Hôm nay,  

Bên Dòng Sông Thơ Ấu

29/11/200500:00:00(Xem: 6768)
- Tôi được sanh ra bên dòng sông Tiền, tại một ngôi làng nhỏ bé nhưng êm đềm và trù phú; nơi mà Đức Thầy trong hành trình 'dạo lục châu' đã đặt chân trước hết, đó là:

'Xa xa chẳng biết làng nào,

Thiệt làng Long Khánh ít người nào tu'.

Thật vậy, như trong khai sanh của tôi có ghi: sanh tại làng Long Khánh huyện Tân châu, Tỉnh Châu đốc nay là Quận Hồng ngự, Tỉnh Kiến phong, khi mà giặc Tây còn đang ruồng bố, đốt nhà và bắn giết thường dân vô tội.

Hồi nhỏ, mỗi lần đến nhà giảng để đọc Sấm giảng trong những ngày 14, rằm hoặc 30, mùng một; khi đọc đến đoạn nầy, tôi vô cùng phân vân và thắc mắc, vì tôi thấy không những bà con giòng họ tôi mà luôn cả hầu hết cư dân quanh vùng đều rất mộ Đạo, kính Thầy. Gần như nhà nào cũng có bàn Thông thiên trước cửa, cũng có tấm trần điều với bốn chữ Cửu Huyền Thất Tổ trang trọng đặt ngay chính giữa nhà và bên cạnh là chân dung của Đức Thầy được lồng trong khuôn kiếng rất trang nghiêm nhưng dung dị.

Đặc biệt, trong những ngày Lễ đạo, nhất là Đại lễ 18/5 thì tinh thần PGHH của khối tín đồ nơi nầy được thể hiện hơn bao giờ hết. Trên bờ, hàng trăm, hàng chục cổng chào được dựng lên với biểu ngữ 'Đức Huỳnh Giáo Chủ Vạn Tuế', 'Phật Giáo Hoà Hảo Trường Cửu' nhan nhản khắp nơi, rồi nào những chiếc xe hoa được 'bông' trên những chiếc xe lôi với đèn hoa rực rỡ được gọi là 'cộ đèn' chạy vòng vòng quanh làng, khắp xóm suốt đêm.

Trong khi đó, ở dưới bến sông thì một 'giàn thủy lục' thật lớn đươc trang trí hết sức lộng lẫy và công phu sẵn sàng xuôi dòng Tiền giang về Thánh địa hợp cùng với những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của các địa phương khác thành những 'bè thủy lục' trôi nổi bềnh bồng dày đặc cả khúc sông dài hàng mấy cây số trước mặt Tổ đình, tạo nên một khung cảnh hoành tráng, tưng bừng mà tôi nghĩ rằng nếu không có tấm lòng tôn Sư trọng Đạo cao vời vợi thì không thể nào tạo được những cảnh tượng gây nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng mọi người dự khán.

Vậy mà, trong bài 'Sấm Giảng Khuyên người đời tu niệm', Đức Thầy buông câu 'Thiệt làng Long Khánh ít người nào tu', đã làm tôi cảm thấy ngỡ ngàng suốt một thời gian dài trong thời niên thiếu.

Thì ra, sau nầy khi có chút ít kiến thức về PGHH, tôi mới biết Bài Sấm giảng nầy là quyển thứ nhứt được Đức Thầy viết vào khoảng năm Kỷ Mão (1939), tức là ngay những ngày đầu khai sáng nền Đạo PGHH. Vì vậy mà vào thời điểm đó, dân Long Khánh làm sao có nhiều người tu cho đặng. Và có lẽ kể từ lúc quyển Sấm giảng đầu tay của Đức Thầy đến tay người dân làng Long Khánh với lời nhận xét khách quan của Ngài thì hầu hết dân làng đều quy y theo Đạo và làng Long khánh đã trở thành làng Hòa hảo kể từ dạo đó.

Làng Long khánh do hai cù lao: cù lao lớn và cù lao nhỏ hợp lại, diện tích đất không bao nhiêu nhưng đã sản sinh nhiều nhân tài cho PGHH và đất nước: Ông Hồ thái Ngạn mà người trong làng thường gọi là Đại đội Ngạn đã từng là Trưởng Ban Kiểm soát trong Ban Trị sự GH.TƯ/PGHH trước năm 75, Ông Lê công Khâm tự Kềm từng là Giáo chủ Thiên Khai Huỳnh Đạo (Tổ Đình toạ lạc tại ấp Long Hậu thuộc xã Long Khánh), Ông Lê văn Cổn, Hải quân Đại tá thuộc Bộ chỉ huy Hải quân Quân lực VNCH (hiện đang ở Nam Cali), Giáo sư Trần văn Mết từng là Thẩm phán toà án Quân sự Cần thơ (một nhân sĩ PGHH sáng giá hiện đang ở Beltsville, MD), Giáo sư Phạm văn Chính từng là Phụ tá Viện trưởng Viện Đại học Hòa Hảo (qua Mỹ theo diện HO, hiện đang ở Atlanta, GA), Ông Lưu phước Thiện nguyên là Chánh thư ký BTS-GH.TƯ/PGHH thuộc hệ Trần văn Tươi vào các năm 2000-2003, Ông Khương Đen đương nhiệm chức Hội Trưởng BTS. GH-PGHH Thủ phủ Sacramento, CA.

