Hôm nay,  

Còn Chiến Tranh Lạnh?

15/06/200100:00:00(Xem: 5618)
1991-2001. Liên Bang Xô Viết và các chư hầu Đông Aâu đã sụp đổ được 10 năm. Ngoại giao giữa Chánh phủ của Đảng Cộng hoà Mỹ và Trung Cộng vẫn căng thẳng. Nhiều người nói 1991 là năm chấm dứt Chiến tranh Lạnh kéo dài 45 năm; thắng lợi thuộc về Tây phương. Tuy nhiên đối với một số lớn người khác, Chiến tranh Lạnh chưa dứt, mà biến đổi thành hình thái thành một thứ "chiến tranh khác". Việc nhận dạng cuộc chiến và định nghĩa địch bạn sẽ giúp soi sáng vấn đề.

Thứ nhứt, nếu Chiến tranh Lạnh là đối đầu giữa hai ý thức hệ,Tư bản và Cộng sản, nó hoàn toàn chưa dứt. Chủ nghĩa CS đã thất bại tại Liên xô và Đông Aâu vào năm 1991. Liên xô và các nước CS Đông Aâu chư hầu sụp đổ. Nhưng chủ nghĩa CS vẫn còn ngự trị ở Trung quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba, dù đã phần nào biến chất, hướng về Tây phương.

Thứ hai, nếu nhìn dưới góc độ lịch sử và địa lý, Chiến tranh Lạnh càng chưa chấm dứt. Địch là ai trong Chiến tranh Lạnh" Là CS, chớ còn ai nữa. Đúng, nhưng quá dễ dàng và đơn giản một câu trả lời như thế. Vì ý thức hệ CS ngay trong thời hoàng kim của nó cũng đã thất bại trong việc đoàn kết các nước CS dưới một ngọn cờ. Liên xô, Trung quốc, Nam tư, Cuba, Bắc Hàn và CSVN không hoàn toàn nằm trong một mặt trận chặt chẽ và thống nhứt chống Tây phương. Trái lại mỗi chế độ chỉ lợi dụng chủ nghĩa CS để biệân minh tính độc tài toàn trị và chỉ huy kinh tế của chế độ.

Thời Chiến tranh Lạnh, nếu ai cho yếu tố lịch sử và địa lý là động lực thúc đẩy việc Cộng sản hóa Liên xô và Đông Aâu, người đó sẽ bị cười ngạo. Nhưng các sự kiện hiển nhiên suốt 70 năm lịch sử Liên xô và thời hậu CS chứng minh ngược lại.

Ngay sau khi các lãnh tụ của Liên Xô mất quyền kiểm soát, các nước chư hầu tức khắc tuyên bố độc lập. Cung cách lãnh đạo của những nước mới độc lập này không theo kiểu dân chủ Tây phương, mà theo kiểu CS địa phương. Tinh thần quốc gia tỏ ra mạnh hơn tinh thần CS quốc tế.
Động lực đế quốc, bành trướng và ý muốn Tây phương hoá nhảy vọt của Nga đã thúc đẩy Nga thành Liên xô, chớ không phải chủ thuyết CS. Moscow chỉ dùng chủ thuyết CS như ý thức hệ, dùng độc tài toàn trị và kinh tế chỉ huy như phương tiện để Tây phương hoá và bành trướng thế lực và đất đai cho kịp bước tiến Tây phương. Tây phương hoá là giấc mộng của Nga có từ thời Nga hoàng, chớ không phải mới có từ thời CS. Nhưng những nhà làm chánh sách Mỹ trong Chiến tranh Lạnh, mãi đến thời TT Reagan mới thừa nhận điều ấy khi công khai tuyên bố Liên xô là một đế quốc hung hiễm.

Năm 1991, các nhà lãnh đạo Tây phương hân hoan với Đổi mới, Glanost và Perestroika, nhưng không mặn nồng lắm với sự sụp đổ của Liên xô. Tây phương nỗ lực biến Liên xô thành một nước dân chủ và kinh tế thị trường. Nhưng Liên xô là một đế quốc và đế quốc thực chất không phải là một quốc gia.

Do vậy sự sụp đổ của Liên xô không có nghĩa làø sự chấm dứt xung đôt ở Trung và Đông Aâu. Trái lại xung đột giữa những nước mới độc lập của Liên bang xô viết cũ và Nga trở nên mạnh hơn. Ngay từ năm 1991, Nga đã công khai tuyên bố quyền can thiệp vào những nước thuộc Liên xô cũ . Kinh tế và chánh trị là vũ khí trong trận chiến này.

Nga can thiệp mạnh khi các nước mới độc lập ban hành luật lấy tiếng mẹ đẻ làm chuyển ngữ. Đa số các nước Tây phương đứng về phía Nga dù Tây phương, nhứt là Mỹ, xem ngôn ngữ là điều kiện cần và đủ để vào quốc tịch.

Nga vẫn liên tục làm chủ nhiều nguồn tài nguyên ở Ukraine và áp lực nước này bằng khí đốt, thứ mà Ukraine lệ thuộc vào Nga. Không thể khuất phục Georgia vì bản lĩnh và kinh nghiệm về Liên xô của TT Schevardnadze( Cựu Tổng trưởng Ngoại giao của Liên xô), thì Nga âm mưu ám sát Oâng này.

