Hôm nay,  

Viết Cho Đỡ Khổ

28/10/200000:00:00(Xem: 5223)
Giải Văn chương Nobel năm nay tặng cho một văn hào Trung Quốc lưu vong, ông Cao Hành Kiên. Trung Quốc có 1.2 tỷ dân, hiển nhiên tiếng Hoa là một thứ ngôn ngữ có nhiều người nói nhất trên thế giới. Giải Văn chương Nobel rất quý giá, đã có từ gần một thế kỷ nay, bây giờ lần đầu tiên giải được tặng cho một nhà văn Trung Quốc.

Bắc Kinh đã phản đối kịch liệt, tố cáo Ủy ban giải Văn chương Nobel đã "có những động cơ chính trị ngầm" khi quyết định trao giải này. Chế độ cộng sản không thấy vinh dự mà chỉ thấy nhục, bởi vì Cao Hành Kiên là một nhà văn tị nạn chính trị ở Pháp. Chế độ Bắc Kinh đã làm cho một đại văn hào dân tộc tuột khỏi tay mình.

Cao Hành Kiên năm nay 60 tuổi, sinh quán ở Giang Tây, con của một chủ ngân hàng và một đào hát. Khi Mao Trạch Đông chiếm toàn bộ Hoa Lục, ông chỉ là một cậu bé có 10 tuổi. Lớn lên Cao đi học trường Đại học Ngoại ngữ ở Bắc Kinh, chuyên về tiếng Pháp, rồi sau phiên dịch các thơ loại siêu thực của các thi sĩ Pháp. Trong cuộc đại cách mạng Văn hóa vô sản của Mao 1966-67, Cao Hành Kiên bị lùa đi trại cải tạo để làm ruộng, hàng ngày gánh phân bón rau trong 6 năm.

Lúc đó ông đã phải lén đốt đi hết một va-ly những bản thảo viết tay của ông, sợ bị lọt vào tay bọn quỷ Hồng Vệ Binh của Giang Thanh. Mãi đến thời Đặng Tiểu Bình năm 1979, ông mới được quyền sáng tác và đi ngoại quốc, nhất là qua Pháp và Ý. Trong thập niên 80, ông là một cây viết nổi tiếng nhất thời hậu Mao ở Trung Quốc.

Ông xuất bản nhiều truyện ngắn, khảo luận và kịch. Nhưng năm 1983 ông đã bị ban Văn hóa Tư tưởng đảng phê phán gắt gao và để ý theo dõi vì vở kịch "Bến đậu xe buýt" bị liệt vào loại gọi là "cặn bã tinh thần" xu hướng Tây phương. Năm 1986, vở kịch "Bờ Bến Khác" của ông bị cấm trình diễn. Sau đó Cao phải lên đường đi vòng vòng trong tỉnh Tứ Xuyên để tránh những phiền hà rắc rối. Năm 1987, ông rời khỏi Trung quốc và được nước Pháp đón nhận ông tị nạn chính trị.

Sau vụ đàn áp đẫm máu cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Thiên An Môn năm 1989, ông chính thức gửi trả thẻ đảng và hợp tác với phong trào ly khai. Một kịch bản của ông có tựa đề "Người đi trốn" đã dùng bối cảnh cuộc tàn sát đó để dựng thành vở hát. Bắc Kinh liền trả đũa bằng cách ghi tên ông vào sổ đen, tuyên bố ông thuộc thành phần bất hảo, nếu xuất hiện ở Trung Quốc sẽ bị bắt ngay. Năm 1998 Cao Hành Kiên gia nhập quốc tịch Pháp. Hiện ông viết bằng cả hai thứ tiếng Hoa và Pháp. Trong những năm gần đây ông dịch nhiều sách Pháp ra tiếng Hoa. Cao Hành Kiên còn là một họa sĩ, nhiều cuốn sách của ông xuất bản ở Pháp có bìa ngoài in những bức bức họa của ông.