Riêng tôi, cũng là dân làng Long Khánh nhưng chỉ biết đứng nhìn 'dòng sông thơ ấu' lặng lờ trôi mà ngậm ngùi, thương tiếc cho một nền đạo Dân tộc đang bị xóa nhòa, đau đớn cho những đồng đạo thấp cổ bé miệng bên nhà vì muốn bảo vệ Đạo pháp mà phải bị đàn áp, giam cầm, tra tấn; có người còn hủy đi mạng sống của mình để đánh đổi bốn chữ PGHH mà Đức Thầy đã dày công khai sáng.

Cá nhân tôi chỉ là con tép riêu trong lòng biển cả, một chiếc lá lià cành giữa bão tố, phong ba; không tiền tài, thế lực, không a dua theo các phe phái tranh giành chức vụ, hoan hô, đả đảo vang trời để rồi đâu lại vào đấy, trong khi bạo quyền Cộng sản vẫn tiếp tục bóp nghẹt quyền Tự do Tôn giáo, quyền làm người của người dân trong nước một cách dã man và trắng trợn.

Đặc biệt PGHH đã bị bọn họ liên tiếp trù dập từ hơn 30 năm qua chưa bao giờ ngưng nghỉ.

Ngay sau ngày 30/4/75, nhà cầm quyền CS lập tức tiến hành việc thanh trừng PGHH với kế hoạch 15 năm tận diệt Tôn giáo PGHH. Qua tập tài liệu học tập Cán bộ đặc trách Tôn giáo năm 1976, ban Tôn giáo tỉnh Cần thơ đã tập huấn Cán bộ phải triệt để thi hành chỉ thị của Nhà nước, có nghiã là phải triệt tiêu PGHH càng sớm càng tốt. Theo tài liệu nầy thì Nhà nước sẽ cần 3-5 năm để tiêu hủy tổ chức 'phản cách mạng' PGHH. Giai đoạn kế tiếp kéo dài từ 8-10 năm, CS Việt nam tiến hành việc loại trừ tất cả các phụng hành 'mê tín' của tín đồ PGHH mà hệ quả trông thấy là các lãnh tụ PGHH bị hành quyết hoặc chết trong lao tù hay được thả về rồi cũng chết sau một thời gian ngắn và hơn bốn ngàn cơ sở PGHH vẫn còn bị cưỡng đoạt chưa trả lại.

Để hổ trợ cho công việc nầy, trong năm 1976 CSVN đã phát hành liên tục hai quyển sách. Quyển thứ nhứt là 'Sư thúc Hòa Hảo' do Nguyên Hùng đảng viên CS viết và quyển thứ hai là 'Dòng Sông Thơ Ấu' do Nguyễn Quang Sáng cũng là đảng viên CS viết.

Nội dung 'Sư thúc Hòa Hảo' kể lại thời gian Đức Huỳnh Giáo Chủ hoạt động chống Pháp tại Miền Đông cùng với Ông Mười Trí, được mang danh là Sư Thúc, tức là người em kết nghiã của Ngài. Nhiều chi tiết trong quyển sách có ý đồ bôi lọ, nói xấu làm cho dư luận hiểu lầm Đức Thầy chỉ là một người bình thường,không có gì đặc biệt.

Toàn bộ quyển sách trên 300 trang cố tình xuyên tạc sự thật để làm giảm lòng tin của tín đồ PGHH đối với vị Tôn sư siêu phàm của họ, trong khi họ luôn tin tưởng Đức Thầy là một vị hoạt Phật, một Bồ Tát có sứ mạng dìu dắt toàn thể nhân loại đi vào con đường giải thoát. Trong khi đó thì nội dung của 'Dòng Sông Thơ Ấu' lại công khai bôi bẩn thanh danh Đức Huỳnh Giáo Chủ, bôi lọ giáo lý PGHH và hạ nhục tín đồ PGHH vô cùng khốc liệt. Đây chính là bản Khai Tử đạo PGHH do tên Nguyễn Quang Sáng làm Hộ tịch có ký tên đóng dấu và Bạo quyền CSVN thị thực.

