Hôm nay,  

The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta

07/06/200500:00:00(Xem: 6813)
[Ẩn hả, nhớ chứ]

2
"Chuyện Ẩn gây chấn động ở nơi tôi, như một điều gì từ Graham Grenne bước thẳng ra." David Halberstam nói. Ông là bạn của Ẩn, thời gian ông là phóng viên [Nữu Ước] Thời Báo [Times] tại Việt Nam. "Nó đụng tới những câu hỏi sinh tử: Trung thành là gì" Yêu nước là gì" Sự thực là gì" Anh là ai, khi anh đang nói ra những sự thực đó"" Và ông nói thêm, "Có cái điều lập lờ, nước đôi, ở nơi Ẩn, những con người như chúng ta hầu như không thể tưởng tượng ra nổi. Nhìn ngoái lại, tôi thấy một con người nứt ra làm đôi, Ẩn đó".
Trong cuốn sách xb năm 1965 của ông, "Tạo Vũng Lầy", The Making of a Quagmire, Halberstam mô tả Ẩn, như là một yếu tố cốt tử, một nhân vật có tầm quan trọng sống còn, của một tổ chức tình báo,"tuy nhỏ, nhưng tuyệt hảo", của giới nhà văn nhà báo. Ông viết, Ẩn "có những mối liên lạc quân sự số một ở trong nuớc".
Bây giờ, biết "chuyện của Ẩn", liệu ông có giận anh ta"
"Không," ông nói, gần như nói thay cho hầu hết những cựu đồng nghiệp của Ẩn. "Đây là một câu chuyện đầy âm mưu, khói mù, và những tấm gương (1), nhưng tôi vẫn nghĩ một cách tự hào về anh ta. Tôi không hề cảm thấy mình bị anh ta phản bội. Anh ta phải đau đầu với vấn đề, là một người Việt Nam vào cái thời thê lương của lịch sử của họ, khi nhìn quanh nhìn quẩn chẳng có gì, và nếu có gì, thì đó là sự phản bội."
Bass: The Spy Who Loved Us

(1) Gấu nhớ tới cuốn Gương Soi Gián Điệp, của Le Carrée.
*

["Anh ta phải đau đầu với vấn đề, là một người Việt Nam vào cái thời thê lương của lịch sử của họ, khi nhìn quanh nhìn quẩn chẳng có gì, và nếu có gì, thì đó là sự phản bội."
Bass: The Spy Who Loved Us
[Ông Nguyễn Thành Trung nói],"Cha tôi bị giết vì là người đi kháng chiến và bị quân đội Nam Việt Nam giết, thời của Ngô Đình Diệm. Trước khi vào Không Quân Nam Việt Nam, tôi đã là đảng viên cộng sản."
[Trả lời BBC]
Nhưng, từ năm 1978 nước ngoài bắt đầu biết ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; tính ra gần chục cuốn sách của các nhà báo nước ngoài viết về ông hay về chiến tranh ở Việt Nam, ít nhiều đều nhắc tới tên ông. Loạt ký sự về ông đăng trên Báo Thanh Niên tháng 10-11.2002 cũng đã được NXB Thế giới dịch ra tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, in thành sách. Người gọi ông là "nhà tình báo dễ thương", người gọi ông là "một trong những nhà tình báo vĩ đại của Việt Nam thế kỷ 20", hoặc "người sinh ra để làm tình báo"...
- Chữ nghĩa tự nó giựt gân vậy đó, chớ việc làm của tôi không có gì giựt gân. Giựt gân phải là chuyện của cậu Trung, hai lần bỏ bom, một ở sân bay Tân Sơn Nhứt, một vào Dinh Độc Lập. Những người như điệp báo, tình báo chính trị mới giựt gân. Tôi chỉ là một nhà phân tích tin bình thường. Tình báo chiến lược chúng ta có nhiều, tôi chỉ là một đầu mối.
Ông thấy con trai mình làm việc thế nào"
- Thằng con tôi nó giỏi hơn tôi. Nó học thông dịch 5-6 năm ở Mátxcơva, qua Mỹ học thêm 5-6 năm nữa. Nghe nó kể, tụi Mỹ khen người Nga đào tạo hay.
[PXA trả lời phỏng vấn báo trong nước]

