Hôm nay,  

Bài Học Đơng Timor

9/1/199900:00:00(View: 6559)
Hôm thứ hai vừa qua, dân chúng Đông Timor đi bầu, một cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Theo những điều đã thỏa thuận thì trong cuộc bầu cử nầy dân chúng Đông Timor sẽ trả lời rằng họ có chấp thuận hay không đề nghị của chánh phủ Nam Dương để cho Đông Timor được tự trị rộng rãi. Nếu dân chúng Đông Timor bác bỏ đề nghị đó thì Nam Dương chấp nhận để cho Đông Timor được độc lập.
Có lẽ trong vòng một tuần lễ thì LHQ mới có thể công bố kết quả của cuộc bầu cử vì cần phải có thời gian để kiểm phiếu và điều tra các khiếu nại về cuộc bầu cử.
Nhưng vấn đề không phải là dân chúng Đông Timor chọn giải pháp tự trị hay hoàn toàn độc lập đối với Nam dương mà vấn đề là vì sao dân chúng Đông Timor phải đứng lên tranh đấu để giành độc lập cho riêng họ trong khi họ cũng thừa hiểu rằng, một quốc gia chỉ với 800.000 dân khó có thể cạnh tranh với bất cứ ai khác để được hưởng thái bình và thịnh vượng, dù cho tài nguyên có phong phú thế nào chăng nữa.
Ngoại trưởng Nam Dương Ali Alatas có lần đã tuyên bố rằng việc Đông Timor bị cắt ra khỏi Nam Dương là một “tai nạn” trong lịch sử của thuộc địa Bồ đào nha. Và để thực hiện việc thống nhứt lãnh thổ, chính phủ Nam Dương đã bỏ ra hàng tỉ tỉ bạc để đầu tư tại vùng lãnh thổ nhỏ bé nầy, hầu nâng cao mức sống của dân Đông Timor.
Bằng cớ là ngoại trừ 3 cao ốc của chính phủ từ trước còn lại, tất cả những nhà cửa, cao ốc, trường học và đại học mọc lên như nấm từ non một phần tư thế kỷ nay. Thậm chí TT Suharto đã ra chỉ thị để dựng một tượng đài Đức Chúa Giê-su cao 88 bộ trên một đỉnh núi cao trông ra bể nước xanh ngắt. Không phải vì sự nguy nga đồ sộ của tượng đài mà vì là ai cũng ngạc nhiên khi thấy một chính phủ Hồi giáo đi xây tượng đài cho Thiên Chúa giáo.

Nhưng chính phủ trung ương Nam Dương không được lòng dân chúng Đông Timor. Ngay từ đầu, khi tại thủ đô Lisbon của Bồ đào nha có cuộc chính biến, nền độc tài của Bồ đào nha bị một nhóm quân nhân lật đổ thì Đông Timor được cho phép tự trị. Năm 1975, chính phủ Nam dương lo ngại vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến và sự thắng lợi của các phong trào cộng sản ở Việt nam, Cao miên và Ai lao, đã xua quân chiếm đóng Đông timor đang sống với nền tự trị của họ. Lẽ dĩ nhiên sự chiếm đóng đó làm cho dân chúng Đông Timor phẫn nộ nên tất cả mọi sự mua chuộc của TT Suharto bằng tiền bạc đổ ra cho Đông Timor không làm cho tình hình êm dịu. Sự chống đối bắt đầu hiện ra rõ rệt và thay vì tìm cách làm cho tình hình hòa dịu, chính phủ quân nhân của TT Suharto lại phái thêm quân đội tới đàn áp; Hàng trăm, hàng ngàn dân làng bị quân đội tập trung vào các ấp chiến lược (bài học có thể lấy từ Malaysia và Việt nam Cộng Hòa; nhưng ở Malaysia thì thành công, còn ở VN lại bị dẹp sớm) để dễ bề kiểm soát nhưng càng làm cho dân chúng thêm bất mãn vì nền sản xuất suy sụp, đời sống của dân chúng trở nên khó khăn hơn.
Vì thế vấn đề Đông Timor là một bài học kinh nghiệm cho những ai không biết đối xử với người dân, cho rằng có thể dùng tiền và địa vị để mua chuộc họ. Một số đế quốc thường dùng chính sách mua chuộc đó để lấy lòng dân bản xứ khi tới những địa phương xa xăm với “sứ mạng khai hóa” nhưng trên thực tế là áp dụng chính sách “chia để trị”.
Cho tới nay, dưới nhiều hình thức khác nhau, viện trợ kinh tế, kỹ thuật, cấp học bổng, huấn luyện, v.v...nhiều quốc gia hùng mạnh trên thế giới tưởng rằng với những tiền bạc bỏ ra mua chuộc các giới chính quyền bản xứ, họ có thể gây được cảm tình của nguời dân xứ đó, đặc biệt khi chính quyền và dân chúng là hai giới đối chọi nhau như ở Việt nam, trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Dân chúng Đông Timor rất sáng suốt và dân chúng ở đâu cũng thế. Họ mhận thức được ngay sự chân thành hay gian dối trong việc bỏ tiền ra giúp đỡ họ hay để mua chuộc họ. Vì thế mà có những quốc gia bỏ tiền hết tỷ nầy tới tỷ khác viện trơ các dân tộc trên khắp thế giới, nhưng chẳng gây được chút cảm tình nào và thường bị nguyền rủa, vì đã đi ngược lại quyền lợi của người dân được giúp đỡ.
Vì thế mà các chính quyền hay các quốc gia đó nên học lấy câu ngạn ngữ của Pháp là “cách cho quí hơn của cho”.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
WASHINGTON - Tin cập nhật từ Capitol Hill ghi: các nhà lập pháp DC đã cung cấp văn bản của nghị quyết đề ra các thủ tục điều trần công khai, nghĩa là giai đoạn đối diện công luận.
WASHINGTON - Tướng David Petraeus tổng chỉ huy chiến trường Afghanistan năm xưa và từng là giám đốc CIA trò chuyện với CBS về tình trạng ISIS sau cái chết của trùm Baghdadi.
Tàu chiến INS Sahyadri của Ấn Độ đã đến cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm VN 4 ngày, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 29 tháng 10.
VN vừa bắt 1.8 tấn nhôm của Trung Quốc đưa vào VN để dán nhãn ‘Made in VN’ rồi sau đó xuất cảng đi Mỹ, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba.
Westminster (Bình Sa)- - Tại Hội Trường GYMNASIUM, Warner School số 14171 Newland ST, Thành phố Westminster vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 27 tháng 10 năm 2019, Thi Văn Sĩ Quốc Nam, Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Đông Phương Foundation đã tổ chức Đại Nhạc Hội Tôn Vinh Chữ Nước Ta và Vinh Danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Muà xuân năm âý trong thành Hạc Hoa xuất hiện một vị du sĩ rất lạ lùng. Ông mang một cành đào rao bán, phố phường xôn xao. Nhiều người hoỉ mua nhưng chẳng ai mua được.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Ngày 26 tháng 10 năm 2019 là một ngày nhắc nhớ lịch sử vô cùng kỳ lạ. Đó là một sự trùng hợp ngẩu nhiên hay là một liên tưởng tâm linh!
Xứ này có gì đặc biệt ? Chắc là phải có. Có ông vua trẻ, cái tên dài khó đọc và khó nhớ Jigme Khesar Namgyel Wangchuck yêu bà hoàng hậu Jetsun Pema vừa trẻ vừa đẹp, tóc xõa buông dài, tự nhiên và giản dị như một cô sinh viên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.