Được biết, Nguyễn Quang Sáng ra đời tại làng Mỹ Luông, huyện Chợ Mới tỉnh Long Xuyên nay là An Giang bỏ nhà theo Vệ Quốc Đoàn làm liên lạc viên từ năm 14 tuổi (tháng 4-1946), tập kết ra Bắc năm 1954, đơn vị đóng ở Thanh Hóa. Đến năm 1955, chuyển ngành với cấp bậc Chuẩn úy về làm Biên tập Văn nghệ Đài tiếng nói Việt nam tại Hà nội.

Nơi đây, Nguyễn Quang Sáng tập tành viết văn, được nhà văn CS là Nguyễn Huy Tưởng đỡ đầu và dìu dắt. Mãi đến năm 1963, quyển tiểu thuyết đầu tay 'Đất Lửa' mới chính thức ra đời. Những tác phẩm sau đó là Người bạn lính, Nhật ký người ở lại. Mùa gió chướng, Nó và tôi, Quán rượu người câm, Dân chơi, Tôi thích làm vua, Con Ma da, Chiếc lược ngà, Cánh đồng hoang và một số truyện chuyển thể qua phim.

Đặc biệt, quyển 'Dòng Sông Thơ Ấu' được tái bản rất nhiều lần qua nhiều nhà Xuất bản khác nhau. Chẳng hạn Nhà xuất bản Kim Đồng - Hà nội in lần thứ hai 51 ngàn bản, khổ 13x19 xong ngày 30-1-1987, Sở Văn Hóa Thành phố HCM tái bản năm 1994 và ấn bản mới nhất, không ghi số lần tái bản, là 1.000 cuốn, cùng khổ 13cm x 19cm của Nhà xuất bản Hội Nhà Văn- Hà nội, in xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2005. Quyển 'Dòng Sông Thơ Ấu' chẳng những được bày bán công khai tại các nhà sách mà lại còn được quay thành phim để phổ biến rộng rãi khắp nơi.

Báo chí Sàigòn đã quảng cáo rùm beng về cuốn sách và bộ phim chuyển thể nầy. Nhân vật 'Ông Tư Hòa Hảo' tức là 'Đức Huỳnh Giáo Chủ' do một diễn viên có vẻ mặt rất hung ác thủ diễn, được quảng cáo rầm rộ trên trang nhứt của các báo.

Có thể nói, 'Dòng Sông Thơ Ấu' là tập hồi ký có dậm thêm chút mắm muối về thời niên thiếu nơi quê nhà của Nguyễn Quang Sáng. Khi tác giả được 7 tuổi cũng là lúc Đạo PGHH ra đời. Chính mẹ của tác giả khi bị bịnh nặng cũng có chở xuống Hòa hảo cho Đức Thầy trị bịnh nhưng không may cho bà là lúc bấy giờ Đức Thầy đi vắng phải nhờ Ông Mười là đệ tử của Thầy thay thế và chính tác giả đã ngồi dưới gốc xoài hơn một ngày rưỡi để chép cho xong quyển nhứt 'Sấm giảng khuyên người đời tu niệm' và quyển nhì 'Kệ dân của người Khùng'.

Nhân vật trong truyện là ông bà, cha mẹ, anh chị em, chú bác, cô dì, bạn học và chòm xóm, láng giềng của tác giả và cốt truyện là những gì xảy ra chung quanh cuộc sống tác giả từ năm 1939 (năm Đức Thầy khai sáng Đạo PGHH) đến năm 1946 (năm tác giả bỏ nhà theo VM).

Những biến chuyển lịch sử quanh thời điểm nầy tại địa phương tác giả là thực dân Pháp vẫn còn cai trị VN, đạo PGHH ra đời, những hoạt động bí mật của Việt Minh như treo cờ, rải truyền đơn, tuyên truyền rỉ tai, lập đội Thanh niên, Phụ nữ, thiếu nhi cứu quốc, Nhật đảo chánh Pháp, Việt Minh cướp chánh quyền, bắt bớ, thủ tiêu Hòa Hảo, Hòa Hảo và Việt Minh xung đột lẫn nhau sau khi Pháp trở lại cầm quyền, Việt Minh rút vô mật khu tổ chức lại lực lượng... Đại khái là như vậy, tuy nhiên, qua cửa miệng và thái độ của các nhân vật, tác giả đã mạt sát PGHH vô cùng tàn nhẫn và ác độc.

Trước hết, khi mô tả về Đức Huỳnh Giáo Chủ, theo tác giả, qua lời nhân vật Chín Hết: 'Còn Đức Thầy, tao đã thấy hình rồi, đàn ông không ra đàn ông, đàn bà không ra đàn bà, nước da xanh lớt, cái mặt chết yểu, mầy theo làm gì"' (trang 79) đến lời chú Ba Giáo: 'Tôi là nhà báo, tôi thấy mình có bổn phận phải ghi nhận những gì đang xảy ra của lịch sử. Tôi đã tìm hiểu người sáng lập ra đạo Hòa hảo rồi. Người sáng lập ra đạo Phật giáo Hòa hảo tên là Huỳnh Phú Sổ, sanh năm 1919, tức năm Kỷ Mùi, tại làng Hòa hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, là con thứ tư của ông Huỳnh Công Bộ, nên cũng gọi là thầy Tư Hòa hảo. Ông Bộ là Hương cả trong làng, cũng gọi là Cả Bộ, nhà điền chủ.

