Hôm nay,  

Dân Chủ Hóa Toàn Cầu

13/02/200000:00:00(Xem: 5627)
Có đối phó được với bản thân, con người mới có hy vọng đối phó với môi trường sống. Môi sinh này cụ thể có hai mặt: thiên nhiên và xã hội.

Trái đất thành hình như một hành tinh khoảng bốn ngàn triệu năm trước đây, nhưng loài người sơ khai xứng đáng được gọi là con người có trí tuệ chỉ phát triển được từ khoảng 250 ngàn năm. Đã vậy con người biết sống thành xã hội để sinh sôi nẩy nở mau lẹ cũng chỉ có từ khoảng 10 ngàn năm trước và nền văn minh cơ khí chỉ có từ 100 năm nay để con người có đủ phương tiện tìm hiểu và xác định được vị trí của mình trong thiên nhiên. Nói cách khác, so với tuổi của Trái đất, con người còn quá non trẻ.

Thiên nhiên không thù nghịch với sự sống trên hành tinh này. Trái lại thiên nhiên là mẹ của sự sống. Bà mẹ thiên nhiên đó đôi khi có khắc nghiệt, nhưng vẫn là mẹ hiền chăm sóc cho đứa con trưởng thành. Loài người không thể làm chủ được thiên nhiên, theo ý nghĩa bắt thiên nhiên phải tuân theo ý của mình, điều đó sẽ không thể có, có lẽ cũng chẳng bao giờ có, những dịnh luật của thiên nhiên là bất di dịch. Nhưng loài người lại có khả năng phá hoại thiên nhiên.
Với dân số lên đến 6 tỷ người vào cuối thế kỷ 20, với viễn tượng phát triển kỹ nghệ với đà gia tốc, hiểm họa phá hoại thế quân bình của môi sinh càng gia tăng, đưa đến những hậu quả khốc liệt cho sự sống. Một thí dụ nhỏ là ở những nước nào cần phát triển, nếu người ta ham lợi chặt cây đốn rừng bừa bãi, nước đó sẽ lãnh đủ những thiên tai. Mặt khác, ở những nước kỹ nghệ hóa nếu thả khói nhà máy không kiểm soát làm vỡ màng khí ozone bảo vệ trái đất, cả thế giới sẽ lãnh đủ tai họa. Tóm lại loài người chỉ có thể làm chủ môi sinh như làm chủ một vuờn bông, bảo vệ vun trồng cho thật tốt để nuôi sự sống, chớ không phải hủy hoại để tự diệt.

Một môi trường khác của sự sống là quan hệ của con người đối với con người. Con người từ thời tiền sử đã biết họp thành những xã hội để dựa vào nhau mà sống. Con người tạo ra xã hội, tất nhiên phải làm chủ xã hội, nhưng làm chủ theo cách nào" Từ thời xa xưa các dân tộc đã có những định chế xã hội chính trị để trở thành những quốc gia riêng biệt. Những định chế đó đã biến thiên với thời gian theo luật tiến hóa của nhân loại, để đến cuối thế kỷ 20, một sự thật đã được khẳng định. Mối tương quan giữa con người và con người, hay giữa một nước với một nước chỉ có thể được ổn định nếu không có một cá nhân hay một nhóm người nào độc quyền làm chủ những định chế đó.

Khi bước qua ngưỡng cửa của thế kỷ mới, nhân loại đã nghe thấy một tín hiệu rõ rệt. Các chế độ độc tài phải chết, bởi vì nó đã gây thảm họa cho các dân tộc, chính nó cũng đã gây ra những cuộc đại chiến thế giới có khả năng đưa đến nạn tận diệt. Dân chủ theo hình thức hiện nay không phải là chế độ tối ưu mà loài người đã đạt tới, nhưng ít ra trong bước tiến cho đến nay của nhân loại đó là chế độ tốt nhất cho sự phát triển trong ổn định. Gia dĩ dân chủ đã có sẵn những mầm mống của sự đổi mới, còn độc tài phi dân chủ chỉ có mầm mống của sự tự diệt. Tín hiệu đó tóm lại là nhân bản. Quyền con người đã đến lúc phải đặt trên mọi định chế xã hội.
Những tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã làm thế giới thu nhỏ lại, các quốc gia các dân tộc thấy gần gụi nhau hơn, và các mối tương quan cũng trở thành phức tạp hơn. Vì thế xu thế “toàn cầu hóa” càng trở nên bức thiết trong những năm đầu của thế kỷ 21. Toàn cầu hóa có nghĩa là hội nhập vào một mối để có môi trường thuận lợi cho sự giải quyết những tranh chấp theo nguyên tắc thương thảo dung hòa để đi đến đồng thuận. Bức thiết vì 2/3 dân số toàn cầu đang sống dưới mức nghèo khổ và đang cần gấp phải phát triển kinh tế. Chìa khóa của sự phát triển kinh tế là quan hệ mậu dịch quốc tế. Vì thế người ta đã nói nhiều đến việc hội nhập kinh tế toàn cầu, hay toàn cầu hóa kinh tế cũng vậy.

