Hôm nay,  

Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển Ra Mắt Tại San Jose

23/03/200200:00:00(Xem: 3814)
(San Jose) - Vào lúc 2 giờ chiều ngày 17-3-2002 thi tập Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển của Đào Văn Bình đã được long trọng ra mắt tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cựu Tù Nhân Chín Trị Bắc Cali 722 đường số 9 thuộc Thành Phố San Jose. Khoảng 100 quan khách, thân hữu và cựu tù nhân chính trị đã tới để yểm trợ cho buổi ra mắt sách mặc dù trời California đổ mưa và lạnh bất ngờ . Trong phần giới thiệu thân thế tác giả, thẩm phán Phạm Hải Hồ - cựu tù nhân chính trị và cũng là nhà bình luận dưới bút hiệu Vong Quốc Nhân đã phát biểu rằng Ô. Đào Văn Bình trong suốt thời gian định cư tại Hoa Kỳ trong 17 năm qua đã dành hầu hết thì giờ để đấu tranh chống cộng, hoạt động cho Tổng Hội Cựu TNCT/VN và sáng tác văn học. Trong phần nhận định tác phẩm nhà văn Diệu Tần - cựu tù nhân chính trị, một nhà văn quân đội đoạt nhiều giải thưởng về bộ môn kịch và cũng là một thuyền nhân đã trung thực nói như sau: "Sức làm việc bền bỉ và sự xuất hiện Thiên Sử Thi này của nhà văn nhà thơ Đào Văn Bình là những viên đá đầu tiên, là niềm hứng khởi, rất đáng được tuyên dương, rất đáng được hủng hộ". Tuy nhiên nhà văn Diệu Tần còn đưa thêm nhận xét là:

"Riêng tôi nghĩ công tác hay nhiệm vụ lập được một cuốn sử thi vĩ đại cho người vượt biển có quy mô rộng lớn cả bề dày lẫn nội dung giá trị, thật phong phú, đa dạng cần có một tập thể ngồi chung với nhau, có phương tiện, có thời gian mới gánh vác nổi." Trong tập sử thi, nhà văn Diệu Tần thích nhất bài thơ Mẹ Đưa Con Vượt Biên khi đưa ra lời nhận xét: "Nếu bài Đi Chùa Hương của Nguyễn Nhược Pháp nói được tâm sự cô gái thời bình khi mới biết yêu, bài Mẹ Đưa Con Vượt Biên của Đào Văn Bình trong thời nhiễu nhương, nói lên được nỗi đau đớn xót xa, người cha bị tù cải tạo, người mẹ phải đẩy con ra biển cả tìm lẽ sống" Cũng trong phần nhận định tác phẩm, nhà thơ Hà Thượng Nhân - với kinh nghiệm của một đời người làm thơ và sống chết với thơ đã nhận định như sau: " Thơ là cuộc sống. Tất cả các kỹ thuật là để mô tả cuộc sống. Mô tả được cuộc sống là người viết đã đạt được mục đích. Tam Nguyên Trần Bích San đã nói: Địa vô sơn thuỷ vô kỳ khí, nhân bất phong sương vị lão tài. Nhà phê bình lớn của nước Pháp nói: L'art ne fait que de la poésie, l'aime seule est poète. Chỉ cuộc sống mới là da, là thịt của tác phẩm. Ở đây ngồn ngộn sự sống, viết không kịp, kể không kịp, phải kêu lên, phải gào lên. Cho nên nhiều khi Đào Văn Bình đã vứt bỏ hết để lột trần sự thật. Người đọc nhìn thấy, cảm thấy. Như thế là đủ rồi. Nhưng không phải tất cả tập thơ là như vậy. Ở nhưng chỗ khác thơ Đào Văn Bình đã đạt tới kỹ thuật ở mức độ cao. Ông xử dụng mọi luật thi, từ lục bát đến thơ mới, đến song thất , đến thất ngôn, đến cả thơ tự do. Mà ở thể thơ nào ông cũng tỏ ra thành thạo.Đây là điểm ít tìm thấy ở những quyển thơ mà tôi đã đọc. Điểm thứ hai là Đào Văn Bình đã viết bằng cả một tấm lòng. Sự thành thực đã khiến người đọc cảm động, quên đi những vụng về, thô tháp. Những bài thơ tứ tuyệt như Trong Nhà Thờ, Bên Đền Thánh, Trong Chùa tách riêng là những bài thơ hay.

Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển là tác phẩm thứ bảy của Đào Văn Bình dày 152 trang (không kể Lời Tựa và Lời Bạt) gồm ba tập. Tập 1: Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển (97 trang) đã được nhà thơ Cung Trầm Tưởng nhận giới thiệu trong lời tựa "Với một quy mô rộng lớn, nội dung phong phú, ngôn ngữ nhiều sắc vẻ và cấu trúc chương tiết liên hoàn, Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển là một tác phẩm văn chương kiêm sử liệu, soi rọi cho người đọc những khúc mắc chìm nổi của một bi kịch vĩ đại và phi thường của lịch sử Việt Nam nói riêng và của lịch sử loài người nói chung. "Tập 2: Thơ Nhìn Về Tổ Quốc dày (33 trang) và Tập 3: Cộng Oán Ngâm Khúc là một trường thi dày 22 trang đã được nhà văn Tâm Thanh (Na Uy) nhận xét như sau trong Lời Bạt : "Trường ca Cộng Oán Ngâm Khúc thật là thống thiết. Lời thơ bình dị mà thấm thía. Nhiều câu có thể trở thành ca dao thời đại. Tôi tin rằng nếu được phổ biến rộng rãi, ngâm khúc này sẽ trở thành một khúc trường ca dân gian, một bia đá ngàn đời lên án bọn cộng sản hại dân hại nước".

Trước cử tọa và quan khách yên lặng và vẫn còn muốn lắng nghe Ô. Đào Văn Bình đã trả lời ba câu hỏi của Ô. Đào Trung Chính là người điểu khiển chương trình:

Hỏi: Tại sao phải để cao trào vượt biển chấm dứt ông mới cho ra tác phẩm này:

Đáp: Phải để bất cứ một biến cố lịch sử trọng đại nào lắng xuống và chấm dứt thì chúng ta mới có một cái nhìn toàn cảnh về nó. Nếu như vào năm 1987 hay 1988 chẳng hạn mà tôi cố gắng cho ra đời thiên sử thi này thì tôi chỉ nhìn thấy một phần của thảm kịch nhân loại diễn ra trên Biển Đông mà thôi.

Hỏi: Theo truyền thống - sử thi là một trường thi tức là một bài thơ dài duy nhất để mô tả biến cố. Tại sao ở đây ông lại theo hình thức dùng nhiều bài thơ để hoàn thành một sử thi "

Đáp: Các trường thi như Đoạn Trường Tân Thanh, Cung Oán Ngâm Khúc hay Chinh Phụ Ngâm là những trường thi và thường có nhiều đoạn chuyển tiếp - hoặc để tả cảnh hoặc để tả những giây phút nhàn rỗi của các nhân vật trong truyện. Nhưng trong những chuyến vượt biên, khởi đi từ lúc đóng tiền, ra bến bãi, cho đến khi lên đênh trên biển cả thì đều là những giây phút kinh hoàng. Cho nên không thể có một lời thơ, ý thơ nào gọi là chuyển tiếp hay ung dung nhàn tản. Mỗi câu thơ phải là những lo sợ, hãi hùng, khi phải đối đầu với cái chết và hải tặc. Do đó theo tôi nghĩ chỉ những bài thơ tách rời thì mới có thể đáp ứng nhu cầu này.

Hỏi: Trong tập ba ông viết trường thi Cộng Oán Ngâm Khúc với ý gì "

Đáp: Khi sáng tác trường thi này tôi noi gương Cụ Nguyễn Du xót thương cho thân phận nàng Kiều ở Trung Hoa mà phiên dịch tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh, Cụ Nguyễn Gia Thiều xót thương cho thân phận nàng cung nữ mà sáng tác nên Cung Oán Ngâm Khúc. Còn tôi xót thương cho thân phận của các cô gái quê nghèo Việt Nam (Theo thống kê của Bệnh Viện Chợ Rẫy mỗi tháng có 850 cô gái đến khám bệnh) để lấy các anh chàng Đài Loan khuyết tật đáng tuổi cha mình để sống đời tôi mọi , không ngoài mục đích có được 1000 đô la để cha mẹ sống cầm chừng trong một đất nước mà Xã Hội Chủ Nghĩa như một cái gông đóng lên đầu người dân không sao thoát khỏi cảnh đời khốn kiếp.

Buổi ra mắt đã được phong phú hóa bởi các mục ngâm thơ và thổi sáo của Thi Cầm và Phan Văn Khoa. Về phiá các văn nghệ sĩ hiện diện người ta nhận thấy có: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng - Chủ Nhiệm Báo Văn, Ô. Vũ Quang Trân - Chủ Tịch Văn Bút Bắc Cali,Nhà thơ Trường Giang, Nhà thơ Hạo Nguyên Nguyễn Tấn Ích, nhà thơ Hà Ngọc Lân, Trần Anh Lan.

Quý vị độc giả nào muốn có sách xin gửi chi phiếu : Hoa Kỳ 10 MK, Canada 13 MK, Úc Châu & Âu Châu 15MK về địa chỉ: P.O. Box 1808 San Jose, Ca 95109 (chi phiếu xin đề Đào Văn Bình).

