Hôm nay,  

109 Db Âu Châu Đòi Hà Nội Thả 8 Tăng Sĩ

08/10/200400:00:00(Xem: 4441)
HANOI -- Bản tin sau đây của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế Làm Ngày 7-10-2004, ghi nhận tình hình áp lực quốc tế đòi Hà Nội thả 8 nhà sư.
109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu cùng ký tên trong một bức Thư Ngỏ gửi các cơ quan lãnh đạo Liên minh Âu châu và 25 vị Nguyên thủ yêu sách "đặt vấn đề nhân quyền vào trọng tâm các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh ASEM ở Hà Nội" và Liên minh Âu châu phải "yêu sách trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và 6 vị giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (là Giáo hội truyền thống, độc lập, bị cấm hoạt động từ năm 1981)".
Qua Thư Ngỏ, các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu cũng nói lên mối quan ngại sâu xa về sự kiện thiếu dân chủ và tự do báo chí trong việc tổ chức Diễn Đàn Nhân dân ASEM 5 tại Hà Nội thượng tuần tháng 9 vừa qua, và tố cáo sự kiện "các xã hội dân sự Việt Nam vắng mặt tại Diễn đàn, báo chí Việt Nam và quốc tế bị ngăn cấm tham dự".
"Sự phẫn nộ trong thế giới đã thành phong trào dâng cao trước hiện trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam - là nước chủ nhà tổ chức Thượng đỉnh ASEM - mà lời kêu gọi hôm nay của 109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu đại biểu cho sự bất bình ấy", ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam, bình luận như thế khi đang hoạt động với các vị Dân biểu tại Quốc hội Âu châu ở thủ đô Bruxelles.
41 yếu nhân trong số 109 Dân biểu ký tên là những khuôn mặt sáng giá vừa đắc cử vào Quốc hội Âu châu sau khi Liên minh Âu châu nới rộng thành 25 quốc gia, như : ông Edward McMillan-Scott, Phó chủ tịch Quốc hội Âu châu, ông Hans-Gert Poettering, Chủ tịch Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu (EPP-ED, đảng đa số), ông Graham Watson, Chủ tịch Nhóm Liên minh Dân chủ và Tự do Âu châu, Bà Monica Frassoni và ông Daniel Cohn-Bendit, Đồng chủ tịch Đảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu (Green/ALE), ông Harlem Desir, bà Magda Kosane Kovacs, ba Pasqualina Napoletano và ông Jan Wiesma, Đồng Phó chủ tịch Đảng Xã hội Âu châu (ESP), ông Elmar Brok, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Âu châu, bà Hélène Flautre, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu, ông Charles Tannock và ông Johan Van Hecke, Đồng Phó Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu, ông Max Van den Berg, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển Quốc hội Âu châu, Cựu Ủy viên Âu châu bà Emma Bonino và ông Marco Pannella, lãnh đạo Đảng Cấp tiến Liên quốc gia, ông Vytautas Landsbergis, cựu Tổng thống Lithuania, ông Bronislaw Geremek, cựu Ngoại trưởng Ba Lan, ông Alain Lamassoure, cựu Bô trưởng Pháp, v.v... (Xin xem danh sách 109 vị Dân biểu dưới đây với những chức vụ quan trọng của những yếu nhân mà chúng tôi không thể ghi hết trên đây).
Bức Thư ngỏ của 109 vị Dân biểu Quốc hội Âu châu nhắc nhở rằng ngày khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh ASEM tại Hà Nội cũng là ngày mà đúng một năm trước đây "nhà cầm quyền Việt Nam tung chiến dịch đàn áp hung tợn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất". Các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu lấy làm tiếc cho sự kiện Quốc hội Âu châu ra Quyết nghị ngày 20.11.2003 kêu gọi cho tự do tôn giáo tại Việt Nam, thế nhưng "Việt Nam chẳng chịu trả tự do cho nhị vị giáo phẩm cao cấp Phật giáo (Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ). Cả hai vị từng trải qua trên 23 năm tù tội vì đã dấn thân vận động ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền".
Hiện nay Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, bị quản chế khắt khe vì Nhà nước tố cáo "lưu giữ những tài liệu bí mật quốc gia", dù không có án lệnh. Nhưng các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu thì cho rằng ""tội phạm" thực sự của hai ngài chỉ là sự gắn bó vĩnh viễn đối với tự do tôn giáo và nhân quyền".