Thế nhưng cuộc họp của WTO vào cuối năm 1999 ở Seattle đã cho thấy những khó khăn và làm nổi bật lên một chủ đề mới: trước khi toàn cầu hóa kinh tế, cần phải toàn cầu hóa dân chủ. Trong phạm vi giao thương, sự đòi hỏi đó có nghĩa là WTO, một tổ chức có nhiệm vụ đặt ra những luật lệ chung cho mậu dịch quốc tế, theo dõi việc thi hành các luật lệ đó, cần phải được cải tổ cơ cấu cho có bình đẳng hơn để thích hợp với sự đa dạng của 135 nước hội viên phần lớn là nghèo và kém phát triển. Các cơ cấu quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc, cần phải thay đổi cơ cấu để thích ứng với thời đại mới là việc làm đúng với quy luật tiến hóa của nhân loại.

Nhưng tôi muốn có một ý nghĩa rõ rệt hơn về vấn đề “toàn cầu hóa dân chủ”. Sự toàn cầu hóa dân chủ phải bắt đầu từ những nước chưa có dân chủ. Nếu một nước chưa coi quyền con người là căn bản, chưa cho phép người dân được dùng lá phiếu trong các cuộc bầu cử tự do có giám sát quốc tế, nếu một nước còn giữ chế độ độc tài của một người hay một nhóm người, nước đó không có cách nào hội nhập với cộng đồng kinh tế và tài chính thế giới, dù đã được LHQ nhìn nhận là hội viên. Dân chủ hóa toàn cầu là điều kiện phải có để toàn cầu hóa kinh tế.

(Trích bài báo Xuân Việt Báo: Suy Tư Thiên Niên Kỷ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh trân trọng thông báo Lễ Tạ ơn Nghĩa Sinh năm 2019 sẽ được Phương đoàn Nghĩa Sinh Chicago tổ chức vào ngày 28/11/2019 tại Giáo xứ St. Henry Chicago
Nếu “quyền lực chánh trị” đã vượt khỏi phạm vi hoạt động, nếu “nền dân chủ” đã bị tướt đoạt bởi một nhóm người chánh trị toàn quyền, một hệ thống quan liêu, cửa quyền toàn trị hay những nhóm thế lực độc tài
Đối với một người đã giác ngộ, sẽ không còn thấy nữ tính và nam tính nữa. Với một số vị thường quán bạch cốt, sẽ thấy thân mình và người chỉ là một nhóm xương khô đang đi đứng nằm ngồi.
Kính thưa quý độc giả, quý thân hữu và thân chủ, Trước hết, Việt Báo xin trân trọng nói lên lòng biết ơn tới quý văn hữu đã góp bài viết, quý thân chủ quảng cáo, quý thân hữu và độc giả đã ủng hộ cho Việt Báo nhiều năm qua.
Hôm 29.10.2019 Lào bắt đầu cho vận hành đập thủy điện Xayaburi và tiếp theo sẽ là con đập Don Sahong. Đây là hai đập thủy điện nằm trên dòng chính sông Mekong, đã và đang gây rất nhiều tranh cãi giữa Lào, Thái Lan, Cambodia cũng như Việt Nam ở hạ nguồn Mekong.
Khoảng đầu tháng 11/2019, Trung Quốc đang giữ và điều tra giáo sư Đài Loan Shih Cheng-ping với cáo buộc tham gia vào các hoạt động "nguy hiểm với an ninh quốc gia".
GENEVA - Cơ quan thông tin năng lượng IEA cho biết: tuy thế giới đề ra chỉ tiêu giảm khí thải carbonic, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu hóa thách còn tăng ít nhất 2 thập niên.
ROME - Nhà lãnh đạo Catholic toàn cầu hô hào kỹ nghệ cao loại bỏ thông tin, hình ảnh ấu dâm trên mạng toàn cầu để ngăn trẻ em tiêp cận.
ANKARA - Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách hồi hương 1 tình nghi ISIS là công dân Mỹ. Anh ta đang mắc kẹt tại biên giới Hy Lạp/Thổ Nhĩ Kỳ từ 3 ngày.
Ba người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong một vụ nổ súng tại khu vực Los Angeles vào sáng Thứ Năm.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.