Thành phố Hồ Chí Minh, Sài Gòn như tên thường gọi của nó, đúng là một thành phố thương mại. Dọc theo hè đường, là những xe, những sạp, những quầy, bầy bán đủ thứ, từ tô phở, tô cháo tới những chiếc dĩa CD; dưới lòng đường, là những dòng, những luồng xe gắn máy Trung Quốc gầm rú, chen chúc, luồn lách. Khói xe, bụi đường dầy đặc, đến nỗi mấy bà mấy cô phải đeo khẩu trang. "Chúng tôi bây giờ là người Hồi Giáo", Việt, tay chạy xe ôm chở tôi, nói. Ngồi đằng sau những chiếc xe ôm như thế, tôi du ngoạn Sài Gòn.
Tới gần nhà Ẩn, thuộc quận ba, trong một khu đông đúc gần ga xe lửa, chúng tôi đi qua một ngã tư gồm toàn những tiệm sửa xe, rồi qua một khu phố chuyên bán cá nhiệt đới, có thứ cá Xiêm chuyên đánh lộn mà Ẩn rất thích. Tôi bấm chuông nơi cửa sắt. Có tiếng chó sủa, và tôi, nghé qua cửa, thấy Ẩn đang bước ra cổng.
Bass

[Khi Cao Bồi khen tay phi công VC nằm vùng bỏ bom Dinh Độc Lập, Gấu nghĩ, ông thèm được như tay Trung đó.
Trung tuyên bố, cha tao bị tụi bay giết, tao thù tụi bay, tao là CS trước khi là phi công VNCH.
Ẩn không có được sự minh bạch này. Ông là VC nằm vùng trước cả "lịch sử", lịch sử của VNCH.]

["I'm the Guy They Called Deep Throat"
In a V.F. exclusive, W. Mark Felt, 91 years old and formerly second-in-command at the F.B.I., says that he is the confidential Watergate source who assisted Washington Post reporters Bob Woodward and Carl Bernstein—and helped bring down President Richard Nixon
Mark Felt, 91 tuô"i, cựu phó tướng FBI, no´i tui là Deep Throat, người đá văng Nixon ra khỏi ghế tổng thống.
Tương tự, Cao Bồi cũng có thể nói, chính tớ là người đá văng Thiệu, và "tặng" Miền Nam cho Miền Bắc.
Phải có Deep Throat mới có Cao Bồi. Một cặp bài trùng. Một cú đúp.
Bạn có thể cắt nghĩa, bằng hiệu ứng cánh bướm, cũng được: Cú đá văng Nixon, nhẹ nhàng như thế, mà làm văng hàng triệu con ngưòi ra biển Đông, làm mồi cho cá hoặc cho hải tặc.]

Khuôn mặt nhỏ thó, Ẩn mặc áo sọc ngắn tay, túi dắt cây viết bi, hai ống quần xám vỗ lạch phạch vô chân, dép cao su. Hổn hển, nhưng miệng mỉm cười, ông đón tôi bằng một cái bắt, với chỉ mấy ngón tay. Ông vừa mới được đưa vô nhà thương, phổi suy sụp, hậu quả của một cuộc trường kỳ hút Lucky Strikes, nhưng Ông Tướng Givral, với nụ cuời hở cả hai hàm răng còn đầy đủ, tuy đã vào cái tuổi bẩy mươi tám, coi vẫn ranh mãnh như thuở nào.