‘Hồi nhỏ, học ở trường làng, thầy giáo là ông Phan Văn Khoái, người Sa Đéc, có vợ ở làng Hòa hảo. Hết trường làng lên học ở Tân Châu, ăn cơm tháng tại nhà ông Huỳnh Văn Sánh. Bịnh, phải bỏ học trở về. Bịnh gì, anh Hai biết không" Bịnh di tinh, người xanh lướt. Thuốc men không hết, cuối cùng mới đi tu, ở chùa Tây An trên núi Sam. Sau lại lên núi Cấm (trang 81)...

‘Huỳnh Phú Sổ đã lên trị bịnh và tu ở chùa nầy. Đến ngày trở về lập ra đạo Phật giáo Hòa hảo, đã bắt chước như vậy' (ý nói bắt chước Đức Phật Thầy Tây An).

Sau đó là lời của cha tác giả: 'Bắt chước có sửa đổi và có thêm, rất độc. Y gãi đúng chỗ ngứa của người cùng thời. Tự xưng mình là thầy tu tức 'thù Tây'... Ông ta, con người chỉ có như vậy mà thiên hạ thêu dệt không biết bao nhiêu điều huyễn hoặc' (trang 83).

Rồi đến nhân vật tên Chú Tư Khởi: 'Bây giờ, ngủ giựt mình thức dậy, họ mở miệng ra là Thầy, Đức Phật Thầy. Cái đám bà con của tôi ở ruộng ra chơi, lúc nào cũng thầy, thầy, tôi phát nổi nóng, tôi nói: Nếu bây thấy thầy của bây đi ỉa mà thơm thì hẵn tin là Phật sống, còn thầy bây mà cũng như tụi bây thì đừng có tin' (trang 90) hoặc như lời của Hai Thành: 'Thầy Huỳnh Phú Sổ năm nay đáng tuổi bằng con, bằng cháu của cậu, cậu nghe lời làm gì cái thằng con nít đó' (trang54).

Đặc biệt, trong chuyến đi Khuyến nông dài gần hai tháng từ ngày 10-6 đến thượng tuần tháng 8 dl 1945, Đức Thầy đã diễn thuyết 107 nơi, trong đó có xã Mỹ Luông ngày 4-6 Ất Dậu, cũng đã bị tác giả bôi bác, xuyên tạc qua lời Tư Khởi: 'Ông ta kêu tín đồ đừng bỏ ruộng hoang phải lo làm ruộng; tôi nói thầm trong bụng: muốn thành Phật cũng phải ăn, không thì thành Phật đói.'

Đến ý kiến của Ba Giáo: 'Theo tôi, chuyến đi nầy của ông ta kêu gọi tín đồ làm ruộng, chẳng qua là một cái cớ để che đậy cái ý đồ bên trong của ông ta thôi. Ông ta đi để tổ chức lại lực lượng.' Tiếp theo là nhận xét của Tám Bỉnh: 'Tao cũng nghĩ vậy. Nhiều đêm tao tức, tụi mình chừng nầy tuổi mà thua một thằng nhỏ. Mới có mấy năm mà trong tay nó có tới một triệu tín đồ, từ Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ lan dần ra khắp lục tỉnh. Nói trắng ra là nó muốn làm vua. Tuổi nhỏ nhưng mưu lớn... Nó có nhiều cái 'tích tắc' lạ lắm, không biết ai dạy cho nó hay tự nó nghĩ ra, chẳng biết.

Ví dụ như vầy: lúc nó ở Sài Gòn, có một tín đồ kề cận, gốc là tên tướng cướp của Bình Xuyên, ngựa theo đường cũ, anh ta lại ăn cướp. Huỳnh Phú Sổ gọi anh ta về, nói với tín đồ xung quanh là sẽ nghiêm trị. Nó bảo nó sẽ giam tên tín đồ tội lỗi đó. Nhưng nhà giam đâu mà giam" Còng đâu mà còng" Nó giam như vầy: nó lấy một sợi chỉ may quần áo của mình đây nè, rồi tự tay thắt thành một cái vòng, vòng vào cổ chân của tội nhân, còn đầu kia thì buộc vô cái cột giường. Chỉ có vậy mà tín đồ họ đồn một tên cướp võ nghệ đầy mình mà không bứt nổi sợi chỉ của Thầy. Họ còn thêm thắt, tên tướng cướp càng giãy giụa thì sợi chỉ càng siết chặt vào chân.

