Hôm nay,  

Âu - Nga Âu Lo

07/04/200500:00:00(Xem: 5078)
Mảnh giáp Ukraine của Nga sẽ thành tấm khiên của NATO. Dù Liên Âu có muốn hay không… Mà Liên Âu là gì"...
Kỷ niệm 20 năm ngày nhậm chức, đầu tháng Ba, nguyên Tổng bí thư Gorbachev cảnh báo đương kim Tổng thống Vladimir Putin, rằng Liên bang Nga có thể cũng gặp biến động như Kyrgyzstan. Tin ấy, dư luận thế giới và riêng dư luận Hoa Kỳ coi là thường. "Tướng bại trận không nói chuyện cầm binh". Riêng có Putin thì có thể lại khác. Ông ta là người trong cuộc.
Ông ta càng suy ngẫm lời báo động ấy khi theo dõi tin tức từ Hoa Kỳ.
1. Nỗi niềm Putin
Thứ Hai mùng bốn tháng Tư, Tổng thống George W. Bush tiếp đón Tổng thống Ukraine Viktor Yuschenko một cách long trọng. Chuyến thăm viếng của người hùng Ukraine trong cuộc "Cách mạng Cam" dự trù ba ngày gặp gỡ mọi trung tâm chính trị, an ninh và kinh tế Hoa Kỳ, nhưng ngay ngày đầu tiên, ông được Tổng thống Mỹ tiếp đón và hứa hẹn những điều mà lãnh tụ các nước khác phải chờ cả năm, hoặc cả chục năm hay nhiều thập niên mới có… hy vọng (hãy hỏi Hà Nội về chuyện WTO thì rõ).
Hai vị nguyên thủ đã có thông cáo chung theo đó, Hoa Kỳ ủng hộ việc Ukraine gia nhập tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO trong năm nay, sẽ tức thời chấm dứt việc áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik cho Ukraine và thúc đẩy việc Ukraine gia nhập Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO. Hiểu theo lối Putin, Ukraine được Mỹ ôm vào lòng và bưng lên vị trí đồng minh chiến lược, chỉ ba tháng sau khi có một chính quyền dân chủ.
Năm qua, thêm 10 nước đã gia nhập Liên hiệp Âu châu, trong đó có bốn nước từng là thành viên của liên minh quân sự Warsaw do Liên Xô thành lập, mà ba nước lại là một Cộng hòa của Liên bang Xô viết cũ! Bây giờ đến lượt Ukraine! Ukraine là tấm hộ tâm kiếng bảo vệ cái bụng mềm của Liên bang Nga (hay Liên bang Xô viết năm xưa), là nguồn lợi kinh tế cho Nga và cửa ngõ cho phép cường quốc đại lục này tiến xuống các vùng biển nóng. Mất Ukraine, Liên bang Nga sẽ trống trải và suy nhược đến độ nguy ngập.
Cõi Nghệ An của bác Hồ nay cũng đòi dân chủ đa nguyên và sát nhập vào miền Nam thì còn trời đất gì!
2. Kế sách Bush
Nhưng, vì sao Hoa Kỳ không đi từng bước để kéo Ukraine vào Liên hiệp Âu châu, trước khi nói đến chuyện WTO và NATO" Nhất là khi Ukraine chưa có những cơ chế kinh tế, chính trị hay pháp quyền ngang bằng với các nước còn lại khối Liên Âu" Mới có dân chủ chừng ba tháng, và chưa biết là còn dân chủ được bao lâu…
Câu trả lời là chính vì vậy mà chính quyền Bush không đợi được.
Vì trong khi Ukraine đứng cửa nộp đơn vào Liên Âu, và chờ đợi cả chục năm, Putin hay người kế nhiệm đã có thể kéo xứ này trở lại bóng tối của hướng Đông. Kinh nghiệm có cho thấy điều đó. Sau Thế chiến II, vì mục tiêu an ninh chiến lược, Hoa Kỳ đưa hai nước Địa Trung Hải vào Minh ước NATO. Đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ (Greece và Turkey), dù cơ chế kinh tế, chính trị và pháp quyền của hai xứ ấy chưa được như các nước Tây Âu. Nhưng, Âu châu "cũ" đã cho Hy Lạp đợi ba chục năm, mãi đến 1981 mới nhận vào Liên hiệp Âu châu. Còn Thổ Nhĩ Kỳ thì nay vẫn đứng ngoài cửa. Hành lang Âu châu là đường hầm quá sâu cho một xứ trọng yếu như Ukraine.
Nếu đợi các nước ở vào vị trí chiến lược này học tập dân chủ và kinh tế thị trường cho đúng tiêu chuẩn Âu châu thì mới bảo vệ họ bằng một liên minh quân sự thì sự đã trễ. Chính quyền Bush không theo quy trình cổ hủ ấy với Ukraine. Ngoại trưởng Condoleezza Rice, một trí thức và chuyên gia về Liên xô có thể đã nhìn ra điều ấy, nên mới có kế sách cấp bách về Ukraine, làm Putin giật mình. Và sẽ trở tay không kịp.