Lần cuối tôi gặp Ẩn, là vào đầu thập niên 1990, trong khi viết một cuốn sách về những người Mỹ gốc Á, những đứa trẻ của những người lính Mỹ và người yêu của họ. Khi cuốn sách xb, tôi gửi cho anh một bản, và còn gửi những cuốn sách khác, qua những người bạn của cả hai, khi họ có dịp ghé Việt Nam. Ẩn biết, tôi thèm nghe câu chuyện của anh ta. Anh là một vị chủ nhà thật phong nhã đối với những vị khách được phép gặp anh, khi Việt Nam chấp nhận “doi moi”, một ấn bản của riêng họ, về “perestroika”, vào cuối thập niên 1980. Anh ta sẽ trải qua nhiều giờ đồng hồ giải thích lịch sử và văn hóa Việt Nam. Nhưng có một đề tài anh luôn luôn câm lặng: cuộc đời của anh, như là một tên gián điệp. Có vẻ như anh ta sẽ là một con nhân sư, cho tới hết đời mình, do trung thành với bạn bè, hoặc sợ hãi nhà cầm quyền. Tuy nhiên, vào Tháng Giêng, 2004, tôi nhận được một mét-xì [message], rằng, có thể, sau cùng, cóc [nhân sư] mở miệng: anh ta muốn nói. Không phải phỏng vấn chính thức, nhưng trò chuyện giữa bạn bè. Lần đầu vào dịp Têt, đầu năm Âm lịch, rồi tiếp nối sau đó, vài tuần lễ, vào mùa mưa, Tháng Năm. [Tôi còn gặp lại Ẩn vài ngày, vào Tháng Ba năm 2005].
The Spy Who Loved Us: Tên Điệp Viên Thươn [g] Chúng Ta.

Ẩn dẫn tôi qua vườn của anh, một khu vườn nhiệt đới xum xuê hương hoa cây trái. Dõi theo chúng tôi, từ bên trong mấy cái chuồng dưới gốc cây, là một con diều hâu, thứ chim cắt chuyên săn mồi, và ba con gà chọi của Ẩn. Chúng tôi ngừng ở giữa vườn để ngắm một bức tượng, bằng sành, một trong những chú chó săn cừu nòi Đức thân thương của Ẩn. Ẩn nói, anh học cách dùng chó trong tình báo từ một tay Xịa: Đại tá Edward Lansdale - người được coi là khuôn mẫu cho nhân vật chính trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene. “Tôi huấn luyện chúng, để chúng có thể báo động, khi mấy anh cảnh sát xét nhà, khi còn cách xa cả kí lô mét.”
Bass: The Spy Who Loved Us

Chuyện mấy anh Mẽo hay nhắc tới Greene khi viết về Ẩn, và Ẩn, khi thú nhận, mình học từ ông thầy Xịa cách luyện chó để trị cảnh sát, tất cả đều có nguyên nhân sâu xa của chúng.
Norman Sherry, trong bộ ba khổng lồ, Cuộc Đời Greene, của ông, có đưa ra nhận xét, anh phóng viên Mẽo nào, trên đường tới Việt Nam, vào những năm tháng nóng bỏng đó, đều lận lưng một bửu bối, là cuốn Người Mỹ Trầm Lặng.