Căn cứ những công ước mà Việt Nam tham gia ký kết, như Công ước quốc tế về Các quyền dân sự và chính trị, Hiệp định hợp tác kinh tế Liên Âu - Việt Nam năm 1995, cũng như nhu cầu thiết yếu về nhân quyền của một Nhà nước pháp quyền cho sự phát triển dài lâu, mà cũng là nền tảng cho tiến trình hợp tác Á Âu, các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu nhấn mạnh đến nghĩa vụ song đôi của Việt Nam, vừa là thành viên ASEM vừa là nước chủ nhà của Thượng đỉnh ASEM, Việt Nam phải bảo đảm thực sự các quyền cơ bản.
Bức Thư Ngỏ này được gửi đến Thủ tướng Luxembourg, Jean-Claude Juncker, là người chủ tọa Hội đồng Âu châu tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEM, Thủ tướng Hòa Lan, Jan Peter Balkenende, Ngoại trưởng Hòa Lan, Bernard Bot, hiện nay Hòa Lan giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh Âu châu, đồng thời Thư Ngỏ cũng gửi đến Chủ tịch Hội đồng Âu châu và 25 vị Nguyên thủ quốc gia trong Liên minh Âu châu.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ toàn văn bức Thư Ngỏ ấy :
Thư Ngỏ Gửi Liên Hiệp Âu Châu
Nhân Hội Nghị Thương Đỉnh Á-Âu (ASEM) Lần Thứ 5
Tại Hà Nội Từ 8 Đến 9-10-2004
Chúng tôi, thành viên của Quốc hội Âu châu, hết lòng quan tâm đến sự việc các xã hội dân sự bị cách ly tại Việt Nam. Bằng chứng là lần đầu tiên Nhà cầm quyền Việt Nam tổ chức Diễn đàn Nhân dân ASEM 5 trước Hội nghị Thưởng đỉnh ASEM, cắt đứt mối liên hệ giữa những tổ chức Phi chính phủ Âu Á với các chính phủ của họ. Cũng trên phương diện này, chúng tôi mạnh mẽ tố cáo sự vắng mặt có ý đồ của các xã hội dân sự Việt Nam tại Diễn đàn Nhân dân ASEM lần thứ 5 (từ ngày 6 đến 9.9.2004) và sự cấm đoán báo chí Việt Nam cũng như báo chí quốc tế tham gia Diễn đàn.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hết lòng quan tâm trước sự tiếp diễn giam cầm Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, là những nhà ly khai lỗi lạc và giáo phẩm cao cấp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Nhân Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần thứ 5 này, chúng tôi thúc giục Liên minh Âu châu và các quốc gia thành viên yêu sách trả tự do tức khắc cho nhị vị Hòa thượng.
Thượng đỉnh ASEM quy tụ các vị Nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng chính phủ 25 nước thành viên Liên minh Âu châu, Trung quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, cùng 10 nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á cũng như Hội đồng Âu châu trong hai ngày 8 và 9.10.2004. Thời điểm này trùng hợp với lễ kỷ niệm buồn đau ngày Nhà cầm quyền Việt Nam tung chiến dịch hung tợn đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Thế là đúng chẵn một năm, vào ngày 8.10.2003, Công an chận đường suốt 10 tiếng đồng hồ không cho chiếc xe chở hàng giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất lên đường, khi xe vừa rời khỏi cổng Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, nơi chư vị giáo phẩm họp Đại hội suy cử nhân sự mới vào Hội đồng Lưỡng viện giáo hội, trong khuôn khổ mà Thủ tướng Phan Văn Khải hứa hẹn gia tăng bao dung tôn giáo. Mặc dù một nghìn Tăng Ni, Phật tử đã xuất hiện bất ngờ dựng lên bức tường người bảo vệ, trong khi nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ bắt đầu cuộc tuyệt thực, nhưng rồi 11 vị giáo phẩm Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn bị bắt. Đức Tăng thống Thích Huyền Quang (87 tuổi năm nay) và vị Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa thượng Thích Quảng Độ (76 tuổi), người được đề cử ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2004, bị kết tội "lưu giữ tài liệu bí mật quốc gia" nên phải thi hành quản chế dù chẳng có án lệnh. Nhưng chúng tôi e rằng "tội phạm" thực sự của hai ngài chỉ là sự gắn bó vĩnh viễn đối với tự do tôn giáo và nhân quyền. Các Hòa thượng và Thượng tọa Thích Thiện Hạnh, Thích Tuệ Sỹ, Thích Viên Định, Thích Thanh Huyền, Thích Nguyên Lý, Đại đức Thích Đồng Thọ đều bị lệnh 2 năm quản chế hành chính. Hàng trăm ngôi chùa bị công an phong tỏa, Tăng Ni, tín đồ bị hăm dọa, sách nhiễu.

