Hôm nay,  

Liên Đồn 5 Biệt Động Quân, Những Trận Đánh Lớn Ơû An Lộc

27/05/199900:00:00(Xem: 24448)
* Tổng lược tình hình trận chiến An Lộc:
Như đã trình bày trong các số trước, trận chiến An Lộc bùng nổ từ ngày 13 tháng 4/1972 bằng cuộc tấn công cường tập của 7 trung đoàn CSBV. Trong giai đoạn đầu từ 13/4/1972 đến thượng tuần tháng 6/1972, lực lượng chính bảo vệ An Lộc và khu vực ngoại vi là Sư đoàn 5 Bộ binh, liên đoàn 3 Biệt động quân, 2 tiểu đoàn 5 và 8 thuộc lữ đoàn 2 Nhảy Dù, lực lượng Pháo binh... Trong khi tiến hành các trận tấn công cường tập vào tại tỉnh ly Bình Long nhằm ngăn chận lực lượng VNCH tăng viện, Cộng quân đã tung quân chiếm và tổ chức chốt chận trên Quốc lộ 1. Để giải tỏa áp địch và tiếp ứng cho quân trú phòng tại An Lộc, bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 đã cho thành lập lực lượng đặc nhiệm với thành phần: Sư đoàn 21 Bộ binh, trung đoàn 15/Sư đoàn 9 Bộ binh và tiểu đoàn 6 Nhảy Dù.
Ngày 8 tháng 6/1972, đơn vị đầu tiên của lực lượng đặc nhiệm là tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đã bắt tay được với tiểu đoàn 8 Nhảy Dù đang phòng ngự ở phía Nam An Lộc, vòng đai bảo vệ thị xã được nới rộng. Lần lượt các đơn vị tử thủ được các đơn vị bạn thay thế để về tuyến sau dưỡng quân và tái chỉnh trang. Cuối tháng 6/1972, liên đoàn 5 Biệt động quân do trung tá Ngô Minh Hồng-liên đoàn trưởng- chỉ huy, được trực thăng vận từ Lai Khê vào An Lộc để thay thế cho một liên đoàn bạn.

* Liên đoàn 5 Biệt động quân, từ mặt trận Quảng Trị đến Bình Long:
Là một trong những liên đoàn Biệt động quân tiếp ứng của bộ chỉ huy Biệt động quân Quân khu 3, liên đoàn 5 Biệt động quân là lực lượng trừ bị của Quân đoàn 3. Khi cuộc chiến Mùa hè 1972 bùng nổ tại phía Bắc tỉnh Quảng Trị, liên đoàn 5 Biệt động quân được bộ Tổng tham mưu điều động tăng viện cho mặt trận giới tuyến. Tại Đông Hà, cùng với các binh đoàn bạn: trung đoàn 57 BB, liên đoàn 4 Biệt động quân, lữ đoàn 1 Kỵ binh, liên đoàn 5 Biệt động quân phòng thủ tuyến Đông Hà.
Đầu tháng 5/1972, toàn bộ lực lượng VNCH tại mặt trận Quảng Trị triệt thoái về phía Nam sông Mỹ Chánh, liên đoàn 5 Biệt động quân trở lại chiến trường miền Đông, một thành phần của liên đoàn được điều động làm nỗ lực chính giải tỏa áp lực địch tại Đất Đỏ và Xuyên Mộc. Đầu tháng 6/1972, liên đoàn rời chiến trường Phước Tuy để tăng viện cho mặt trận Bình Long. Theo kế hoạch của bộ Tư lệnh Quân đoàn 3, liên đoàn lên Chơn Thành, một quận lỵ thuộc tỉnh Bình Long, nằm ở phía Nam An Lộc. Tại đây, ba tiểu đoàn của liên đoàn cùng với các đơn vị bạn nỗ lực giải tỏa áp lực địch tại Suối Tàu Ô. Những trận đánh đẩm máu đã diễn ra quanh khu vực này. Cuối tháng 6/1972, liên đoàn được lệnh trở lại Lai Khê để hành quân trực thăng vận vào An Lộc. Tại chiến trường này, liên đoàn 5 Biệt động quân là binh đoàn xung kích phản công đánh bật Cộng quân ra khỏi một số vị trí trọng yếu. Một trong những nỗ lực chính của liên đoàn là tiểu đoàn 30 Biệt động quân. Đây là một trong những đơn vị đã lập nhiều chiến tích tại các chiến trường ở Miền Đông Nam phần.

