Hôm nay,  

Lửa Trường Sơn

10/10/200500:00:00(Xem: 6315)
- Ngước mặt nhìn Trường Sơn,
Tựa lưng ra Đông Hải,
Núi cao vời vợi,
Biển rộng bao la...
Quê nhà tôi ở nơi đó!
Từ ngày còn thơ ấu, sống trên mảnh đất quê hương, đêm hè vắng lặng, tôi thường ra đứng trước mặt làng, nhìn lên núi, lửa cháy rừng từ xa, trông rất buồn!
Trên dãy Trường Sơn trùng điệp, người thiểu số đốt rừng làm rẫy; ánh lửa bập bùng nơi bản làng như đang mời gọi tuổi trẻ ra đi, tìm về chốn xa xôi, đầy thâm u và nhiều bí ẩn, có một cuộc sống xa cách với nền văn minh nơi đồng ruộng.
Từ khi đất nước loạn ly, rừng núi đã trở thành chốn tang tóc, hứng chịu biết bao bom đạn hận thù của những người không cùng chiến tuyến, không cùng lý tưởng... Lửa không còn là một hình ảnh lãng mạn của tuổi trẻ qua những đêm buồn nhìn lên dãy Trường Sơn huyền bí, mà lửa đã trở thành nỗi đau của những người cùng tiếng nói, cùng màu da... Quê hương tan nát, làng xóm điêu tàn!
Vì nợ nước thù nhà, nhiều người đã bị giam cầm đày ải khắp nơi. Kẻ ra đi, lìa bỏ quê cha đất tổ, họ hàng bà con, mồ mả tổ tiên... Người gặp rủi ro, gởi thân nơi rừng sâu nước độc, nơi biển cả, làm mồi cho cá ăn... Nhắc đến, không ai mà không khỏi ngậm ngùi rơi lệ, thương cho quê hương mình đau khổ, thương cho bà con mình bất hạnh...
Người ta thường nghĩ đến miền Trung với những hình ảnh quê nghèo đất cày lên sỏi đá, Mùa Đông thiếu áo, Mùa Hè thiếu cơm, thiên tai bão lụt, chiến tranh tàn khốc... Nhưng chính nơi đó cũng là nơi tôi sống, nơi tôi lớn lên trong tiếng hát ca dao của mẹ hiền bên nôi, nơi tôi có họ hàng bà con nội ngoại hằng thương yêu ấp ủ, nơi tôi cùng bạn bè vui đùa chuỗi thời thơ ấu, được thưởng thức những món ăn ngon, được tham dự những hội hè, đình đám vào những dịp lễ, Tết, giỗ, chạp... Nơi mà lúc nào đi xa trở về tôi đều thấy bà con mừng rỡ, hỏi han, chào đón... Tuy là quê nghèo, nhưng nơi đó đã cho tôi nhiều tình cảm gắn bó, đi xa thì nhớ thì thương.
Những hình ảnh bình minh trên cánh đồng, chiều tà trên đỉnh núi, tiếng ve da diết vào buổi trưa Hè oi nắng, gió Tây Nam làm cho tôi say giấc, ngày mùa với tiếng hò giã gạo, trâu đạp lúa trên sân, tát nước đêm trăng... đã đi vào tâm hồn tôi... Tôi không thể nào quên được hình ảnh quê hương đó.

Miền Trung với biết bao danh lam thắng cảnh, nơi không thiếu những đặc sản miền rừng, miền biển, không thiếu của ngon vật lạ, gỗ quý, đá quý, kim khí quý... Đất có linh thiêng mới phát sinh nhân tài, nơi đây cũng là quê hương của những dòng họ lớn, đóng vai trò lãnh đạo quốc gia từ bậc vua chúa đến danh tướng, đại thần, các nhà cách mạng, các bậc khoa bảng, học giả, nghệ sĩ danh tiếng... Và đặc biệt là đất đã sản xuất những nhà tu hành đạo cao đức trọng đã từng giữ vai trò lãnh đạo của các tôn giáo lớn trong nước.
Tiếp theo tác phẩm "Nhà Bè Nước Chảy Chia Hai" xuất bản năm 2003, giới thiệu một số nhân vật lịch sử đã góp phần mở mang đất nước trong cuộc Nam Tiến đặc biệt là Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long dưới thời các chúa và các vua nhà Nguyễn (thế kỷ 17, 18, 19). Năm 2005, chúng tôi xuất bản tác phẩm mới:
* ĐƯA EM TỚI CHỐN NHÀ HỒ
Trong tâm tình biết ơn quê hương, nơi đã un đúc tôi thành người, và được gợi ý từ câu ca dao:
Đưa em tới chốn nhà Hồ,
Em mua trái mít, em bồ trái thơm...
Sách này được viết ra với mục đích giới thiệu những thăng trầm của một số dòng họ lớn và những nhân vật lịch sử đặc biệt xuất thân từ miền Trung.
Ước mong quý độc giả ủng hộ và nếu xét thấy có điều gì thiếu sót, xin vui lòng bổ túc cho. Xin thành thật cảm ơn.
Ngày 15 Tháng Tám năm 2005
Nguyễn Lý-Tưởng
(*) Nhà Hồ tức là Truông Nhà Hồ ở làng Hồ Xá giữa Quảng Trị và Quảng Bình.
-------
Đính chính:
Trong sách "Đưa Em Tới Chốn Nhà Hồ" của Nguyễn Lý-Tưởng, xuất bản tại California vào Tháng Chín năm 2005, các trang 130, 134, 136, về "Nguyễn Bá Trác và bài thơ Hồ Trường" có chỗ nhầm lẫn... Xin quý vị độc giả vui lòng đính chính:
Cụ Phan Châu Trinh sinh ngày 9 Tháng Chín năm 1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam nay là thôn 5, xã Tam Phước, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Ông Nguyễn Bá Trác là người làng Bảo An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, nay là xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hai người chỉ là người đồng hương cùng tỉnh chứ không phải cùng làng như chúng tôi đã vô lý viết nhầm. Xin cáo lỗi cùng quý vị độc giả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.