giảm từ 70% xuống còn 30% trong thập niên 1990s, theo bản tin dẫn trên của N.Y. Times. Tuy nhiên, giá cũng sụt giảm và thế là các chủ trại nuôi cá bông lau Hoa Kỳ ở Mississippi, Louisiana, Alabama và Arkansas, và các chủ trại nuôi tôm ở 8 tiểu bang ven biển Hoa Kỳ bị thiệt hại.

Nơi đây có thể dẫn ra lời than thở mới nhất của 1 người trong cuộc. Gary Wood, chủ trại nuôi tôm Desert Sweet Shrimp ở Arizona, nói với phóng viên Sandy Yang trên bản tin ngày 6-12-2004 của thông tấn AP rằng giá tôm giảm từ 6 Mỹ Kim mỗi pound trong năm 2001 để chỉ còn 3 Mỹ Kim/pound năm 2004. Sụt giá phân nửa thì làm sao mà sống"

Nhưng không ai chịu cho đó là giá phải trả của toàn cầu hóa cả, mà cứ đổ tội cho ngư dân Việt phá giá. Thế là năm 2002, hội The Mississippi Delta Catfish Farmers tới gõ cửa Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Trent Lott (Mississippi), lúc đó ông là Lãnh Tụ Đa Số Thượng Viện.

Tờ New York Times tường thuật chuyện hậu trường rằng: TNS Lott bèn tu chính một dự luật chuẩn chi, trong đó phán rằng trong 2,000 loại cá bông lau thì chỉ có họ cá Mỹ có tên là Ictaluridae được phép gọi tên là “catfish” (cá bông lau).

Thế cho nên, Việt Nam phải đổi tên cá bông lau Cửu Long thành “cá basa” và “cá tra.” Nghe tên thôi, là thấy dị liền. Trong các chợ Việt Nam sau này, chúng ta thấy là tên “cá tra” bị xóa hẳn đi, vì hình ảnh “thiếu thơ mộng” mà ai cũng còn nhớ khi ở quê nhà. Còn cái tên “cá basa” thì kể như không thuyết phục nổi các tiệm ăn Mỹ...

Thế là số lượng bán giảm liền. Chưa hết. Đừng tưởng ông Thượng Nghị Sĩ Cộng Hòa Lott là người duy nhất đánh dẹp cá tôm Việt. Ông Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Marion Berry lúc đó còn hạ độc chiêu phóng phi tiêu, báo NYT kể, “[Berry] với kỹ thuật nghị trường điển hình, đã nhắc nhở người tiêu dùng rằng chúng ta [Mỹ] đã đổ một số hóa chất Da Cam vào sông Cửu Long...” Có nghĩa là, ăn cá Việt Nam có thể bị bệnh... Thế là, sau khi 2 đảng ở các tiểu bang nuôi cá tôm liên thủ, thì Bộ Thương Mại Mỹ áp đặt thuế quan 64% vào các bông lau VN.

Thấy mặt trận cá thắng đẹp, mặt trận tôm nổ liền -- hội The Southern Shrimp Alliance thuê một loạt các hãng luật để đánh trận tôm theo mô thức mặt trận cá. Theo tạp chí Forbes, thì hội tôm này kình với 20 hãng luật khác được thuê biện hộ bởi Brazil, Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam và hội tiêu thụ Hoa Kỳ “American Seafood Distributors Association.”

Cuối cùng, thì cũng lãnh đạn, nhưng nhẹ hơn mặt trận cá. Dù sao đi nữa, dân Mỹ cũng cần tôm Việt, Tàu, Ấn, Thái... Chỉ cần ép vừa đủ để cứu các trại tôm Mỹ là được.

Nhưng thiệt hại cho Việt Nam kể như là vô lường. Tôm Việt Nam xuất cảng sang Mỹ tính tới tháng 6 đã giảm 34% so cùng thời kỳ năm ngoái. Và do vậy, tỉ lệ đói nghèo nông thôn VN lại tăng. Trong khi đó, TNS Lott được trao giải thưởng 2003 “Spirit of Enterprise” (Tinh Thần Doanh Nghiệp Năm 2003) từ Bộ Thương Mại Hoa Kỳ nhờ “các cống hiến của ông cho lý tưởng tự do thị trường.” Chuyện thiệt là lạ.
Nhưng có thật là ai bao cấp cho ai" Theo tài liệu của hội bất vụ lợi Public Citizen, phổ biến ngày 16-6-2003, thì bất kể tuyên bố ồn ào về lý tưởng thị trường tự do, “Mỗi năm, người thọ thuế Hoa Kỳ bao cấp các công ty tới gần 125 tỉ đô, tương đương với tổng số thuế thu nhập nộp vào bởi 60 triệu cá nhân và gia đình.”

Đó chỉ là con số tính dè dặt thôi, bởi vì 2 nhà kinh tế Mark Zepezauer và Arthur Naiman ước tính trong tác phẩm “Take The Rich Off Welfare” của họ thì chính phủ liên bang Mỹ đã bao cấp 448 tỉ đô la cho các công ty tư nhân trong năm 1996.

Vậy đó, vậy mà dự đoán thâm thủng ngân sách liên bang trong thập niên tới sẽ là từ 1.4 tới 5.9 ngàn tỉ Mỹ Kim -- và trong đó thì chính phủ Mỹ cũng sẽ bơm trong thời kỳ đó ước tính hơn 1 ngàn tỉ Mỹ Kim cho các hãng tư nhân.

Và Mỹ gọi thế là mậu dịch tự do. Điều phiền muộn là trong khi người dân Việt Nam cạnh tranh mậu dịch quốc tế một cách thiệt thòi, thì chính phủ Hà Nội vẫn để những bàn giấy thư lại bóc lột cồng kềnh lên vai họ... để cho dân nghèo Việt Nam cõng các nhà tư bản đỏ với đủ những cách tham nhũng. Hà Nội lên án Mỹ mậu dịch bất công, đúng vậy, nhưng không chịu tự xét lại mình, chính guồng máy CS lại đang kềm xiết người dân mình nhiều gấp bao nhiêu lần bất công thị trường. Mà cái giá trị nhất là quyền than thở nằm trong quyền tự do ngôn luận vẫn không được tôn trọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.