Quốc hội Âu châu đã lên tiếng tố cáo cuộc đàn áp này và kêu gọi trả tự do cho hàng giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua "Quyết nghị về vấn đề Tự do tôn giáo tại Việt Nam" thông qua ngày 20.11.2003. Bất chấp sự phản đối mạnh mẽ như thế, và bất chấp những nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền đề ra trong Hiệp định hợp tác kinh tế Liên Âu - Việt Nam năm 1995, Việt Nam chẳng trả tự do cho hàng giáo phẩm Phật giáo. Ngày hôm nay, Đức Tăng thống Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ bị cách ly cấm cố. Hai ngài đã từng trải qua trên 23 năm tù tội vì đã dấn thân vận động ôn hòa cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền.
Mục tiêu của tiến trình hợp tác Á Âu (ASEM) là khuyến khích đối thoại và phát triển giữa hai châu lục Âu Á trên nền tảng quan niệm rằng "công cuộc phát triển thông qua trao đổi, đầu tư và kinh tế sẽ không được bảo đảm, nếu dân chủ, nhà nước pháp quyền, xã hội dân sự và nhân quyền không được tăng cường" (Quyết nghị của Quốc hội Âu châu về tiến trình hợp tác Âu Á (ASEM) năm 1998). Là thành viên của ASEM và nước chủ nhà của Hội nghị Thượng đỉnh ASEM lần thứ 5, Việt Nam có bổn phận song đôi để thi hành các nghĩa vụ của mình.
Chúng tôi cất lời kêu gọi các vị Nguyên thủ và Thủ tướng các quốc gia Liên minh Âu châu, quý vị Chủ tịch Liên minh Âu châu và Hội đồng Âu châu hãy cương quyết đặt vấn đề nhân quyền vào trọng tâm các cuộc thảo luận tại Thượng đỉnh ASEM ở Hà Nội và, đặc biệt, yêu sách trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho Đức Tăng thống Thích Huyền Quang, Hòa thượng Thích Quảng Độ và 6 vị giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cũng như cho mọi công dân Việt Nam bị giam cầm vì hành xử ôn hòa các quyền tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội.
Đồng ký tên :
Ô. Edward H.C. McMILLAN-SCOTT, Phó chủ tịch Quốc hội Âu châu
Ô. Hans-Gert POETTERING, Chủ tịch Đảng Bình dân Âu châu và Dân chủ Âu châu
Bà Monica FRASSONI, Đồng chủ tịch Đảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu
Ô. Daniel Marc COHN-BENDIT, Đồng chủ tịch Đảng Xanh và Liên minh Tự do Âu châu
Ô. Graham R. WATSON, Chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ và Tự do Âu châu
Ô. Harlem DÉSIR, Đồng Phó chủ tịch Đảng Xã hội Âu châu
Bà Magda KOSANE KOVACS, Đồng Phó chủ tịch Đảng Xã hội Âu châu
Bà Pasqualina NAPOLETANO, Đồng Phó chủ tịch Đảng Xã hội Âu châu
Ô. Jan Marinus WIERSMA, Đồng Phó chủ tịch Đảng Xã hội Âu châu
Ô. Elmar BROK, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Âu châu
Ô. Michael CASHMAN, Phó chủ tịch Ủy ban Kiến nghị Quốc hội Âu châu
Ô. Michael GAHLER, Phó chủ tịch Ủy ban Phát triển Quốc hội Âu châu
Ô. Patrick GAUBERT, Phó chủ tịch Ủy ban Tự do dân sự, Công lý và Nội vụ Quốc hội Âu châu
Bà Satu HASSI, Phó chủ tịch Ủy ban Môi trường, Y tế công cộng và An ninh thực phẩm Quốc hội Âu châu
Ô. Ignasi GUARDANS CAMBO, Phó chủ tịch Ủy ban Hiến pháp vụ Quốc hội Âu châu
Ô. Daniel VARELA SUANZES-CARPEGNA, Phó chủ tịch Ủy ban Doanh thương quốc tế Quốc hội Âu châu
Ô. Stefano ZAPPALA', Phó chủ tịch Ủy ban Tự do dân sự, Công lý và Nội vụ Quốc hội Âu châu
Bà Hélène FLAUTRE, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu
Bác sĩ Charles TANNOCK, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu
Ô. Johan VAN HECKE, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội Âu châu
Bà Ana Maria R.M. GOMES, Phó chủ tịch Phân ban An ninh và Quốc phòng Quốc hội Âu châu
