Hôm nay,  

Nhân Quyền Thư Ngỏ

01/03/200500:00:00(Xem: 5043)
Nên làm những gì để buộc Hà Nội thực hiện các quyền tựï do tôn giáo" Tổ chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) hôm 28-2-2005 đã phổ biến một Thư Ngỏ gửi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice, nội dung nói rằng Hoa Kỳ cần phải đưa ra các hành động cụ thể mà VN phải thực hiện về hồ sơ quyền tôn giáo. Bản văn được tóm lược như sau.

Hoa Kỳ hiện đang nói chuyện với CSVN về tình hình đã đưa CSVN vào danh sách các nước đàn áp nhân quyền tệ hại nhất thế giới. Hồi tháng 9-2004, Bộ Ngoại Giao Mỹ đưa CSVN vào danh sách “Các Nước Quan Tâm Đặc Biệt” (CPC) vì đã đán áp các quyền tôn giáo tàn bạo, theo luật International Religious Freedom Act 1998. Trong nhóm các nước hung thần chung sổ với VN là Trung Quốc, Miến Điện, Bắc Hàn, Iran, Sudan, Saudi Arabia và Eritrea.

Các cuộc tham khảo về tự do tôn giáo giữa Mỹ-Việt dự kiến sẽ kết thúc ngày 15-3-2005.
“Bất kể vài cử chỉ thiện chí đúng lúc, như vụ mới thả ra nhiều tù nhân tôn giáo nới đây, về các phương diện khác thì CSVN vẫn giữ chính sách đàn áp,” theo lời Brad Adams, Giám Đốc Á Châu của HRW. “VN thì khét tiếng về truy bức và bỏ tù các tín đồ các tôn giáo nào muốn tu tập một cách hòa bình và độc lập.”
Chính phủ CSVN đã áp đặt kiểm soát chặt các tổ chức tôn giáo, và đối xử các lãnh tụ tôn giáo ngoài hệ thống với sự nghi ngờ dày đặc, chụp mũ họ là nổi loạn. Bị nhắm đặc biệt là tín đồ Ky Tô Giáo gốc thiểu số, Hội Thánh Tin Lành Mennonite, và thành viên Giáo Hội PGVNTN.

Ky Tô Hữu sắc dân Hmong ở các tỉnh tây bắc đã bị đánh đập, bắt giam, và ép bức bởi các cán bộ địa phương phải từ bỏ tôn giáo đó, và ngưng dự các buổi lễ chung. Có ít nhất 10 Ky Tô Hữu người Hmong còn bị giam ở các tỉnh Lai Châu và Hà Giang. Gần đây, lính lên các làng Lai Châu tăng nhiều hơn, làm nhiều Ky Tô Hữu Hmong phải trốn khỏi nhà.

Tại Tây Nguyên, chính phủ tăng cường đàn áp người Thượng Tin Lành, đặc biệt những người bị chụp mũ là “Tin lành Dega.” Đây là một loại Tin Lành evangelical (tin từng chữ vào Kinh Thánh), bị CSVN cấm, vốn liên hệ với phong trào người Thượng đòi trả lại đất, đòi tự do tôn giáo và tự trị.

Kể từ năm 2001, có hơn 180 người Thượng Ky Tô Hữu -- không chỉ các nhà hoạt động cho hội thánh Dega, nhưng là cả mục sư, các lãnh tụ hội thánh tại gia, và các thầy giảng kinh -- đã bị bát và ra án tù, nhiều người bị chụp tội ly khai bạo động đang dùng tôn giáo để “gây chia rẽ dân tộn” và “làm suy yếu sức đoàn kết nhà nước và đảng.” Thực ra, không có chứng cớ phong trào Tin Lành Dega xách động bạo động. Khi bắt giam những người vì niềm tin tôn giáo hay bày tổ quan điểm ôn hòa, CSVN đã vi phạm Công Ước Quốc Tế về Dân Quyền và Chính Trị Quyền, mà Hà Nội là 1 nước thành viên.

Trong khi một vị sư GHPGVNTN được thả trong đợt ân xá Tết, CSVN vẫn tiếp tục đàn áp các thành viên và không chịu công nhận Giáo Hội này (GHPGVNTN). Nhiều người trong GHPGVNTN vẫn bị quàûn chế ở chùa mà không cần án lệnh giấy tờ nào, trong khi chùa bị công an vây dầy đặc.

