Hôm nay,  

Từ Sudan Đến Palestine

17/01/200500:00:00(Xem: 5755)
Ngày 9-1-05, trong khi ở thủ đô Nairobi của xứ Kenya Châu Phi diển ra lể ký kết hoà bình giủa chính phủ Sudan và phe phiến quân thì tại Trung Đông nhân dân Palestine cũng đón mừng tin ông Mamoud Abbas thắng cử làm Chủ tịch Nhà nước. Cuộc nội chiến đẩm máu ở Sudan kéo dài 21 năm và cuộc chiến tranh du kích ôm bom tự sát kéo dài 40 năm giửa người Palestine và người Israel, là 2 trong những nổi nhức nhối nhất của con người. Trong bối cảnh còn nhiều phiền nảo sau cơn động đất sóng thần Tsunami, những tin vui như vậy cũng làm nhân loại an ủi được phần nào.
Sudan là một nước lớn ở đông Châu Phi, phía nam Ai Cập, có hải cảng Port Sudan nhìn ra Biển Đỏ (Red Sea). Sudan thu hồi độc lập năm 1956 nhưng từ đó đến nay chỉ được hưởng hoà bình có10 năm, còn lại là chiến tranh tương tàn. Nguyên nhân chính là vì trước khi thực dân đến, đó là nơi tranh chấp về thế lực của nhiều bộ tộc theo Hồi giáo và Đa thần, quen sống lối sứ quân; và sau khi thực dân đi, là nơi tranh chấp về tài nguyên, giáo quyền, có sự nhúng tay của kẻ ra đi mong thủ lợi lâu dài. Sudan miền bắc, trong đó có thủ phủ Khartum, đất đai khô cằn, dân cư đông đúc, sinh kế khó khăn, phần đông theo Hồi giáo. Miền nam trái lại, sông Nile đem nước phù sa tưới mát nhiều nơi, đất đai mầu mở, kinh tế khả quan, và có mỏ dầu hoả. Phần đông cư dân ở miền nam theo đạo Thiên Chúa. Sự pha trôn các yếu tố khác biệt về tài nguyên, sắc tộc và tôn giáo làm cho cuộc nội chiến ở Sudan phức tạp.
Hoà ước ký ngày 9-1 chỉ để kết thúc cuộc nội chiến lớn nhất, chứ chưa phải là chấm dứt hết xung đột ở nhiều địa phương khác, như ở Darfur. Hoà ước cho phép kể từ tháng 7-05 miền nam được tự trị và sau 6 năm, sẽ tổ chức trung cầu dân ý để xem dân chúng có còn muốn tiếp tục chung sống như thế không, hay muốn thành lập quốc gia tiêng. Trong thời gian đó, lãnh đạo Phe nổi dậy (SPLA) là ông John Garang, được cử làm phó Tổng thống thứ nhất trong chính phủ trung ương và nguồn tài nguyên dầu hỏa của miền nam được chia đôi, chính quyền trung ương và địa phương, mỗi bên một nữa.
Mừøng vui vì chấm dứt chiến tranh, lãnh tụ John Garang nói " Thay vì sự than khóc của phụ nữ, và những đau đớùn của cuộc chiến tranh 20 năm, hoà bình sẽ đến với chúng ta mang theo tiếng cười của trẻ thơ". Mơ về một đất nước an bình hơn, Tổng thống Sudan tuyên bố "Thoả thuận nầy dọn đường để chấm dứt chiến tranh và làn sóng người tỵ nạn tại Darfur. Chúng tôi quyết tâm hành động để chấm dứt bạo lực ở đó và tao điều kiện đàm phán hoà bình". Đại diện cho nước có công lớn nhất trong việc thúc đẩy tiến trình hòa bình, ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Colin Powell trong buổi lể ký kết phát biểu: "Đây là một ngày mang lại nhiều hứa hẹn cho người dân Sudan. Tôi kêu gọi tất cả các bên hãy giành lấy cơ hội lịch sử nầy, để chuyển hoá Sudan từ một nước tả tơi vì chiến tranh, thành một quốc gia đoàn kết trong hòa bình".
Trong khi còn quá nhiều lo âu về ăn mặïc, bệnh tật, tội ác và thiên tai thì hòa bình là nhu cầu khẩn thiết giúp con người yên ổn xây dựng cuộc sống. Ông Powell nói đúng. Mọi người cần phải nắm lấy cơ hội hòa bình, đoàn kết để mưu tìm hạnh phúc và cũng để sự độc ác, vô nhân và các tham vọng xấu xa khác của con người không có nơi sinh sôi nẩy nở.
Hai dân tộc Israel và Palestine cũng đang đứng trước một triển vọng hòa bình tương tự.