Trong truyện ngắn, gần như là một thứ tự truyện, Cõi Khác, Gấu đã lầm, khi nghĩ rằng, mấy anh Mẽo này mơ tưởng viết một cuốn tiểu thuyết về chiến tranh Việt Nam có vóc dáng Mặt Trận Miền Tây Vẫn Yên Tĩnh của Remarque.
Tại sao lại có sự "lầm lẫn" như thế" Liệu có phải Greene hơn Remarque" Gấu vẫn thường tra vấn mình, và sau cùng, nhân đọc một số tác giả, trong số đó, có Steiner, Benjamin, Milosz... và ngộ ra là:
Sau Remarque, hay rõ hơn, sau Đệ NhấtThế Chiến, không thể có một Mặt Trận Miền Tây nào, cho bất kỳ một cuộc chiến nào.
Remarque là nhà văn chấm dứt thứ tiểu thuyết viết về chiến tranh như cuốn của ông. (1)
Đây là điều những nhà phê bình nước ngoài nhận ra, khi đọc Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh, và coi nó cao hơn Mặt Trận Miền Tây. Cao hơn không phải là do Bảo Ninh có tài hơn, mà là, chiến tranh, con người, ở trong Nỗi Buồn Chiến Tranh khác với chiến tranh, con nguời như được miêu tả trong Mặt Trận Miền Tây.
Tiếp theo đó, cũng thế, số phần của Greene, là phải viết Người Mỹ Trầm Lặng. Những so sánh nhắc nhở tới ông, là vì ai cũng muốn được như... ông.
Toan tính rõ rệt nhất, và, thất bại rõ rệt nhất, là trường hợp cuốn Thời Gian Của Người của Nguyễn Khải. Nó thất bại, là do muốn hay hơn cả Người Mỹ Trầm Lặng, theo nghĩa, lọc bỏ hết cái xấu xa, cái ác quỉ, của cả con người lẫn cuộc chiến, và nhất là của con người, như là một tên điệp viên. Nó thiếu cái phần sự thực cay đắng, chua chát nhất, ở một nhà văn Ky Tô như Greene, [so với một nhà văn Cộng Sản như Khải], khi ông tuyên bố:
“Tôi phải kiếm cho ra một tôn giáo để đo lường cái phần quỉ ma ở nơi tôi”.
Nhân vật Quân [hoá thân của Ẩn,] trong Thời Gian Của Người "thánh thiện quá" [theo nghĩa thép đã tôi thế đấy], nhà văn như Nguyễn Khải, một lòng một dạ biết ơn Đảng, viết dưới ánh sáng của Đảng, thành thử chỉ đẻ ra một thứ phẩm, đúng như Gide nói. [Những tình cảm tốt đẹp đẻ ra một thứ văn chương tồi].
Một cách nào đó, cuốn Người Mỹ Trầm Lặng có một vị thế [position,status], của cuốn Bóng Đêm Giữa Ban Ngày của Koestler.
Nó cũng chứa trong nó, vụ án của thế kỷ.
*

(1) ... Steiner, đã chỉ ra sự khác biệt của văn chương Tây Phương, giữa hai Cuộc Chiến Lớn. Cuộc chiến 1914-1918 đưa tới những tác phẩm cổ điển như "Thôi Đừng Diễn Hành" (No More Parades), của Ford Madox Ford, "Lửa" (Feu), của Barbusse, "Phòng Lớn" (Enormous Room) của Cummings, "Giã Từ Vũ Khí" (Farewell to Arms) của Hemingway, âm hưởng chiến trường và thái độ của người dân ở chương cuối của Proust. Những tác phẩm lớn về thảm họa thứ nhì là phóng sự và chứng nhân tức thời: "Bay Đêm" (Vol de Nuit) của Saint-Exupéry, "Hiroshima" của Hersey, "Nhật Ký" của Anne Frank, "Ghi Chú từ Ghetto Warsaw" của Emmanuel Ringleblum. Không một nhà thơ, không một tiểu thuyết gia nào, cho tới nay, có thể đem đến cho thực tại trại tập trung, sự sáng suốt nghiêm ngặt, làm chủ kinh nghiệm, như là chúng ta nhận thấy ở trong nghiên cứu xã hội "Trái Tim Biết" (The Informed Heart), của Bruno Bettelheim. Giả tưởng ngậm câm trước tính lớn lao của sự kiện; trước uy quyền lồng lộng như thế, chỉ có phóng sự không hoa hòe hoa sói mới có thể làm bật ra được.
[Đọc Đó Đây của Trúc Chi. NQT]

"Đại tá Edward Lansdale - người được coi là khuôn mẫu cho nhân vật chính trong Người Mỹ Trầm Lặng của Graham Greene".
Bass
Một anh Xịa cáo già như Lansdale làm sao lại có thể là nguyên mẫu cho một Mẽo gà mờ cù lần như nhân vật Pyle trong Người Mỹ Trầm Lặng"

Như Norman Sherry cho thấy, Pyle là tổng hợp của nhiều người. Có cả Lansdale trong số đó. Nhưng Sherry chứng minh, Pyle bản chất là một anh Hồng Mao: Pyle is straight out of a good quality [ublic school - in essence he iis Enghlish
Có thể Ẩn giống Pyle, theo nghĩa này, bản chất của anh là một tên Cộng Sản. Một tên Bắc Kỳ vô Nam trước 1954 và là một tên Cộng Sản, làm việc cho Bắc Bộ Phủ. Đây là sự khác biệt giữa Trung [phi công ném bom Dinh Độc Lập] và Ẩn.
[còn tiếp]
NQT tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.