Hôm nay,  

Đức Tin Tôn Giáo

22/01/200000:00:00(Xem: 5867)
Vào đầu thế kỷ 21, mục tiêu đấu tranh của những người chống lại các chế độ cộng sản là gì" Những ngày cuối thế kỷ 20, tôi đã đề cao cuộc tranh đấu cho nhân quyền trên toàn thế giới nhân ngày kỷ niệm 50 năm quốc tế nhân quyền tháng 12 năm 1998. Cuộc đấu tranh đó vẫn tiếp tục, nhưng tôi nghĩ vào đầu thế kỷ mới, một mũi nhọn sắc bén hơn nữa đã thoát ra từ quyền con người. Đó là quyền tự do tín ngưỡng.

Nhân quyền bao quát nặng về lãnh vực thế tục nhưng một trong những quyền quan trọng nhất của con người lại nặng về tâm linh. Đó là quyền được tự do có đức tin tôn giáo. Các chế độ cộng sản đã bắt buộc phải đổi mới kinh tế mở cửa với thế giới bên ngoài để tìm đường sống như Trung Quốc và Việt Nam tại sao vẫn phải ra sức đàn áp những đòi hỏi tự do tôn giáo" Đó là vì họ vẫn bị ám ảnh bởi sự sụp đổ của Liên Sô làm tan vỡ thế giới cộng sản. Và một trong những bàn tay đập tan bức tường Bá Linh là bàn tay của các nhóm có niềm tin tôn giáo bất khuất dưới chế độ cai trị của cộng sản.

Tôi vẫn nói cứ nhìn xem chỗ nào cộng sản cuống cuồng ra tay đàn áp dữ dội nhất, chỗ đó là chỗ yếu nhất của họ. Và trong sự đàn áp tâm linh, cộng sản càng làm mạnh họ càng thất bại. Tôi xin cử một thí dụ điển hình. Đó là việc đào tị của một vị Lạt ma đứng hàng thứ ba trong hệ thống lãnh đạo tinh thần của Phật giáo Tây Tạng, Lạt ma trẻ tuổi Karmapa đã trốn qua Ấn Độ. Sau khi chiếm được Hoa lục năm 1949, Trung Cộng đã chiếm luôn Tây Tạng và năm 1959, quân đội của Bắc Kinh đã tiến vào lãnh thổ này để ra tay đàn áp dữ dội phong trào đòi độc lập của người Tây Tạng, khiến Đức Đạt Lai Lạt Ma phải bỏ nước ra đi đem theo hàng ngàn đệ tử sang tị nạn tại Ấn Độ. Hơn 40 năm đã trôi qua kể từ ngày Bắc Kinh áp đặt một chế độ cai trị hà khắc lên đầu dân Tây Tạng, nhưng hình ảnh của Đạt Lai Lạt Ma không hề phai mờ trong tâm trí người dân Tây Tạng. Và đến nay việc Karmapa đào tị là hình ảnh rõ rệt nhất nói lên sự thất bại của chủ trương tiêu diệt những truyền thống văn hóa và tôn giáo Tây Tạng.

Tây Tạng chỉ là một lãnh thổ nghèo hẻo lánh ở bên cái nóc nhà của Thế giới là ngọn Hy Mã Lạp sơn, tại sao Bắc Kinh quan tâm đến như vậy" Sự sụp đổ của Liên Sô là một cơn ác mộng cho Mao Trạch Đông và những thế hệ lãnh đạo già kế tiếp ông ta ở Trung Quốc. Một cơn ác mộng rất hiện thực vì nó có trình tự diễn tiến, có lớp có lang như một vở kịch. Lớp lang đó là mảnh nhỏ ở xung quanh bể trước, sau đó tự nó đưa đến sự tan vỡ không thể tránh của phần trung tâm. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo Trung Cộng ngày nay rất nhậy cảm với vấn đề thống nhất lãnh thổ. Sau khi thâu hồi được Hong Kong và Macao, vấn đề quan trọng nhất của Bắc Kinh là lấy được Đài Loan, nhưng nếu Tây Tạng tuột ra khỏi tầm tay, việc thâu hồi Đài Loan chỉ là vô vọng.