Lại thêm một chuyện khác nữa. Sài Gòn bây giờ, người ta bỏ xe lôi rồi, lác đác mới có một vài chiếc. Vậy mà nó lục đâu ra một chiếc xe lôi. Đi đâu cũng đi xe lôi. Thằng kéo xe lôi của nó là một tín đồ vốn là một tay võ sĩ. Chỉ cái chuyện đi đường của nó cũng làm cho người ta để ý. Đúng là một tay mưu sĩ.'

Cuối cùng, Ba Giáo kết luận: 'Huỳnh Phú Sổ là người lập đạo, bây giờ đã trở thành con cờ của các phe phái chính trị. Con người một khi đã trở thành một con cờ thì chỉ còn có việc phải đi dưới ngón tay của người khác. Ông ta sẽ đi dưới ngón tay của Nhật, của Pháp hay là của ta" Không phải chỉ riêng ông ta, mà sau lưng ông ta, có cả một triệu người sẵn sàng tử vì đạo' (trang 98 & 99).

Được 'cả triệu người sẵn sàng tử vì Đạo' không phải là chuyện dễ dàng trong khi vị Giáo chủ còn quá trẻ và nền Đạo cũng vừa mới ra đời. Vậy mà, khi đề cập đến tín đồ PGHH, tác giả miêu tả: 'Đàn bà bới tóc, đàn ông cũng bới tóc, có người tóc chưa đủ để bới thì xõa xuống đến tận vai. Quần áo, ai ai cũng một màu, màu dà, gương mặt thành kính với đôi mắt nhìn tận đâu đâu, xa xôi buồn rầu' (trang 63) và như lời nhân vật Hai Thành: 'Theo tôi được biết thì bây giờ, đạo Phật giáo Hòa hảo là một cái túi đựng các phe phái chính trị người của Pháp, người của Nhật, bọn đệ tứ cũng nhảy vô.

Có một số đảng viên Cộng sản vì phải trốn tránh cái lưới mật thám của Pháp Nhật, hoặc vì thất chí, hoặc vì muốn giành lại quần chúng, cũng đã vào đạo. Không hiểu cái cơ sự của đạo nầy rồi sẽ ra sao"' (trang 85). Còn chú Ba Giáo sau khi nhận xét: 'Bà con theo đạo Phật giáo Hòa hảo ở làng mình, có người thì dốt, có người chỉ mới biết đọc biết viết, giỏi lắm thì cũng chỉ tới lớp ba trường làng.

Có người không hề đọc được một câu kinh, câu sấm, nghe người khác đọc rồi thuộc lòng' (trang 144) rồi triển khai thêm: 'Cái đạo của ông ta bây giờ chia làm bốn khối: Năm Lửa, Ba Cụt, Hai Ngoán, Nguyễn Giác Ngộ, cả bốn tên đều là dân bất hảo, là dân đứng bến xe, dân trộm, dân bán thịt heo và lính mã tà. Không có một người nào coi được' (trang 157). Ngoài ra, tác giả còn phỉ báng đạo PGHH xuyên qua lời Chín Hết: 'Tu làm gì cái đạo nhánh, đạo nhóc đó' (trang 79). Hoặc như lời của Ba Giáo: 'Lịch sử như qua một khúc quanh, lịch sử đã đẻ ra một đứa con hoang. Nói đúng hơn, đạo Phật giáo Hòa hảo là một cái quái thai của lịch sử...' (trang 80) và qua lời của chính tác giả: 'Hễ nói đến Hòa hảo thì cũng có nghiã là nói ngược, nói không ra có, nói có ra không' (trang 77).

Đến phần Giáo lý của Đức Thầy, tác giả đưa ra cảm tưởng: 'Sau nầy gẫm lại, lời lẽ trong những câu kinh ấy như có thuốc độc, thuốc độc ấy bay lên khi thành tiếng, ngấm vào người. Nếu tâm hồn của con người mà thấy được, thì chắc tôi thấy tâm hồn chú Hai Điền bị tím dần theo từng lời của kinh sấm' (trang 68), rồi lại bôi bác lời Sấm của Đức Thầy qua lời Tư Khởi: 'Lâu nay trong đạo Hòa hảo người ta đồn, đã sắp đến ngày đổi đời, ngày đổi đời thì tối trời, tối đất ba ngày ba đêm. Trong ba ngày ba đêm tối trời đó, hùm beo từ trên rừng sẽ xuống, sấu từ dưới nước sẽ lên. Hùm beo với sấu sẽ tha, sẽ bắt những người nào không vô đạo Hòa hảo...