Rẻo đất chạy dài dọc theo bờ biển đông nam Địa Trung Hải từ điểm cực nam Ezio- geber nằm trên Biển Đỏ (Red Sea) ngược lên phía bắc cho đến vùng Jordan, Libanon và Syria là nơi sống biết bao đời của hai dân tộc Israel và Palestine. Tài nguyên ở đó không có gì quan trọng nhưng về phương diện lịch sử, nhất là lịch sử tôn giáo, thì thành phố Zeruzalem là thánh địa của Do Thái giáo và 2 tôn giáo lớn khác là Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Sự tranh chấp giửa Israel và Palestine không đơn giản là tranh chấp về lảnh thổ mà còn là tranh chấp thánh địa.
Theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc thì cả Palestine và Israel đều có quyền thành lập quốc gia riêng của mình ở quê hương cũ.
Từ năm 1948 người Israel đã nhanh chóng thành lập Nhà nước. Họ văn minh, giàu có, đoàn kết và quyết tâm hơn nên trong thời gian ngắn đã xây dựng Israel thành một cường quốc trong vùng về nhiều mặt, nhất là về quân sự. Người Palestine thì trái lại, trình độ thấp, sống chia rẽ, ý thức về dân tộc kém, mãi cho tới khi thấy người Israel chiếm hết lãnh thổ của mình thì tinh thần quốc gia mới trổi dậy. Năm 1968 họ thành lập Tổ chức giải phóng Palestine(PLO) và năm 1974 mới thành lập quốc gia. Lúc đó thì đã không có đất căm dùi, trụ sở chính quyền phải đặt tạm thời ở Libanon, đến năm 1993 mới dời dược về trên vùng đất tự tri ở Bờ Tây, Dải Gaza.
Vô tổ chức, tự phát, chia rẽ và lạc hậu là nét đặcï trưng của sự nghiệp chiến đấu giành độc lập của người Palestine. Điều đó giải thích tại sao họ có chính nghĩa mà phải chiến đấu đẩm máu, xã thân lâu dài, mà đến nay vẩn chưa giành thắng lợi. Có người nói, người Palestine có thừa cái dũng để ôm bom tự sát làm anh hùng hay thánh tử vì đạo, nhưng thiếu cái trí để thấy rằng, đối kháng vỏ trang không phải là ưu thế của ho,ï khi đối đầu với Israel. Cái ưu thế của họ nằm ở chổ chính nghĩa, trong lãnh vực chính tri và ngoại giao.
Khi vận động tranh cử, ông Abbas từng yêu cầu các lực lương vỏ trang Palestine như Hamas, Jihah, và Al-Aqsa từ bỏ bạo lực. Ngay sau khi đắc cử, ông cũng bày tỏ lòng mong muốn nối lại hòa đàm với với Israel, dựa trên lộ trình hòa bình được quốc tế ủng hộ. Thái độ ôn hoà, biết người biết ta, trọng thị dư luận quốc tế là ưu điểm của người mới vừa đắc cử. Ông sẽ còn tiến xa trong việc thu phục cảm tình của số đông thế giới còn lại, vốn ôn hòa, xưa nay công nhận người Palestine có chính nghĩa, nhưng không đồng tình với phương cách tiến hành chiến tranh khủng bố, sát hại không thương tiếc thường dân vô tội.
Về phiá Israel, xu hướng hoà bình cũng đang hình thành trong quần chúng và các đảng phái chính trị. Chính phủ liên minh hai đảng Likud và Công đảng do ông Sharon làm Thủ tướng đã thông qua kế hoạch rút các trại đinh cư người Israel ra khỏi Bờ Tây và Dải Gaza, để biểu thị thiện chí. Một việc mà cách đây một năm, tưởng chừng không bao giờ thực hiện được. Hơn ai hết người Israel hiểu rằng sức mạnh quân sự có giá trị rất tương đối. Bài học ở Afghanistane và Iraq còn đó. Chỉ có giải pháp chính trị hợp lý, tôn trọng lẻ phải và công bằng, mới mong xây dựng dược một khu vực hòa bình lâu dài.
Dù rằng thành phần quá khích của hai bên - phần đông được thủ lơi do chiến tranh , còn viện dẩn nhiều lý do để phá hoại tiến trình hoà bình. Nhưng như thuỷ triều, khi con nước đã lên thì xá gì rào dậu, bờ be.
Trong lịch sử của mình, Viện Hà Lâm Thụy Điển đã hai lần trao Giải Hoà bình cho những người có công trong việc đem lại ôn định ở vùng Trung Đông: ông Raiph J. Bunch, công dân Hoa Kỳ, năm 1950 -về công lao hoà giải xung đột Israel - Palestine, và các ông Menachen Begin, công dân Israel, ông Anwar el-Sadat, Tổng thống Ai Cập, năm 1978 - về công lao chấm dứt xung đột Israel -Ả Rập.
Điều đó chứng tỏ thế giới luôn luôn quan tâm theo dõi đến tiến trình hoà bình của hai dân tộc Israel và Palestine.
Đặng Đình Long
14-1-05

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.