Hôm nay,  

Bài Học Đơng Timor

01/09/199900:00:00(Xem: 6485)
Hôm thứ hai vừa qua, dân chúng Đông Timor đi bầu, một cuộc bầu cử do Liên Hiệp Quốc bảo trợ. Theo những điều đã thỏa thuận thì trong cuộc bầu cử nầy dân chúng Đông Timor sẽ trả lời rằng họ có chấp thuận hay không đề nghị của chánh phủ Nam Dương để cho Đông Timor được tự trị rộng rãi. Nếu dân chúng Đông Timor bác bỏ đề nghị đó thì Nam Dương chấp nhận để cho Đông Timor được độc lập.
Có lẽ trong vòng một tuần lễ thì LHQ mới có thể công bố kết quả của cuộc bầu cử vì cần phải có thời gian để kiểm phiếu và điều tra các khiếu nại về cuộc bầu cử.
Nhưng vấn đề không phải là dân chúng Đông Timor chọn giải pháp tự trị hay hoàn toàn độc lập đối với Nam dương mà vấn đề là vì sao dân chúng Đông Timor phải đứng lên tranh đấu để giành độc lập cho riêng họ trong khi họ cũng thừa hiểu rằng, một quốc gia chỉ với 800.000 dân khó có thể cạnh tranh với bất cứ ai khác để được hưởng thái bình và thịnh vượng, dù cho tài nguyên có phong phú thế nào chăng nữa.
Ngoại trưởng Nam Dương Ali Alatas có lần đã tuyên bố rằng việc Đông Timor bị cắt ra khỏi Nam Dương là một “tai nạn” trong lịch sử của thuộc địa Bồ đào nha. Và để thực hiện việc thống nhứt lãnh thổ, chính phủ Nam Dương đã bỏ ra hàng tỉ tỉ bạc để đầu tư tại vùng lãnh thổ nhỏ bé nầy, hầu nâng cao mức sống của dân Đông Timor.
Bằng cớ là ngoại trừ 3 cao ốc của chính phủ từ trước còn lại, tất cả những nhà cửa, cao ốc, trường học và đại học mọc lên như nấm từ non một phần tư thế kỷ nay. Thậm chí TT Suharto đã ra chỉ thị để dựng một tượng đài Đức Chúa Giê-su cao 88 bộ trên một đỉnh núi cao trông ra bể nước xanh ngắt. Không phải vì sự nguy nga đồ sộ của tượng đài mà vì là ai cũng ngạc nhiên khi thấy một chính phủ Hồi giáo đi xây tượng đài cho Thiên Chúa giáo.

Nhưng chính phủ trung ương Nam Dương không được lòng dân chúng Đông Timor. Ngay từ đầu, khi tại thủ đô Lisbon của Bồ đào nha có cuộc chính biến, nền độc tài của Bồ đào nha bị một nhóm quân nhân lật đổ thì Đông Timor được cho phép tự trị. Năm 1975, chính phủ Nam dương lo ngại vì ảnh hưởng của cuộc nội chiến và sự thắng lợi của các phong trào cộng sản ở Việt nam, Cao miên và Ai lao, đã xua quân chiếm đóng Đông timor đang sống với nền tự trị của họ. Lẽ dĩ nhiên sự chiếm đóng đó làm cho dân chúng Đông Timor phẫn nộ nên tất cả mọi sự mua chuộc của TT Suharto bằng tiền bạc đổ ra cho Đông Timor không làm cho tình hình êm dịu. Sự chống đối bắt đầu hiện ra rõ rệt và thay vì tìm cách làm cho tình hình hòa dịu, chính phủ quân nhân của TT Suharto lại phái thêm quân đội tới đàn áp; Hàng trăm, hàng ngàn dân làng bị quân đội tập trung vào các ấp chiến lược (bài học có thể lấy từ Malaysia và Việt nam Cộng Hòa; nhưng ở Malaysia thì thành công, còn ở VN lại bị dẹp sớm) để dễ bề kiểm soát nhưng càng làm cho dân chúng thêm bất mãn vì nền sản xuất suy sụp, đời sống của dân chúng trở nên khó khăn hơn.
Vì thế vấn đề Đông Timor là một bài học kinh nghiệm cho những ai không biết đối xử với người dân, cho rằng có thể dùng tiền và địa vị để mua chuộc họ. Một số đế quốc thường dùng chính sách mua chuộc đó để lấy lòng dân bản xứ khi tới những địa phương xa xăm với “sứ mạng khai hóa” nhưng trên thực tế là áp dụng chính sách “chia để trị”.
Cho tới nay, dưới nhiều hình thức khác nhau, viện trợ kinh tế, kỹ thuật, cấp học bổng, huấn luyện, v.v...nhiều quốc gia hùng mạnh trên thế giới tưởng rằng với những tiền bạc bỏ ra mua chuộc các giới chính quyền bản xứ, họ có thể gây được cảm tình của nguời dân xứ đó, đặc biệt khi chính quyền và dân chúng là hai giới đối chọi nhau như ở Việt nam, trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.
Dân chúng Đông Timor rất sáng suốt và dân chúng ở đâu cũng thế. Họ mhận thức được ngay sự chân thành hay gian dối trong việc bỏ tiền ra giúp đỡ họ hay để mua chuộc họ. Vì thế mà có những quốc gia bỏ tiền hết tỷ nầy tới tỷ khác viện trơ các dân tộc trên khắp thế giới, nhưng chẳng gây được chút cảm tình nào và thường bị nguyền rủa, vì đã đi ngược lại quyền lợi của người dân được giúp đỡ.
Vì thế mà các chính quyền hay các quốc gia đó nên học lấy câu ngạn ngữ của Pháp là “cách cho quí hơn của cho”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
MEXICO CITY - Đoàn lữ hành sẽ trốn chạy chiến tranh băng đảng ma túy tại Mexico, gồm khoảng 100 tín đồ Mormon từ vùng quê ở tiểu bang Sonora.
Tòa án CSVN đã kết án 3 nhà đấu tranh dân chủ Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền tổng cộng 33 năm tù giam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
50 người đã thiệt mạng vì sốt xuất huyết trong khi có tới 250,000 người mắc bệnh này tại Việt Nam, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 11 tháng 11.
Phi trường Suvamabhumi là phi trường quốc tế của Thái Lan. Trước khi đến đây, tôi nghe nói phi trường này mỗi năm tiếp đón chục triệu lượt khách. Nghe là như vậy, chớ chưa đến đó trải nghiệm sự thật.
Westminster (Bình Sa)- - Tại Thánh Thất California 8791 Orangewood Ave, Garden Grove, CA 92841 vào lúc 10 giờ sáng Chủ Nhật ngày 10 tháng 11 năm 2019 Châu Đạo California đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ năm thứ 95.
Đảng Việt Tân vừa lên tiếng tố cáo chính quyền CSVN khủng bố các nhà đấu tranh ôn hòa Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn và Trần Văn Quyền.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Ocean Vương sinh năm 1988 ở Sàigòn, đến Mỹ năm 1990, vì có vấn đề y khoa nên 11 tuổi mới đi học. Là một thi sĩ và văn sĩ, sống ở New York City. Trong số nhiều giải thưởng nhận được, năm 2016, Ocean Vương thắng giải Stanley Kunitz Prize dành cho Thi sĩ Trẻ.
Năm ấy lụt lớn chưa từng thấy, nước ngập như biển. Nhà bá hộ lu nổi lềnh phềnh từ trong nhà ra ngoài sân, bá hộ cho người đóng cổng kẻo nó trôi ra ngoài hết.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.