Tin Lành Mennonites vẫn bị truy bức. Có 4 tín đồ Mennonites vẫn còn trong tù về cáo buộc chống đối công an trong vụ xô xát tháng 3-2004 với các công an thường phục đang theo dõi họ ở Sài Gòn. Trong 2 vụ riêng biệt trong năm 2004, các cán bộ tỉnh Kontum đã cho ủi sập một nhà thờ Mennonite. Trong tháng 9 và tháng 10-2004, công an áp lực tín đồ Mennonite tại tỉnh Kontum và Gia Lai ký giấy cam kết bỏ đạo.

Trong khi quan hệ giữa Vatican và VN ấm lại các năm gần đây, có ít nhất 3 La Mã Ky Tô Hữu còn bị giam, nơi họ thọ các án tù dài vì thực hiện các khóa dạy đạo và phát sách đạo mà không có phép nhà nước. Trong đó có linh Mục 64 tuổi Pham Minh Tri, người bị giam ở nhà tù Z30A ở Đồng Nai trong 18 năm qua, bất kể là đã bệnh tâm thần trong gần thập niên qua.

Hội Quan Sát Nhân Quyền HRW này sau đó đề nghị rằng Bộ Ngoại Giao Mỹ nên bảo đảm là CSVN có các bước cụ thể như sau trong khi [Bộ NG] lượng định tiến bộ của VN về các phương diện tự do tôn giáo sau:

-- Cho các giáo hội độc lập tự do hành đạo và tự quản trị. Các giáo hội nào không muốn tham dự các giáo hội chính thức của nhà nước (mà hội đồng quản trị bị chính phủ kiểm soát) thì nên được phép đăng ký độc lập với nhà nước.
-- Phải thả, hay cho ân xá, tất cả những người bị giam vì niềm tin và tu tập tôn giáo bất bạo động.
-- Hãy điều tra và trừng phạt những ai trách nhiệm các vụ bạo động đàn áp tín đồ, kể cả các thường dân hùa theo cán bộ để đàn áp tín đồ. Các vụ đó, có cả vụ đàn áp hồi tháng 4-2004 khi dân Thượng biểu tình ở Tây Nguyên, và các bản tin về tra tấn, đánh đập, giết các tín đồ Tin Lành dân thiểu số ở cả miền bắc và miền trung.
-- Điều tra về tin đàn áp Tin Lành, vụ bắt giam Mennonites và Ky Tô evangelical. Ai vi phạm phải ra tòa.
-- Bảo đảm là luật VN về tôn giáo phải phù hợp luật quốc tế, như Công Ước Quốc Tế về Dân Quyền và Chính Trị Quyền.
-- Sửa lại Pháp Lệnh Tôn Giáo 2004 để ghi thêm điều khoản ngăn cấm làm các lễ cưỡng bức bỏ đạo do cán bộ địa phương thực hiện.
-- Cho các chuyên gia quốc tế, kể cả người từ LHQ và các hội nhân quyền quốc tế, tiếp xúc với các tín đồ tại VN, kể cả thành viên các giáo hội không được nhà nước công nhận.
-- Mời Đặc Sứ LHQ về Bao Dung Tôn Giáo, Nhóm Làm Việc LHQ Về Bắt Giam Tùy Tiện, và Đặc Sứ LHQ về Tra Tấn tới thăm VN để điều tra các vi phạm về tự do tôn giáo, và các vi phạm quyền khác nhằm vào thành viên các giáo hội ngoài nhà nước.

Bà Ngoại Trưởng Condi Rice mà đọc hết Thư Ngỏ này là đủ nhức đầu rồi. Nhiều việc quá, đòi cho đủ cũng mệt. Duy có điều, bà Rice vốn là con nhà mục sư, nên có lẽ thế nào cũng kiên nhẫn theo đuổi áp lực tới cùng. Hay có thêå bà Rice sẽ nghĩ ra độc chiêu khác: làm sao dụ cho cả nhà Nông Đức Mạnh và vợ con cháu chắt cùng làm lễ báp-tít vào Đạo Tin Lành... Mà không chừng, hồi thửa xưa, khi anh Nông rời bỏ miền núi Tây Bắc về Hà Nội làm quan lớn, anh Nông đã lặng lẽ ký giấy bỏ đạo Tin Lành trước ủy ban quận huyện nào rồi.

Anh Nông, xin anh nói thiệt đi. Hồi anh ở miền núi Tây Bắc, anh cũng gốc Hmong chút đỉnh đó, anh có đi nhà thờ tại gia nào không" Sao bây giờ anh lại thù người ta vậy"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.