Họ cũng lại xầm xì, lại rỉ tai: sau ba ngày đó thì núi Cấm sẽ nổ ra thành lâu đài của nhà vua. Thầy của họ sẽ trị vì thiên hạ. Người nào theo sẽ được Thầy rước về xem hội Long Hoa, có rồng bay phượng múa, nghe mà mê. Còn người nào không theo đạo thì hùm tha, sấu bắt, nghe mà lạnh đến xương khu.' (trang 90). Ngay đến Đạo kỳ của PGHH, Nguyễn Quang Sáng cũng không tha, qua lời thuật của chú Tư Chía: 'Xóm tôi, cái đám Hòa hảo, không biết nó muốn cái gì mà vừa treo cờ đỏ sao vàng, vừa treo lá cờ dà. Cờ mình sáng chói, còn cờ của họ, thấy mà ghê, như cái giẻ rách, mà cũng treo.'

Tên nầy còn kể là khi thấy biểu ngữ 'Đức Thầy vạn tuế', 'Đạo Phật giáo Hòa hảo vạn tuế' căng ngang qua đường, đã xuống xe, dẫn xe đi vòng qua trong vườn, quành ra. Có người lấy làm lạ, dạm hỏi thì ông ta trả lời: 'Mấy người có ai dám chui qua cái sào quần đàn bà không hà!'rồi hất mặt lên chỉ tấm biểu ngữ: 'Thì nó cũng vậy thôi khác gì"' (trang144)

Tóm lại, qua quyển Dòng Sông Thơ Ấu, tên văn nô CS Nguyễn Quang Sáng đã xóa đi thanh danh Đức Thầy, bôi bác giáo lý PGHH và khinh khi khối tín đồ PG Hòa Hảo vô cùng thậm tệ và trơ tráo. Thêm vào đó, tên nầy còn muốn gây nên sự bất hòa giữa Đạo PGHH và đạo Cao Đài theo như mẫu đối thoại sau đây giữa tác giả và một bạn học theo đạo Cao đài: '-Đạo Hòa hảo ăn cắp kinh của đạo tao. - Sao mầy biết" - Ba tao nói. - Dóc. - Thì mầy thử đọc kinh Hòa hảo tao nghe, tao chỉ cho mầy thấy. - Tao biết gì mà đọc. - Tao nghe nói mầy chép kinh Hòa hảo mà! - Tao chép nhưng tao không nhớ. - Tao đọc hết rồi, câu nào của đạo tao mà hay thì họ cóp-pi liền. - Nói với tao thôi, đừng nói với ai nữa, họ nghe họ giết mầy chết. - Tao đố! mầy biết không, rồi Nhật sẽ cai trị xứ nầy. - Sao mầy biết" - Ba tao nói. - Bộ đạo của mầy đui hay sao mà thờ có một con mắt vậy mầy" - Bậy!... coi chừng, có ngày...' (trang 127 & 128).

Ngoài ra, đạo Tin lành dù chỉ dò dẫm vào xứ Việt, không những bị tên nầy đánh phá mà còn gây mâu thuẫn giữa các Tôn giáo, như trong đoạn văn sau: 'Cái lũ nhỏ trong phòng cất tiếng hát, rền lên. Mới hát được một câu 'Mến yêu Giê-su vô cùng' thì thằng Sườn bật đứng dậy, cất cao tiếng với câu vọng cổ: Boong boong văng vẳng tiếng chuông... ờ chùa. Một tiếng hét giật nảy người, ông cha vừa hét vừa nhào xuống....

Còn bọn chúng tôi chen nhau, đạp nhau, hốt hoảng, tán loạn, nhưng khi gặp lại nhau ở chợ thì đứa nào cũng vui cười. Thằng Sườn họp tất cả lại, đãi mỗi đứa một tô hủ tiếu giữa nhà lồng chợ. Số tiền đó nó nhận được của một người đạo Phật giáo Hòa hảo và một người đạo Cao đài, nó bảo là tiền 'phá đám'... Chỉ có vậy mà sáng hôm sau, ông cha đạo Tin lành phải dọn đồ xuống ghe, nhổ sào như một cái gánh hát Sơn Đông' (trang 125).

Sau cùng, đến nhà tu kín bên khu nhà thờ cù lao Giêng cũng không được bỏ qua. Tên nầy bôi bác: 'Đã là nhà tu mà còn kín nữa, thử hỏi họ thấy được gì. Có biết bao nhiêu đứa bé sống bên bờ sông mà có bao giờ thấy được con sông, cái vòng tường vôi trắng bao quanh nhà thờ là nơi cuối cùng của đôi mắt và cuộc đời chúng' (trang 180), hoặc 'Ngay cả tiếng nói, họ cũng nói theo văn chương của kinh thánh, không biết gì đến tiếng nói của đời sống... Nhà tu kín đã cướp mất của họ cái lẽ sống bình thường của con người' (trang181).

Chỉ vỏn vẹn khoảng 210 trang giấy, Nguyễn Quang Sáng đã phá tan nát đạo PGHH và bêu xấu các Tôn giáo khác tại địa phương của ông ta. Vì vậy sau ngày 30/4/1975, ông ta được phong làm Phó Chủ tịch Hội nhà văn Việt nam và Chủ tịch Hội nhà văn Thành phố HCM.