Cái gì làm những mảnh đó bể" Bom nguyên tử không thể làm nó bể, nhưng có một sức mạnh ghê gớm hơn làm nó bể. Đó là đức tin tôn giáo. Sự đề kháng của đức tin là bất bạo động, nhiều khi chỉ là thầm lặng thụ động, nhưng đức tin khi đã đến với con người thì không có cách nào lay chuyển nổi và cũng không có thời gian nào làm phai mờ được. Chính đó là lý do cộng sản sợ tôn giáo. Nói một cách thật tổng quát, cộng sản sợ những khối người có khả năng kết hợp thật rộng lớn và tuột ra khỏi tầm tay kiểm soát của họ. Mà sự kết hợp chặt chẽ nhất, keo sơn nhất của con người là ở đâu nếu không phải ở tâm linh của họ. Chúng ta đã thấy Bắc Kinh hoảng sợ như thế nào trước phong trào Pháp luân công, các phong trào khí công, các tôn giáo như Công giáo, Tin Lành và những cái mà họ mệnh danh là “tà giáo” chỉ vì họ không kiểm soát được.
Và bây giờ hãy nhìn đến Việt Nam. Cái gì Trung Quốc làm là Việt Nam cũng làm y như vậy, cái tập quán theo đóm ăn tàn này có vẻ đã thấm sâu vào các ông bảo thủ già nua trong chế độ Hà Nội. Chúng ta đã thấy Hà Nội đàn áp tự do tín ngưỡng như thế nào, nhất là đối với các vị lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, xiết chặt kiểm soát Giáo hội Công giáo có liên hệ với Vatican và gần đây tìm cách tiêu diệt đức tin của Phật giáo Hòa Hảo. Sự đấu tranh kiên cường của các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo là một hiện tượng rất có ý nghĩa. Có người nói Phật giáo Hòa Hảo chỉ là một tôn giáo địa phương ở miền Tây Nam phần Việt Nam nên không thể làm thay đổi được tình hình cả nước. Tôi không nghĩ như vậy. Phật giáo Tây Tạng cũng là một phong trào đấu tranh địa phương, vậy tại sao làm Bắc Kinh hoảng sợ" Tây Tạng chỉ là một mảnh nhỏ, nhưng khi nó bể, nó sẽ đưa đến tiến trình làm bể luôn mảnh ở giữa. Tôi không nghĩ Phật giáo Hòa Hảo làm bể một lãnh thổ Việt Nam, nhưng có khả năng làm vỡ một cái khác có lẽ đáng sợ hơn đối với các chế độ cộng sản. Đó là làm bể một mảng của cái luới sắt úp chụp lên tâm linh dân tộc, giam hãm tự do tín ngưỡng của cả nước. Tiến trình đã thấy là khi một mảnh nhỏ bể, cả chế độ cũng sụp.

Chúng ta đã tranh đấu cho nhân quyền từ mấy chục năm nay, vậy mà nhân quyền vẫn còn bị chà đạp ở nhiều nơi, vậy đấu tranh cho tự do tôn giáo có gì lợi thế hơn để gọi là mũi nhọn sắc bén" Ở đây có một định luật rất đơn giản về chiến lược nhưng tôi vẫn muốn nêu lên cho rõ. Cái gì đánh dễ, đỡ cũng dễ. Cái gì đánh khó, rất khó đỡ. Tranh đấu cho nhân quyền là một trận đánh dễ tiến hành vì mặt trận tản ra quá rộng và quá mỏng, Cộng sản đễ chống đỡ. Tự do tôn giáo là một đòn đánh tụ vào một điểm chính xác nên rất khó đỡ. Nhưng cũng vì thế tranh dấu cho tự do tôn giáo không phải chuyện dễ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.