Kazakhstan, một nước không lệ thuộc Nga về năng lượng, Nga áp lực bằng cách kiểm soát ống dẩn dầu, khống chế số năng lượng xuất cảng của nước mới độc lập này.

Trong khi đó Mỹ liên tục thực hiện chính sách hướng về Nga trong các xung đột giữa Nga và các nước thuộc Liên bang Xô viết cũ vừa mới độc lập. Cơ quan Phát triễn Quốc tế Mỹ ( USAID) dồn giúp cho Nga nhiều nhứt. Cơ quan công quyền Mỹ được đổi tên thành "Nga và Đông Aâu Sự vu"ï như thể Liên xô còn tồn tại vậy.

Cộng sản Trung quốc và Việt Nam thoát khỏi cơn sụp đổ của CS Liên xô và Đông Âu, chấp nhận đổi mới kinh tế nhưng không từ bỏ chủ thuyết CS vì đó là phương tiện bành trướng. Sau 1991, Mông cổ, Tây tạng bị mất quyền, mất đất nhiều hơn. Trung quốc còn bỏ vòi xuống Đông dương mạnh hơn. Trong khi đó cùng ý muốn bành trướng, CS Hà nội tấn công Miên, dựng một chánh quyền tay sai và tăng cường thế lực ở Lào trong kế hoạch lập ra một Liên bang Đông dương mà CSVN đóng vai trò của người Bạch Nga thời Liên xô cũ. Hai thế lực đế quốc đụng nhau thành cuộc chiến tranh giữa Trung Cộng và VNCS và biến Trung Cộng thành kẻ thù số 1 của CS Hà nội trong thập niên 80.

Chiến tranh Lạnh chưa chấm dứt dưới góc nhìn Tư bản và Cộng sản và càng chưa chấm dứt dưới góc nhìn lịch sử và địa lý. Nó chỉ biến thể thành một hình thức chiến tranh khác. Hình thức mới ấy là tham vọng đất đai, thế lực kiểm soát, núp dưới chiêu bài dân tộc. Vũ khí mới là kinh tế và chánh trị thay vì súng đạn. Và qua tác phong ngoại giao Mỹ hướng về Nga, đầu tàu của Liên Xô cũ, nhiều hơn các nước mới độc lập. Người ta cũng sẽ không lạ khi thấy Mỹ đã từ lâu đi nhiều với Trung quốc thay vì Đài loan và với CS Hà nội hơn người Việt Quốc gia. Mãi đến khi chánh quyền Cộng hoà lên nắm chánh quyền mới có đôi chút chuyển biến về cách nhìn và hành động. Khá trễ, nhưng trễ còn hơn không.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
WASHINGTON - Ngoại trưởng của chính quyền Trump loan báo: bỏ chính sách 40 năm qua như bản tuyên bố năm 1978 của Bộ ngoại giao thời TT Carter, để công nhận chương trình định cư của Israel tại phần đất chiếm đóng của Palestine là hợp thức.
WASHINGTON - TT Trump tuyên bố tại phiên họp nội các ngày 19-11: sẽ tăng thuế nếu không đạt thỏa hiệp mậu dịch với Trung Cộng.
Vùng hạ lưu Sông Mê Kông đang chứng kiến tình trạng hạn hán của dòng sông lớn này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 19 tháng 11
Một ca sĩ nổi tiếng của Mỹ vừa bị câu lưu mấy giờ đồng hồ tại phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn chỉ vì đeo và mang quá nhiều vàng, theo bản tin của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) cho biết hôm 19 tháng 11.
Hằng năm vào mùa Lễ Tạ Ơn, Hội Thân Hữu Quảng Đà MĐBHK có tổ chức Đại Hội thường niên. Năm nay Hội tổ chức vào lúc 12 giờ trưa ngày 17 Tháng 11, 2019, tại Nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, VA.
Hằng năm vào dịp lễ “Tạ Ơn”, Nhà Việt Nam tổ chức Dạ Tiệc để cảm ơn tất cả các ân nhân đã giúp công, giúp của cho Nhà Việt Nam được tồn tại tới ngày nay (19 năm) và cũng là dịp trình bày những sinh hoạt của Nhà Việt Nam trong năm qua
Garden Grove (Bình Sa) Sau khi chờ đợi kết qủa của Hội Đồng Thành Phố Garden Grove cho phép diễn hành Tết 2020 trong phạm vi Thành Phố Garden Grove.
Vào mùa lễ hội năm nay, Garden Grove sẽ mang đến cộng đồng chương trình ‘Winter in the Grove’, được tổ chức vào ngày Thứ Bảy, 7 tháng 12, 2019, tại khuôn viên Village Green Park, tọa lạc tại 12732 Main Street, từ 3:00 giờ chiều tới 7:00 giờ tối.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lại thêm một Danh từ mơi nữa được khai sinh ra sau khi 39 Nam Nữ công dân Việt Nam đã chết tức tưởi trong thùng xe đông lạnh tại Anh quốc qua đường dây buôn người của nhà nước CSVN:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.