Vài nhận xét về Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển của Đào Văn Bình
Hà Thượng Nhân

Cung Trầm Tưởng đã viết rất kỹ về Thiên Sử Thi Của Người Vượt Biển. Đây là một thiên sử thi không theo cung cách sử thi Odyssey của Hy Lạp. Các thi nhân ngày xưa khi phương tiện ấn loát chưa có đã đi hát rong thơ, kể lại những biến cố lịch sử bằng thơ kiểu Homère. Sử thi thường là một thi phẩm trường thiên. Thi phẩm của Đào Văn Bình không theo quy luật ấy. Thi phẩm gồm 54 bài thơ lắp ráp thành một thảm kịch, một thảm kịch có một không hai trong lịch sử nhân loại - thảm kịch trốn tìm tự do - chết một nửa và sống một nửa. Nhà thơ Phạm Hải Hồ đã giới thiệu tác giả, nhà văn Diệu Tần đã giới thiệu tác phẩm cho nên tôi chỉ nhận xét về tập thơ. Các nhận xét đầu tiên của tôi là: Tập thơ của Đào Văn Bình là sự sống. Nó là tiếng thét khinh hoàng, là lời nguyền rủa thậm từ đối với một chế độ vô cùng bạo ngược vô cùng bất nhân. Bởi thế những quy luật thông thường của thơ không cần thiết nữa. Âm điệu du dương là âm nhạc mà tiếng sấm, tiếng sét, tiếng đập mạnh trên mảnh tôn cũng là một thứ âm nhạc. Vần điệu êm dịu là thơ mà từ ngữ thô tháp cũng là thơ miễn là đặt đúng vị trí của nó. Lúc phẫn hận người ta không thể nói năng nhẹ nhàng.

Thơ là cuộc sống. Tất cả các kỹ thuật là để mô tả cuộc sống. Mô tả được cuộc sống là người viết đã đạt được mục đích. Tam Nguyên Trần Bích San đã nói: Địa vô sơn thuỷ vô kỳ khí, nhân bất phong sương vị lão tài. Nhà phê bình lớn của nước Pháp nói: L'art ne fait que de la poésie, l'aime seule est poète. Chỉ cuộc sống mới là da, là thịt của tác phẩm.

Ở đây ngồn ngộn sự sống, viết không kịp, kể không kịp, phải kêu lên, phải gào lên. Cho nên nhiều khi Đào Văn Bình đã vứt bỏ hết để lột trần sự thật. Người đọc nhìn thấy, cảm thấy. Như thế là đủ rồi. Nhưng không phải tất cả tập thơ là như vậy. Ở nhưng chỗ khác thơ Đào Văn Bình đã đạt tới kỹ thuật ở mức độ cao. Ông xử dụng mọi luật thi, từ lục bát đến thơ mới, đến song thất , đến thất ngôn, đến cả thơ tự do. Mà ở thể thơ nào ông cũng tỏ ra thành thạo. Đây là điểm ít tìm thấy ở những quyển thơ mà tôi đã đọc. Điểm thứ hai là Đào Văn Bình đã viết bằng cả một tấm lòng. Sự thành thực đã khiến người đọc cảm động, quên đi những vụng về, thô tháp. Những bài thơ tứ tuyệt như Trong Nhà Thờ, Bên Đền Thánh, Trong Chùa tách riêng là những bài thơ hay mà tôi xin trích dẫn ở đây:

Trong Nhà Thờ:
Giáo đường vắng tiếng chuông reo
Lạnh trên cung thánh buồn theo lối vào
Rêu sầu phủ kín tường cao
Bên trên tượng Chúa lệ trào bờ mi

Bên Đền Thánh:
Câu đối hoành phi mục nát rồi
Miếu đường ngơ ngác đãi trăng soi
Bốn nghìn năm ấy chừ xa lạ
Quốc Tổ có về cũng khóc thôi.

Trong Chùa:
Nam Mô Đức Phật Di Đà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay (Vũ Hoàng Chương)
Giặc về giặc báo hôm nay
Sư tan bốn nẻo, ni đày mười phương
Quỷ dòm vào tận thiền môn
Quốc doanh sư giả cho buồn lòng ai
Tiêu sơ phủ kín đêm dài
Não nề chuông điểm thêm vài tiếng than
Đời tu vốn đã cơ hàn
Chiếc roi hộ khẩu phá tan cửa chùa.

Những vần thơ hay như thế không ít trong tập thứ hai. Thì giờ không cho phép tôi nói nhiều. Tôi chỉ mong mỗi vị có trong tay một cuốn để đọc để suy nghĩ để căm thù cộng sản hơn. Đó chính là ước vọng của những người muốn ngày quang phục quê hương gần gũi hơn. Đó chính là ước vọng của những người tị nạn như chúng ta. Đó chính là ước vọng của tổ chức cựu tù nhân chính trị.

Hà Thượng Nhân
17-3-2002

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.