Có những người rơi vào hòan cảnh như thế, và họ đau khổ, muốn bứt ra. Nhưng cũng có những ngừơi tự buộc như thế, tự chọn cho mình một nghiệp phức tạp như thế; đó là các nhà dân chủ, những người không hài lòng với chế độ độc tài tòan trị này, và muốn nói lên lời nói thật của đồng bào, lời mà 700 tờ báo qúôc nội không được phép nói.
Trong những người như thế, có một người tự chọn cho mình một nghiệp hết sức là đặc biệt, rất là cảm động. Anh đã cầm giấy mực, ra phố gặp những người dân khiếu kiện, anh ngồi xuống và viết cho họ những tờ đơn, cẩn trọng ghi lên những dòng chữ mà anh biết là họ không viết được gãy gọn, rõ ràng, và thậm chí nhiều ngừơi trong họ không hề biết chữ. Những ngừơi khiếu kiện đó, đứng ở Ba Đình, đứng ở vườn hoa Lenin, đứng co ro giữa giá rét, tay cầm biểu ngữ nói về trường hợp họ bị công an hà hiếp, bị các ông xã, ông huyện lấn đất, cứơp nhà… Họ có khi ngồi xuống hè phố vì mỏi mệt, ôm nhau an ủi hay than khóc, nhưng khi thấy một xe hơi từ xa tới, họ lại đứng dậy, đưa cao biểu ngữ, hy vọng có cán bộ gộc ngồi trong xe nhìn thấy, để tâm tới, và giúp cho họ gìn giữ những gì của họ. Nhưng rồi họ lại bị bỏ quên, hệt như cả một dân tộc bị bỏ quên, để giữ gìn quyền lợi cho 3 triệu đảng viên, nhưng tận cùng chỉ là hơn chục quan chức chính trị bộ…
Những người dân qua lại trên phố giả vờ như không thấy họ. Vì biết rằng, nơi đầu phố, giữa những người xe ôm đang dựng xe chờ vẫn là một vài công an, vài đặc tình. Và trong tiệm cà phê bên kia đường, một ống kính quay hình trong tiệm chĩa ra phố chờ thu các hình ảnh đặc biệt…
Chính ở nơi đây, anh Nguyễn Khắc Tòan đã tự chọn cho mình một nghiệp hết sức là phức tạp, nặng nề. Anh bước tới, giữa các ống kính và cặp mắt công an, anh hỏi chuyện và cặm cụi viết đơn cho đồng bào. Người dân khiếu kiện vui mừng níu áo anh, tìm tới anh, xin anh viết giùm, hy vọng rằng chữ của anh mang phép lạ… Những dòng chữ có sức mạnh, những dòng chữ khiếu kiện đó có thể lọt vào mắt các cán bộ cấp cao, có thừa quyền lực và hy vọng cũng có đủ tâm lực để cứu cho họ và gia đình. Dòng chữ có phép thần...
Và rồi công an từ hai đầu phố nhảy xô vào anh, chụp lấy anh. Nguyễn Khắêc Tòan, người viết đơn cho đồng bào, đã vào tù. Đó là chuyện xảy ra năm 2002.
Bây giờ, giữa làn sóng khiếu kiện trào dâng khắp nứơc, chính phủ CSVN không im lặng được nữa, đã cử các đòan kiểm tra đi khắp nứơc để "đón nhận khiếu kiện," đón nhận những tờ đơn mà một thời anh Nguyễn Khắc Tòan ngồi cặm cụi viết cho đồng bào mà không cán bộ nào muốn cầm đọc.