* Tiểu đoàn 30/liên đoàn 5 Biệt động quân tại mặt trận An Lộc theo hồi ký của một đại đội trưởng:
Để giúp bạn đọc thấy được tinh thần chiến đấu kiên dũng và những gian khó của một đơn vị VNCH tại mặt trận An Lộc, trong phần đoạn này, chúng tôi xin lược trích hồi ký của cựu đại úy Nguyễn Phán, nguyên sĩ quan Liên đoàn 5 Biệt động quân. Vào mùa hè 1972, anh Nguyễn Phán là một trong ba tân thiếu úy xuất thân khóa 24 Võ Bị Quốc Gia Đà lạt được bổ sung cho tiểu đoàn 30 Biệt động quân. Chỉ trong tháng 6/1972, hai trong 3 sĩ quan này đã vĩnh viễn ở lại với chiến trường, còn anh Phán tiếp tục chiến đấu dưới quân kỳ của Liên đoàn 5 Biệt động quân cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến 30 tháng 4/1972. Kể lại chuyện chiến trường xưa, đơn vị cũ, đồng đội thân thương với tấm lòng một người cựu binh, anh Nguyễn Phán đã ghi lại kỷ niệm một phần đời quân ngũ qua bài hồi ký: An Lộc, Một Lần Tôi Đã Đến. VB hân hạnh giới thiệu đến bạn đọc một số trích đoạn rất cảm động và bi tráng được viết với một bút pháp chân thực và đầy thuyết phục của người lính mũ nâu Nguyễn Phán:
Sau khi giải tỏa áp lực địch tại hai quận Đất Đỏ và Xuyên Mộc, tiểu đoàn về dưỡng quân và mừng chiến thắng tại Long Điền, Phước Tuy. Chưa được nghỉ đôi ngày, đơn vị nhận được lệnh lên Chơn Thành, cùng một số đơn vị bạn mở đường đổ bộ vào An Lộc. Chính tại nơi đây, trên con lộ máu 13, bên bờ con suối Tàu Ô, Lê Văn Lẹ, một người bạn cùng khóa, cùng tiểu đoàn với tôi đã vĩnh viễn nằm xuống. Cũng như Tiến, Lẹ đã chết khi dẫn một trung đội tấn công vào chốt của địch. Thế là mới hơn 1 tháng, ba đứa cùng về đơn vị thì nay hai đứa đã ngàn đời ngủ yên trên ngọn đồi dành riêng cho lính. Một mình tôi ở lại với nỗi nhớ khôn nguôi và đối diện với cuộc chiến khốc liệt đang ở phía trước. Cuộc hành quân đường bộ vào An Lộc nửa chừng được lệnh ngưng. Đơn vị rút quân về Chơn Thành chờ lệnh mới. Chính tại thị trấn nhỏ, buồn hiu hắt này, tôi mới cảm nhận trọn vẹn tình nghĩa Quân Dân. Phải chăng trong khốn cùng nguy biến, con người dễ cảm thông, gần gủi, yêu thương nhau một cách rất con Người. Có lẻ trong cái mong manh của chết sống cận kề, rủi may từng phút, lòng người dễ mở rộng với nhau.