Đạo Phật Giáo Hòa Hảo ra đời cách nay 66 năm do Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng ngày 18 tháng Năm, năm Kỷ Mão nhằm ngày 4 tháng Bảy năm 1939. Chỉ không đầy một năm, nhờ tài trị bịnh theo phương pháp Tiên gia, thuyết pháp Phật học và Tứ Ân cùng giảng dạy Kinh Sấm, Đức Thầy đã kết nạp hơn một triệu tín đồ. Con số nầy được tăng dần sau đó, cho đến khi Ngài thọ nạn tại ngọn Rạch Đốc Vàng hạ thuộc xã Tân Phú (Đồng Tháp) vào đêm 16 tháng 4 năm 1947 thì tín đồ đã lên đến hai triệu người. Từ đó đến nay, mặc dù Đức Thầy vắng mặt và nền Đạo đã trải qua biết bao nhiêu giai đoạn thăng trầm, nổi trôi theo vận nước, nhưng người tín đồ PGHH vẫn luôn kiên cường trước mọi trở lực, vẫn âm thầm chiến đấu 'Giữ Đạo Chờ Thầy', vẫn quyết chí hy sinh 'Bảo vệ Đạo Pháp' và vì vậy mà số tín đồ ngày càng gia tăng chớ không hề suy giảm.

Có người cho rằng số Tín đồ PGHH hiện nay là năm triệu, có người cho là bảy triệu nhưng cũng có người lại cho là mười lăm triệu. Tất cả chỉ là đoán mò vì không thể nào và làm cách nào để kiểm chứng được. Dù là bao nhiêu nhưng chắc chắn một điều là sau hơn 30 năm độc quyền Đảng trị, bạo quyền CS Việt nam bằng mọi cách, mọi thủ đoạn, mọi phương tiện vẫn không sao tiêu diệt được đạo PGHH và người tín đồ PGHH vẫn âm thầm hành đạo và phát huy Đạo pháp của mình chưa bao giờ ngã lòng, thối chí.

Tuy nhiên, với con số hàng triệu tín đồ nầy, tôi không biết có bao nhiêu người đọc được quyển sách và bao nhiêu lượt người xem phim Dòng Sông Thơ Ấu của Nguyễn Quang Sáng. Chẳng lẽ, với khối lượng tín đồ to lớn như hiện nay, lại rải đều khắp các tỉnh miền Tây nam bộ luôn đến một số tỉnh miền Trung, lại không ai quan tâm, để ý đến cái 'quái thai thời đại' nầy sao" Tôi nghĩ là chắc chắn có nhiều tín đồ PGHH đã trông qua cái 'quái thai' nầy nhưng vì trong tay không tấc sắt lại sức yếu, thế cô nên đành xuôi tay nhắm mắt, ẩn nhẫn chờ đợi thời cơ thuận tiện.

Thế nhưng, theo tài liệu của Giáo sư Phạm Văn Chính và một số tin tức từ trong nước thì nhờ vào sự tranh đấu quyết liệt của cụ Lê Quang Liêm và một số đồng đạo PGHH trung kiên, hai cuốn sách nầy được nhà cầm quyền địa phương thu hồi vào năm 1990.

Trong khi đó tại Long Xuyên, nhiều tín đồ PGHH tuyên bố: 'Nếu sách bày bán ở đâu thì họ tới giựt lấy ở đó, hễ phim chiếu ở đâu thì họ giựt lấy ở đó... kể cả việc đốt tiệm sách và rạp hát'. Tuy vậy, vẫn chứng nào tật nấy và đúng như lời cố TT Thiệu: 'Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm', thế nên, nhằm làm mất đi ý nghiã việc tự thiêu, hy sinh vì Đạo Pháp của Tu sĩ Trần văn Út, đồng đạo Võ văn Bửu và hơn 10 đồng đạo khác bị bắt giam trong ngày 05-08-05, nhà cầm quyền CS VN lại cho tái bản sách và phim Dòng Sông Thơ Ấu. Sách được bày bán la liệt trong các tiệm sách nhà nước, trên các đường phố với lời rao giảm giá 75%, còn phim thì được nhà nước trình chiếu ở những nơi công cộng không ngoài mục đích 'nhổ cỏ tận gốc' bọn phản động đội lớp tín đồ PGHH, xóa sạch thanh danh Đức Thầy và khai tử đạo PGHH.

