Hôm nay,  

Dân Chủ Và Pháp Trị

23/09/200400:00:00(Xem: 5103)

Trong bài diễn văn đọc trước Đại hội đồng LHQ, Tổng Thống George W. Bush đã kêu gọi cộng đồng thế giới chú trọng đến cuộc chiến chống khủng bố và những vấn đề nhân đạo. Điều này rất xác đáng vì khủng bố với những vụ đánh bom tự sát là phản lại nhân đạo, nhưng khi đã nói đến chiến tranh - kể cả chiến tranh chống khủng bố - những mối quan tâm về nhân đạo càng phải được đặt lên hàng đầu. Ông nói đến cuộc chiến Iraq một cách nhẹ nhàng, khác với hồi tháng 3 năm 2003 khi ông sẵng giọng bảo Hội đồng Bảo an dẹp qua một bên khi ngần ngại trước nghị quyết đánh Iraq. Bây giờ hơn một năm sau khi quân đội Mỹ tiến vào Baghdad, bắt được Saddam Hussein, tình hình Iraq đã trở thành khó khăn hơn dự liệu với những vụ nổi loạn của các phần tử chống Mỹ ngày càng gia tăng, Mỹ cần một sự tiếp tay tích cực hơn của thế giới.

TT Bush nối liền cuộc chiến Afghanistan với cuộc chiến Iraq, coi như hai cuộc chiến này nằm trong khung cảnh cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới. Cuộc tấn công Afghanistan diễn ra sau ngày 9/11 ở Mỹ đã được dư luận toàn thể thế giới ủng hộ, nhưng trận đánh Iraq lại không được HĐBA đồng ý và phần lớn dư luận thế giới không tán thành. Cho đến nay các cuộc điều tra của LHQ và cả của Mỹ đều không tìm thấy vũ khí giết người hàng loạt của Iraq, bản báo cáo sau chót cũng chỉ nói Saddam Hussein chỉ có “ý đồ” chế tạo những loại vũ khí đó nhưng không thực hiện. Ngoài ra báo cáo cũng xác nhận Saddam không có liên hệ gì đến vụ 9/11. Ông Bush không nói đến vụ Mỹ tiến đánh Iraq bất chấp HĐBA, nhưng ông nhấn mạnh liên quân do Mỹ lãnh đạo đã giải thoát dân chúng Iraq khỏi sự kìm kẹp của “một kẻ độc tài ngoài vòng pháp luật”.

Tuần trước Tổng thư ký LHQ Kofi Annan nói trong cuộc phỏng vấn trên đài BBC rằng quyết định tiến đánh Iraq mà không có sự chấp thuận của HĐBA là “bất hợp pháp”. Hiến chương LHQ cho phép các quốc gia được dùng vũ lực khi có sự cho phép rõ rệt của HĐBA, đó là trường hợp chiến tranh Triều Tiên và cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991. Ông cũng nói thêm rằng đợt sóng bạo động đang tràn ngập Iraq khiến người ta nghi ngại không biết có tổ chức được bầu cử ở nước này vào tháng 1-2005 hay không. Tổ chức bầu cử là một chặng đường tất yếu cho việc xây dựng dân chủ ở Iraq theo kế hoạch của chính phủ Bush. Nhưng Annan nói sẽ không thể “có bầu cử đáng tin cậy nếu tình hình an ninh tiếp tục như thế này”.
Tuần này, Tổng thư ký Annan đã đọc diễn văn khai mạc Đại hội đồng LHQ có 191 nước tham dự, cảnh giác “nền pháp trị” đang gặp nguy biến trên khắp thế giới. Pháp trị có nghĩa là cai trị bằng luật pháp, dịch theo mấy chữ “rule of law” của Anh ngữ. Không cai trị bằng luật pháp chỉ có nghĩa là cai trị bằng luật rừng. Chúng tôi nghĩ dân chủ phải đi đôi với pháp trị. Nếu không có pháp trị, nói đến dân chủ cũng bằng thừa. Annan tuyên bố: “Không ai có quyền ngồi trên luật pháp. Lần này qua lần khác, chúng tôi đã thấy những luật cơ bản bị chà đạp một cách điếm nhục - những luật lệ buộc chúng ta phải tôn trọng sự sống của kẻ vô tội, của người dân thường và những lớp người dễ bị tổn thương, nhất là trẻ em”. Ông lên án các thủ đoạn bắt cóc và giết chết các con tin ở Iraq, nhưng ông cũng nói đến việc những tù nhân Iraq bị “lạm dụng” một cách nhục nhã. Lời nói này gián tiếp chỉ trích việc Mỹ đối xử với tù nhân ở nhà giam khét tiếng Abu Ghraib gần Baghdad.