Nhật báo Tuổi Trẻ hôm 24-8-2005 ghi nhận tình hình thanh tra riêng về khiếu kiện nhà đất như sau:
"…"Các anh làm thế thì chết dân mất!". Ông vụ trưởng Vụ Đất đai Bộ Tài nguyên - môi trường đã phải phẫn nộ kêu lên như thế khi nghe dân tố cáo rằng ở TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 32.000/56.000 sổ đỏ đã ký nhưng chưa đến được tay người dân. Mới có cái sổ đỏ mà chừng đó thân phận người dân ở một thành phố đã là như thế, thế còn cả tỉnh Đồng Nai" 64 tỉnh thành là bao nhiêu" Nếu như tiến tới ba sổ, sẽ không đơn giản chỉ là ba lần "chết dân"!Liệu 13 đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên - môi trường có thể giải quyết hết những nỗi oan ức của người dân ở khắp nơi hay không" Với khoảng hơn 200 công chức của Bộ Tài nguyên - môi trường, việc giải oan này rõ ràng là không xuể…"
Đó chỉ mới nói về khiếu kiện nhà đất, còn các trường hợp khác thì sao. Và vì sao chưa chịu trả tự do cho Nguyễn Khắc Tòan, người bị tù thực sự chỉ vì ngồi viết đơn khiếu oan cho đồng bào"
Lý do mà CSVN bỏ tù anh là ra bản án "gián điệp." Nhưng thực sự, anh là một người có suy nghĩ dân chủ, và không ngồi yên được khi thấy đồng bào anh từ Nam ra tận Hà Nội để ra giữa phố khiếu oan. Anh nghĩ, việc anh làm được là viết thành chữ những gì đồng bào muốn nói. Và đó mới là tội thực của anh, nếu gọi viết đơn cho đồøng bào là tội.
Trang web Đối Thọai (doi-thoai.com) tóm lược về tiểu sử của anh như sau:
"Ông Nguyễn Khắc Toàn, sinh năm 1955 tại Hà Nội, cư ngụ tại số 11 ngõ Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tốt nghiệp cử nhân Sư Phạm Toán học.
Ông đã từng tham gia quân đội CSVN, tham gia chiến đấu miền Tây Nam Bộ từ năm 1972 đến năm 1976, từng phục vụ tại rừng U Minh thuộc tỉnh An Giang và Rạch Giá.
Ngay sau khi chiến thắng miền Nam, ông đã sớm nhìn thấy cái lý tưởng giải phóng miền Nam mà đảng và nhà nước CS miền Bắc tuyên truyền là một sự lừa bịp phi nhân. Ông đã sớm ý thức được giá trị của tự do, dân chủ, ý nghĩa của một chế độ theo nhà nước pháp quyền, các giá trị nhân quyền và dân quyền.
Khi cụ Hoàng Minh Chính bị bắt vào tháng 6/1995, ông đã tiếp tay cùng bà Lê Hồng Ngọc (vợ ông Chính) viết đơn tố cáo gửi lãnh đạo đảng lúc bấy giờ là Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt...
Trong nỗ lực cổ vũ cho những tiếng nói đòi tự do dân chủ, công bằng xã hội, ông thường vận động các cựu chiến binh hai miền Nam Bắc cùng ký tên vào những kiến nghị gửi lãnh đạo đảng và nhà nước, các bài tố cáo lãnh đạo CSVN tham nhũng. Ông đã từng viết nhiều bài nói về những bất công xã hội, những tư tưởng đấu tranh cho tự do dân chủ và nhân quyền dưới nhiều bí danh như Cựu Chiến Binh Trần Minh Tâm, Đặng Kim Giang...
Ông là một chiến sĩ thông tin đầy can đảm. Ông đã từng tán phát nhiều tài liệu của các anh em dân chủ trong nước như Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Trần Dũng Tiến... Đặc biệt gần đây nhất, từ tháng 11/2001 đến tháng 1/2002, ông là người đã chuyển ra hải ngoại những tin tức nóng bỏng hàn ngày liên quan đến các cuộc biểu tình của dân chúng đi khiếu kiện ròng rã mấy tháng trời trước Quốc Hội và Trụ sở đảng CSVN tại Hà Nội. Cũng chính vì những nỗ lực liên lạc thông tin này mà ông đã bị bắt vào ngày 8 tháng 1 năm 2002 và hiện đang bị giam tại trại B14, Xã Thanh Liệt, Huyện Thanh Trì.