Huống hồ là Hoa Kỳ cũng thấy rõ thực chất và tiềm năng của Liên hiệp Âu Châu. Nói ra thì có vẻ võ đoán, chứ thực thể Liên Âu này hết trọng lượng và chỉ là một cản trở khi cần có loại quyết định chiến lược và cấp bách.
3. Thân phận Liên Âu
Ngày 29 tháng Năm, Pháp sẽ trưng cầu dân ý về bản Hiến pháp Âu Châu Thống nhất. Các cuộc thăm dò ý kiến đều cho là đa số sẽ không đồng ý, dù dự thảo Hiến pháp do cựu Tổng thống Pháp là Valérie Giscard d'Estaing soạn thảo. Ngoài Pháp, còn tám nước khác cũng sẽ hỏi ý dân trước khi quyết định về việc thống nhất Âu châu thành một khối, với một Hiến pháp chung sẽ có giá trị cao hơn hiếp pháp quốc gia.
Thực chất ở đây là một câu hỏi kinh tế: "có muốn Âu châu đi vào xu hướng tự do kinh tế không"" Lý do là các nước Âu châu "già" (Pháp và Đức) còn luyến tiếc chế độ bao cấp và chối từ cải tổ cơ chế kinh tế xã hội, trong khi các nước còn lại thì muốn có chế độ tự do hơn.
Nếu dân Pháp chống lại việc thống nhất với đa số áp đảo để kéo theo hai lân bang là Đức và Ý, Liên Âu sẽ vỡ đôi thành hai phe, thủ cựu (bao cấp) và đổi mới (tự do và cạnh tranh). Phe thủ cựu là Pháp Đức thì đòi can thiệp vào chính sách thuế khóa và lao động dể duy trì chế độ bao cấp. Phe đổi mới gồm Anh, Ái Nhĩ Lan (Ireland) và các nước Âu châu "mới" (Đông Âu cũ) thì đã quá ngán chế độ bao cấp này. Lúc đó, Âu châu chống Mỹ của phe thủ cựu chỉ còn vài nước còm cõi, có tỷ lệ thất nghiệp trên 10% và Liên hiệp Âu châu không thể quên mình mà lo cho Ukraine được!
Nếu dân Pháp chống lại việc thống nhất mà không lôi kéo được phiếu chống của các xứ khác, thì Pháp ngồi một ngồi nguyền rủa bóng tối, Tổng thống Jacques Chirac sẽ là tấm giẻ rách và Liên Âu sẽ là một thực thể khác. Hết om xòm huê dạng vì thiếu người đánh trống thổi kèn. Và cũng chẳng lo nổi việc hội nhập Ukraine.
Trong giả thuyết thứ ba là phe chống của Pháp chỉ có đa số rất mỏng, nghĩa là dân chúng bỗng phân vân về lẽ lợi hại, thì Jacques Chirac sẽ được cho về vườn trước hạn kỳ 2007 để dân bầu lên một tầng lớp lãnh đạo mới, có khả năng thương thảo và thỏa hiệp với các nước còn lại của Liên Âu. Qua năm 2007, Pháp sẽ nói chuyện lại với Liên Âu về vai trò và thiện chí của mình. Từ nay đến đó, Liên Âu cũng chẳng cưu mang được Ukraine, vì lo cho nước Pháp, sẽ ở vòng trong hay vòng ngoài.
Trong cả ba giả thuyết, Liên hiệp Âu châu đều là thực thể không đáng kể, để có thể theo Pháp chống Mỹ, bắt tay Trung Quốc, ngăn Nhật Bản ngồi vào ghế hội viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc hay tương nhượng với Liên bang Nga, hoặc ve vuốt các nước Hồi giáo…
Trong cả ba giả thuyết, đối với Liên Âu thì Ukraine vẫn là ưu tiên cực thấp.
Trong khi Hoa Kỳ lại nhất quyết kéo xứ này ra khỏi vòng kiềm tỏa của Liên bang Nga, đẩy Putin vào chân tường, phải cải cách để có dân chủ, hay sẽ thấy tàn dư của đế quốc Nga bị bào mỏng dần cho đến khi tầng lớp lãnh đạo, chính Putin và các đối thủ cũ nay là đồng minh mới là các tài phiệt, bị quét sạch. Có lẽ Mikhail Gorbachev hiểu điều ấy từ những kinh nghiệm bản thân nên mới báo động. Putin có nghe ra hoặc kịp đổi hay không lại là chuyện khác.
Chẳng phải là cả Liên bang Nga và Liên hiệp Âu châu đều đang âu lo là gì"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.