Khi quyết định trao giải Văn chương Nobel cho ông, Hàn lâm viện Thụy Điển tuyên bố: "Dưới ngòi bút của Cao Hành Kiên, văn chương lại phát sinh từ cuộc tranh đấu của một cá thể tìm sự sống còn trong lịch sử của tập thể. Ông vẫn nói chỉ tìm thấy tự do khi ông viết". Đại tác phẩm của ông dài 700 trang có tựa đề dịch ra tiếng Anh Soul Mountain (Linh Sơn hay Núi Có Hồn") là một cuốn tiểu thuyết về chuyện lang thang của một nhà nhân chủng học giữa những sắc dân thiểu số ở vùng núi Hoa Nam. Qua thời gian và không gian, nhân vật đó đi tìm gốc gác của mình, sự an bình trong nội tâm và tự do. Ban Giám khảo Viện Hàn Lâm Thụy Điển nói họ chọn Cao Hành Kiên không vì lý do chính trị và cũng không phải vì ông là một nhà văn sinh trưởng ở một nước đông dân cư nhất thế giới. Họ chọn "giản dị chỉ để vinh danh một đại kiệt tác văn học".

Cố nhiên giải Văn chương Nobel không có ý đồ chính trị, nhưng khi trao giải này đến tay Cao Hành Kiên, nó đã có hậu quả chính trị. Sau sự phản đối của Bắc Kinh, 60 nhân vật đối kháng đã viết thư yêu cầu chính quyền Trung Quốc thay đổi lập trường. Những nhân vật này đều sống ở Hoa lục dưới sự kiềm tỏa của chế độ. Người thảo bức thư là Lin Mu, trước đã từng làm thư ký cho Tổng bí thư đảng Hồ Diệu Bang, người đã chủ trương cải cách chế độ Trung Quốc từ năm 1976. Những người khác đều là những nhân vật ly khai chế độ, sống ở Tây An, Nam Kinh và Triết Giang. Họ đã tố cáo Bắc Kinh thủ tiêu tự do văn học từ nhiều năm qua và đòi phải có tự do xuất bản. Họ đòi chế độ Cộng sản phải phục hồi danh dự cho đại văn hào Cao Hành Kiên.
Chính Bắc Kinh đã tự gây ra chuyện một giải văn chương quốc tế biến thành một chủ đề đấu tranh chính trị.

Chúng tôi ở Mỹ chưa được đọc một tác phẩm nào của Cao Hành Kiên,kể cả bản tiếng Hoa cũng như tiếng Pháp. Các cuốn sách của ông được nêu ra trong dịp quyết định trao giải Nobel đều là những tựa đề đã được chuyển sang Anh văn như "Soul Mountain", "One Bible", "The Other Shore"...Thật khó dịch ngược trở lại đúng theo nguyên bản. Nhà xuất bản quốc tế HarperCollins loan báo đã điều đình mua được bản quyền xuất bản hai cuốn "Soul Mountain" và "One Man Bible" ở Bắc Mỹ. Đầu năm nay, HarperCollins Australia đã xuất bản rất thành công cuốn "Soul Mountain" ở Úc. Nhưng ở Hòa Kỳ và Canada, chúng ta phải chờ đến năm 2001 mới được đọc các tác phẩm của Cao Hành Kiên. Tôi hy vọng sẽ có cả những ấn bản Hoa văn và Pháp văn.

Nhưng tôi không muốn nhìn về văn chương, và cũng không thích nhìn về chính trị. Tôi chỉ nhìn về một điều vẫn vò xé các con tim: thân phận con người.

Tôi rất thích và thông cảm rất nhiều với Cao Hành Kiên về một câu nói ngắn gọn của ông. Khi người ta hỏi tại sao ông viết nhiều thế, Cao Hành Kiên đáp: "Tôi viết cho vơi đi những nỗi thống khổ ở trong lòng".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.