Tình hình Iraq nổi bật trong buổi lễ khai mạc Đại hội đồng LHQ không phải là điều đáng ngạc nhiên. Những vụ khủng bố bằng bom xe hơi liên tiếp xẩy ra, nhiều nhất nhằm vào Cảnh sát và lính Iraq mới tuyển của chính phủ lâm thời Allawi, trong khi số Mỹ chết đã vuợt quá 1,000. Thứ năm tuần trước, báo New York Times cho biết một bản Ước lượng Mật của Tình báo Quốc gia, soạn thảo để trình TT Bush từ tháng 7, đã vạch ra một viễn tượng đen tối về tình hình Iraq. Tài liệu này dự liệu ba trường hợp có thể xẩy ra cho Iraq từ nay cho đến cuối năm 2005. Theo đó tệ hại nhất là tình thế có thể đưa đến nội chiến giữa các phe phái Iraq và khả quan nhất là Iraq sẽ có một sự ổn định tiếp tục mỏng manh về chính trị, kinh tế và an ninh. Hôm chủ nhật vừa qua, một số Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa xuất hiện trên các chương trình hội thoại TV đã chỉ trích những sai lầm và sự “thiếu khả năng” trong chính sách Iraq của TT Bush. Họ thúc giục ông Bush phải cởi mở hơn với dân chúng Mỹ sau khi bản báo cáo mật của Tình báo được tiết lộ. TNS Chuck Hagel (Nebraska) nói: “Sự thật chúng ta đang gặp rắc rối lớn ở Iraq ...cần phải có những chấn chỉnh lại”. TNS John McCain (Arizona) nói: “Chúng ta đã phạm vào những sai lầm nghiêm trọng”.

Không phải đến bây giờ các nhân vật đảng Cộng Hòa mới nhận thấy những khó khăn ở Iraq. Có hai nhân vật cao cấp nhất của Cộng Hòa thời trước đã dự liệu đúng những vấn đề như trên. Người thứ nhất là phụ thân của ông Bush ngày nay, tức cựu Tổng Thống George H.W. Bush. Trong cuốn “A World Transformed” (Một Thế giới Biến đổi) về cuộc chiến Vùng Vịnh xuất bản trước khi ông Bush con lên làm Tổng Thống, ông Bush cha nhận định: Nếu lúc đó Mỹ thừa thắng xông lên và lật nhào Saddam Hussein, rút cuộc sẽ phải trả “những cái giá không thể lường trước về nhân mạng và chính trị”. Ông viết tiếp: “Làm như vậy chúng tôi sẽ bắt buộc phải chiếm Baghdad và cai trị Iraq. Tiến vào đó và đơn phương vuợt quá sự ủy nhiệm của LHQ sẽ phá hủy một tiền lệ về sự trả lời quốc tế trước nạn xâm lược, một tiền lệ mà chúng tôi từng hy vọng sẽ lập được”.

Người thứ hai là ông James A. Baker, cựu Ngoại trưởng Mỹ dưới thời ông Bush cha. Năm 1966, ông Baker viết về cuộc chiến Vùng Vịnh: “Dù lúc đó Saddam Hussein có bị bắt và chế độ của hắn bị lật đổ, quân lực Mỹ cũng sẽ phải đuơng đầu với bóng ma của sự chiếm đóng quân sự kéo dài vô hạn để bình định Iraq và yểm trợ cho một chính phủ mới lên cầm quyền”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
An Xá Quốc Tế vừa phát hành một bản cáo trạng gay gắt đối với những tập đoàn internet thống trị thế giới. Tổ chức có trụ sở tại London này cho rằng Facebook và Google cần phải bị bắt buộc từ bỏ mô hình kinh doanh dựa trên sự giám sát của mình, vì điều này là vi phạm nhân quyền.
Theo tin từ CBS: Cơ Quan An Toàn Giao Thông (TSA) hiện nay đang thử nghiệm những kỹ thuật mới, giúp cho việc kiểm tra an ninh tại các phi trường nhanh chóng hơn, giúp hành khách đỡ phải xếp hàng dài và chờ đợi lâu.
Theo CNN, hơn 1,000 bệnh nhân tại Bệnh Viện Goshen tiểu bang Indiana có thể đã phải tiếp xúc với vi khuẩn HIV, hepatitis C, hepatitis B, sau khi một lỗi sơ sót trong quá trình làm vệ sinh thiết bị phẫu thuật đã xảy ra.
WASHINGTON - Theo bản chép điều trần kín mới công bố ngày 26-11, nhân viên chuyên môn của phòng quản trị ngân sách (OMB) thuộc Bạch Ốc là Mark Sandy được 2 đồng sự cho hay “họ thôi việc tại OMB 1 phần vì hoang mang thấy quân việc Ukraine bị đình hoãn”.
WASHINGTON - 2 người thông thạo biết TT Trump đã được thông báo khiếu nại của “người thổi còi” về các thương lượng với Ukraine khi ngưng quyết định đình hoãn quân viện” hồi Tháng 9.
Cho tới gần đây, thăm dò dân ý mới nhất của CNN ghi nhận: 50% công dân Mỹ thấy là nên luận tội và truất phế Trump.
WASHINGTON - Thăm dò mới của CNN ghi: cựu PTT Joe Biden nhận được hậu thuẫn của 28% cử tri, là cao nhất trong các dự ứng viên TT của đảng Dân Chủ.
WASHINGTON - Thị trường việc qua cuối năm thứ 3 nhiệm kỳ TT của Donald Trump tiếp tục vững mạnh. Nhưng giới nghiên cứu nhận thấy điểm tiêu cực là việc làm chỉ tăng ở các vị trí lương thấp.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố hôm 27/11: băng đảng ma túy Sinaloa là khủng bố, có nghĩa là có thể bị tấn công bằng phi cơ không người lái UAV.
Việt Nam sẽ có 104 triệu dân vào năm 2030, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Tư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.