Có nhiều người cho cụ Liêm là tranh đấu 'cuội' chỉ làm lợi cho CS, còn những người ở hải ngoại đang cộng tác với Cụ Liêm là thành phần thân Cộng... nhưng còn về Thư Phân ưu của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Thư Phản kháng và Hiệp thông của các Linh mục Chân Tín, Nguyễn Hữu Giải, Phan văn Lợi, Nguyễn văn Lý, Bản lên tiếng của Đức cha Mai thanh Lương và của hàng chục Đoàn thể, Hội đoàn Việt nam tại hải ngoại sau khi Cụ Liêm thông báo việc tín đồ PGHH tự thiêu và đang bị bạo quyền CS đàn áp bên quê nhà, thì sao"

Chẳng lẽ các vị nầy và hàng triệu tín đồ PGHH cũng như đồng bào VN trong ngoài nước đều bị Cụ Liêm dối gạt" Chẳng lẽ mới đây việc việc bốn nhà lãnh đạo các Phong trào đòi Tự do, Nhân quyền, Dân chủ cho Việt nam từ Hà nội, Huế, Sài gòn đã hẹn gặp nhau tại Sài gòn và cùng nhau đến thăm cụ Liêm tại tư gia số E1 Cư xá Nguyễn đình Chiểu, quận Phú Nhuận, Sài gòn là: Linh mục Nguyễn văn Lý, Giáo sư Trần Khuê, Ông Nguyễn chánh Kết, Nhà văn Phương Nam Đỗ nam Hải với đầy đủ hình ảnh, lại là do Cụ Liêm dàn dựng"

Kính mong Quý Ông bà có thành kiến không tốt với cụ Liêm, xin bình tâm xét lại và với thái độ công bằng,vô tư hãy đánh giá những việc làm của Cụ Liêm trong thời gian qua. Chính nhờ những người cộng tác với Cụ tại hải ngoại mà tôi mới biết hiện tình PGHH bên nhà (tuy có chút cường điệu) và nhất là cái quái thai có tên là 'Dòng Sông Thơ Ấu'. Theo tôi, đây quả là một biến cố vô cùng trọng đại có liên quan đến danh dự và sự nghiệp của nhiều người, nhiều gia đình trong khối tín đồ PGHH, đồng thời cũng ảnh hưởng đến sự tồn vong của nền đạo PGHH.

Tôi thỉnh cầu thân nhân của các Tướng Lê Quang Vinh, Trần văn Soái, Lâm Thành Nguyên, Nguyễn Giác Ngộ hãy lên tiếng hoặc có thái độ với CSVN trước sự sỉ nhục nầy.

Tôi trân trọng yêu cầu quý đồng đạo trong các Ban Trị sự Trung Ương, các Ban Trị sự địa phương, quý đồng đạo đã từng tự xưng mình là PGHH gốc, từng tự xưng mình là Hoàng gia (có nghiã là bà con thân thuộc với Đức Thầy) hãy vì thanh danh Đức Huỳnh Giáo Chủ nhất tề đứng dậy dùng mọi phương tiện sẵn có để phơi bày sự thật ra trước ánh sáng công luận, lột mặt nạ bọn CS vô thần, mang lại ngôi vị xứng đáng cho Ngài mà bọn CS đang cố tình chà đạp. Người ta thường nói 'Im lặng tức là đồng lõa', vì vậy, bất cứ đồng đạo hay cá nhân nào có liên hệ đến PGHH khi đọc được bản tin nầy, xin hãy cùng nhau tố cáo với Cơ quan Liên hiệp quốc, các Quốc hội và Chánh phủ các Quốc gia Tự do cùng các Tổ chức Nhân quyền trên thế giới,các cơ quan truyền thông, báo chí quốc tế.... về những âm mưu đen tối và hành vi thô bạo nhằm tận diệt PGHH, một Tôn giáo hoàn toàn Việt nam từ Giáo chủ đến Giáo điều và mặc dầu ra đời chỉ mới 66 năm, nhưng nguồn gốc phát xuất từ Tông phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã hiện diện từ muà Thu năm Kỷ Dậu (1849) tức là đã trên 150 năm qua.

Nguyện cầu hồng ân Tam bảo gia hộ cho PGHH sớm qua cơn Pháp nạn nầy và toàn thể tín đồ trong đạo được bình an, vô sự trước sự đàn áp thô bạo của bạo quyền CS Việt nam. Khấn vái vong linh Tu sĩ Trần văn Út tự Hòa Lạc sớm siêu thoát và phù hộ cho những đồng đạo còn đang bị giam cầm, tra tấn từ ngày 05-08-2005 đến nay được an toàn mạng sống trở lại với gia đình. Cầu mong Đức Huỳnh Giáo Chủ trở về để dìu dắt chúng sanh và bổn đạo thoát khỏi vòng khổ hải, như lời Ngài hứa hẹn:

'Chừng nào Thầy lại gia trung,

Thì trong bổn đạo bóng tùng phủ che.'./.

Nguyễn Hồng Khánh

(Tài liệu dẫn chứng theo ấn bản lần thứ hai - Xb ngày 30-1-1987, nhà Xb Kim Đồng-HàNội)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.