Ô. Paulo CASACA, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Quốc hội khối Phòng thủ Bắc Đại Tây dương
Ô. Antonio DI PIETRO, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Nam Phi
Bà Lilli GRUBER, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Vùng Vịnh
Ô. Bogdan Adam KLICH, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Belarus
Ô. Joost LAGENDIJK, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu - Turquie
Ô. Alain LIPIETZ, Chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với các nước thuộc cộng đồng Andine
Bà Marie-Arlette CARLOTTI, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu - ACP
Ô. Antoine DUQUESNE, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Mercosur
Bà Kinga GÁL, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu - Roumanie
Ô. Jelko KACIN, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu - Moldavie
Ô. Vytautas LANDSBERGIS, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu- Arménie, Liên minh Âu châu- Azerbạdjan và Liên minh Âu châu - Georgia
Ô. Romano Maria LA RUSSA, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Iran
Ô. Albert Jan MAAT, Phó chủ tịch các Ủy ban Hợp tác Liên Âu - Kazakhstan, Liên Âu-Kirghizistan và Liên Âu - Uzbekistan và các liên hệ với Tadjikistan, Turkmenistan và Mông Cổ
Bà Cecilia MALMSTROM, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội hỗn hợp Liên minh Âu châu - Croatie
Ô. Pawel Bartlomiej PISKORSKI, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Quốc hội khối Phòng thủ Bắc Đại Tây dương
Ô. Raul ROMEVA RUEDA, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Trung Mỹ
Bà Martine ROURE, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Trung quốc
Ô. José Ignacio SALAFRANCA SÁNCHEZ-NEYRA, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với Mercosur
Ô. István SZENT-IVÁNYI, Phó chủ tịch Phái đoàn Quốc hội Âu châu liên hệ với bán đảo Triều Tiên
Bà Zuzana ROITHOVA, Phó chủ tịch Ủy ban Thị trường Nội địa và Bảo vệ Người tiêu dùng
Ô. Alexander Nuno ALVARO
Ô. Alfonso ANDRIA
Ô. Kader ARIF
Bà Laima Liucija ANDRIKIEN
Bà Margrete AUKEN
Bà Irena BELOHORSKÁ
Ô. Max van den BERG
Bà Jana BOBOSIKOVÁ
Bà Emma BONINO
Ô. Mihael BREJC
Bà Frederika M.J. BREPOELS
Ô. Jan BXEZINA
Bà Kathalijne Maria BUITENWEG
Bà Charlotte CEDERSCHIOLD
Ô. Richard CORBETT
Ô. Marek Aleksander CZARNECKI
Ô. Ryszard CZARNECKI
Ô. Chris DAVIES
Ô. Panayiotis DEMETRIOU
Ô. Nirj DEVA
Ô. Augustín Díaz DE MERA GARCÍA CONSUEGRA
Ô. Gintaras DIDIOKAS
Bà Rosa M. DÍEZ GONZÁLEZ
Ô. Árpád DUKA-ZÓLYOMI
Bà Lena EK
Ô. Carlo FATUZZO
Bà Anna Elzbieta FOTYGA
Ô. Jas GAWRONSKI
Ô. BronisBaw GEREMEK
Bà Fiona Jane HALL
Ô. Malcolm HARBOUR
Bà Adeline HAZAN
Ô. Roger HELMER
Bà Jeanine HENNIS-PLASSCHAERT
Bà Sophia Helena in't VELD
Bà Piia-Noora KAUPPI
Bà Ewa KLAMT
Bà Eija-Riitta Anneli KORHOLA
Ô. Ole KRARUP
Ô. WiesBaw Stefan KUC
Ô. Alain LAMASSOURE
Bà Jean Denise LAMBERT
Bà Pia Elda LOCATELLI
Bà Caroline LUCAS
Bà Nam tưóc Sarah LUDFORD
Ô. David W. MARTIN
Bà Edith MASTENBROEK
Ô. Hans-Peter MAYER
Ô. Francesco MUSOTTO
Ô. Cem OZDEMIR
Ô. Justas Vincas PALECKIS
Ô. Marco PANNELLA
Ô. Rihards P*KS
Ô. Józef PINIOR
Ô. José Javier POMÉS RUIZ
Ô. Bernd POSSELT
Bà Frédérique RIES
Ô. Dariusz Kajetan ROSATI
Ô. Libor ROU
Ô. Leopold Józef RUTOWICZ
Ba Amalia SARTORI
Bà Luciana SBARBATI
Ô. Frithjof SCHMIDT
Bà Gitte SEEBERG
Bà Patrizia TOIA
Ô. Ari VATANEN
Ô. Luis YANEZ-BARNUEVO GARCÍA
Ô. Mauro ZANI

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.