Đến bây giờ tôi vẫn chưa quên buổi chiều hôm ấy khi tôi ghé lại thăm một gia đình để báo tin Lẹ mất. Cả gia đình đều khóc, như khóc một người thân vừa mất. Gia đình này, tôi và Lẹ mới quen biết trong một tuần trong lúc chờ vào vùng hành quân. Đặc biệt, tôi không thể nào quên những giọt nước mắt chảy ra để tiếc thương người bạn của tôi từ một cô gái. Một cô gái còn đang còn độ tuổi đi học. Những giọt nước mắt thơ ngây, thánh thiện. Đêm đó, tôi cũng lặng lẽ khóc trong căn lều riêng của mình. Tháng 6/1972 đã cướp mất đi hai người bạn cùng khóa của tôi cùng chung đơn vị.
Vào cuối tháng 6/1972, Liên đoàn 5 BĐQ của chúng tôi được lệnh rút về Lai Khê để hành quân trực thăng vận vào An Lộc. Lai Khê, một thị trấn của lính, nơi đây không có chỗ cho nỗi buồn. Các quán lúc nào cũng ăm ắp thực khách với đủ các sắc lính. Đầu tháng 7/1972, chúng tôi được trực thăng vận vào An Lộc. Vào thời điểm này, địch quân bị thiệt hại nặng nên không đủ sức tấn công như trước, tuy nhiên chiến sự vẫn còn xảy ra chung quanh thị xã và áp lực địch vẫn còn rất nặng. Phi trường Quản Lợi, Nhà thương Tân Lợi và nhất là Đồi Gió vẫn trong phạm vi kiểm soát của địch quân. Chúng tôi vào thay đơn vị bạn với một nhiệm vụ thật rõ: giải tỏa áp lực địch, chiếm lại những vị trí chiến lược như Đồi Gió, Khu Kỹ nghệ Tân Lợi, phi trường Quảng Lợi, đồn điền cao su Xa Cam... khu nhà thương Minh Đức.
Từ phi cơ nhìn xuống, cảnh vật thật điêu tàn, những đồn điền cao su xanh màu thẳng tắp của những ngày nào đã bị cày nát bởi đạn pháo từ hai phía. Những vùng đất đỏ đầy hố bom như những vết rỗ trên khuôn mặt của những người lên sởi. Thành phố chỉ còn là những đống gạch vụn, hoang tàn và đổ nát. Phi cơ bổ nhào xuống, chúng tôi được lệnh rời nhanh bãi đáp, vì nơi đây cũng là điểm pháo. Người lính tử thủ đầu tiên của tôi là người bạn cùng khóa, Trương Thành Minh, có biệt hiệu Tây nhà đèn. Vì Minh nói tiếng Pháp cũng trôi chảy như tiếng Việt. Hai đứa chỉ kịp chào nhau, Minh lên máy bay trở lại hậu phương, còn tôi trên đường vào vùng bão lửa. Tôi còn nghe văng vẳng tiếng Minh dặn dò: "Di chuyển nhanh đi Phán, coi chừng địch pháo". Không ngờ đó những lời cuối cùng của Minh nói cùng tôi, vì sau đó ít lâu Minh đã nằm xuống trên chiến trường Bình Dương.
Khi đơn vị của chúng tôi di chuyển được vài trăm mét thì pháo địch ập đến. Tiếng phi cơ gầm thét, tiếng rên la của những người lính bị thương, tiếng pháo nổ, đạn bay đã tạo nên một cảnh hết sức bi hùng. Đơn vị chúng tôi vào An Lộc đã được dàn chào như thế đó. Dù các phi công bay trong phi vụ này đều thuộc loại "xịn" nhưng vì bãi đáp quá hẹp cùng với pháo địch dày dặc nên thiệt hại là điều không tránh khỏi. Đợt chuyển quân này có ba trực thăng bị nằm lại. Riêng về tiểu đoàn chúng tôi, mất gần 1 trung đội vừa chết và bị thương. Trong số đó có chuẩn úy Đức. Anh mới vừa được bổ sung về đơn vị chúng tôi tại điểm bốc trực thăng. Tôi chỉ kịp hẹn anh vào An Lộc sẽ nói chuyện. Không ngờ anh ra đi quá vội vàng, anh chỉ sống với đơn vị vài giờ.
Tại An Lộc, tiểu đoàn 30 Biệt động quân có nhiệm vụ đóng chốt giữ tuyến đường từ khu Tân Lợi đến phi trường và làm lực lượng trừ bị. Tuy vậy tiểu đoàn trưởng thiếu tá Vũ Mộng Thủy, ám danh đàm thoại truyền tin là Thủy Tiên, đã tung hết những đứa con ra với quyết tâm không để mất một tấc đất vào tay địch và bảo toàn tuyến đường an toàn cho chiến dịch phản công. Địch cũng nhận ra điều đó, cho nên một mặt địch cố thủ tại phi trường với hầm hào kiên cố, mặt khác địch tung ra một trung đoàn có tăng cường một đại đội trinh sát vòng ra phía sau đánh thẳng vào tiểu đoàn 30 Biệt động quân để cắt đường bích lối và phá vỡ chiến dịch. Trận chiến xảy ra liên tục bốn ngày đêm. Địch cố chiếm từng tấc đất, tiểu đoàn 30 cố giữ từng tấc đường. Với sự yểm trợ của phi pháo và sự điều hợp linh hoạt của bộ Chỉ huy Hành quân, tiểu đoàn 30 Biệt động quân đã thật sự làm chủ chiến trường, giữ vững được tuyến đường buộc địch phải rút lui sau khi bị thiệt hại nặng sau hơn 4 ngày đêm quần thảo. Cũng chính trên đoạn đường đau khổ này mà Trần Hữu Phương-tức Thế Phương đã anh dũng nằm xuống. Thế Phương là đại đội trưởng ưu tú nhất của tiểu đoàn 30 BĐQ và của Liên đoàn 5 BĐQ vào thời điểm này. Tôi được điều từ đại đội 2/tiểu đoàn 30 BĐQ sang thay thế Phương làm đại đội trưởng đại đội 3 vào thời điểm này.
Tôi đã sống và chiến đấu trên vùng đất không có sự bình an như tên gọi của nó suốt ba tháng với gạo sấy, thịt hộp để rồi được bốc về Bình Dương sau những trận đánh quyết liệt vừa qua…

Kỳ sau: Ba tiểu đoàn Nhảy Dù và những trận tử chiến trên chiến trường Bình Long.

Ý kiến bạn đọc
20/06/201413:10:15
Khách
Ba con la dai doi pho cua dai doi nay
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.