Vào lúc 8 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 20/12/2002, nhà cầm quyền Hà Nội đã tổ chức phiên tòa xử ông Nguyễn Khắc Toàn với tội danh là "gián điệp". Tòa án chỉ cho bà Nguyễn Thị Quyết, mẹ của ông Toàn, tham dự phiên tòa. Nhưng vì tình trạng sức khoẻ quá kém, nên bà đã không thể đến dự được. Vì vậy, đã không có một thân nhân nào được vào dự phiên tòa này và họ phải đứng ngoài cùng với một số nhà tranh đấu cho dân chủ ở Hà Nội như ông Phạm Quế Dương, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tiến,...
Luật sư Trần Lâm, người biện hộ cho ông Nguyễn Khắc Toàn, chỉ được gặp thân chủ của ông hai lần. Lần đầu vào ngày 16/12/2002, 4 ngày trước khi ra tòa, nhưng ông đã không được tự do trao đổi với thân chủ, vì lúc nào cũng có sự giám sát của công an bên cạnh. Lần thứ hai vào chiều ngày 19/12/2002, không đầy 12 tiếng trước khi ông Nguyễn Khắc Toàn ra tòa vào ngày hôm sau. Trước những vi phạm trầm trọng về quyền biện hộ này, luật sư Trần Lâm cho biết là ông đã tranh luận một cách gay gắt với trước tòa và phản đối những lời kết tội vu khống đầy tính chất ngụy biện của Viện Kiểm Sát dành cho ông Nguyễn Khắc Toàn.
Phiên tòa đã kéo dài cho đến 15g30 cùng ngày và chánh án đã đọc một bản kết tội được viết sẵn quy chụp cho ông Nguyễn Khắc Toàn vào tội gián điệp và tuyên án ông 12 năm tù và 3 năm quản chế…"
Viết đơn cho đồng bào là tội gián điệp" Ngồi viết đơn cho đồng bào là tự chọn nghiệp cho mình, một nghiệp hết sức là gian nan và gay gắt. Nhưng nếu không có anh làm như thế, không có anh tự chọn vào nhà tù bằng cách này, chưa chắc gì năm 2005 đã có các đoàn thanh tra khiếu kiện CSVN gửi đi gặp dân như thế.
Trang Đối Thoại khi viết về anh đã đưa ra lời kêu gọi Hà Nội:
"Biện pháp đầu tiên mà nhà nước và đảng CSVN phải làm và làm ngay : Đón Nguyễn Khắc Toàn từ trại giam về nhà và xin lỗi cùng bồi thường danh dự và tài chánh cho người thanh niên can đảm hơn 3 triệu đảng viên đảng CSVN… Báo cáo sơ khởi từ 13 đoàn kiểm tra từ Nam Chí Bắc đã cho biết nỗi oán hờn cuả đồng bào chất ngất vì chính sách và đảng viên cuả đảng CSVN. Người cựu chiến binh Nguyễn Khắc Toàn chỉ giúp đồng bào để đưa những bất công, hà hiếp, cưỡng đoạt tài sản đất đai đã thực sự diễn ra từ khắp các vùng dất nước ra công luận. Nhà nước và đảng CSVN đã làm ngơ và bỏ tù Nguyễn Khắc Toàn. Sau 3 năm Nguyễn Khắc Toàn hiên ngang bước vào tù, 13 đoàn kiểm tra cuả nhà nước xác nhận tình trạng bất công, tước đoạt ruộng đất, tài sản nông dân là có thật."
Hơn 700 tờ báo nhà nứơc đã, đang và sẽ tung hô 13 đòan kiểm tra khiếu kiện đang đi khắp nứơc, đang làm chuyện có vẻ như là lắng nghe đồng bào… Nhưng không một dòng chữ nào trong nứơc viết về Nguyễn Khắc Tòan, người đã đơn độc bứơc ra giữa phố, đi trứơc các đôi mắt cú vọ công an và các ống kính quay phim đặc tình, để ngồi xuống, để lắng nghe và viết đơn cho đồng bào.
Nguyễn Khắc Tòan, anh là một vị Bồ Tát thực sự, anh là ngừơi từ muôn kiếp đã chọn hạnh nguyện Quan Thế Aâm - người lắng nghe, người viết đơn cho đồng bào, và là người bước vào tù để những tiếng nói của đồng bào được vang lên. Đau đớn. Oan khuất.