Hôm nay,  

Lại Nói Về Bất Hạnh

11/26/200400:00:00(View: 4864)
“Bằng mọi giá, cố mà tránh, đừng ban cho mình cái thế giá là một nạn nhân. Trong tất cả mọi phần của cơ thể, khốn nạn nhất, là ngón tay trỏ. Nó lúc nào cũng thèm chỉ vào một ai, một điều gì đó, để mà buộc tội, để mà ăn vạ. Nó đúng là cái logo của nạn nhân, nghịch hẳn lại chữ V, tượng trưng cho chiến thắng [victory].
Cho dù tình cảnh bạn thê thảm, thê lương, khốn khổ, khốn nạn tới cỡ nào, đừng bao giờ ban cho mình cái đặc ân, là một nạn nhân. Và nhất là đừng ăn vạ bất cứ ai, bất cứ chuyện gì, bất cứ điều gì: lịch sử, nhà nước, cấp trên, cha mẹ, tuần trăng, tuổi thơ, đi tiêu, đi tiểu...".
Trên đây là những lời tâm sự của Joseph Brodsky, nhà thơ Nga, Nobel văn chương, với những sinh viên Đại Học Michigan, vào năm 1988.

Đọc những dòng trên, Gấu tui lại nhớ khi ở trại tị nạn, lần gặp phái đoàn thanh lọc, đã bằng đủ mọi cách, chứng minh cho được, và được thật, nghĩa là được công nhận, là một nạn nhân của Cộng Sản!
Sau này, cứ mỗi lần đọc, nghe bất cứ ai, viết, nói đến bất hạnh, tủi nhục… của miền nam cộng hoà, là cảm thấy gai gai, cứ như bị cười đểu, bị một ngón tay trỏ dí ngay mặt, mày là một thằng nạn nhân Cộng Sản!
Đành rằng, không khai thế, làm sao đậu, nhưng đậu xong rồi, tái định cư nước người rồi, lâu lâu, thỉnh thoảng lại cảm thấy nhói một cái.
Thấy thảm quá, nhục quá!
Tại làm sao mình khốn nạn như thế, là nạn nhân của chủ nghĩa khốn nạn như thế"
Brodsky, vẫn Brodsky, trong bài viết Chiến Lợi Phẩm, được in trong tập tiểu luận Về Khổ Đau và Trí Tuệ, đã viết, bằng một giọng têu tếu - một tiểu luận, cổ điển về hình thức, nhẹ như bông, như Coetzee khen ngợi - nhưng đôi khi nhức nhối, về thời trẻ của ông, còn đọng lại qua những hình ảnh của Tây Phương, những chiến lợi phẩm, thí dụ như những chiếc hộp sắt đựng thịt bò, những chiếc đài la dô làn sóng ngắn cũng như những phim ảnh và nhạc jazz. Như những sự kiện lịch sử trở thành những huyền thoại tuyệt vời, về sự giao lưu giữa các nền văn minh - Con Đường Tơ Lụa, Con Đường Hồ Tiêu... - chúng, những dấu ấn của văn minh Tây phương kia, lọt qua phía bên kia Bức Màn Sắt, và đem ý nghĩa về một Phương Tây tới những người dân Nga. Thú vị hơn, Brosdky nhớ lại, những hộp sắt, sau khi ăn xong ruột, người dân Nga sử dụng làm bình đựng bông, chuôi dao... và, thừa thắng xông lên, Brodsky cho rằng, chính những người dân Nga thế hệ của ông, mới là những người Tây Phương thực sự, và có lẽ độc nhất, "the real Westerners, perhaps the only ones".


Tôi cho rằng, chúng ta cũng có thể thừa thắng xông lên cùng với nhà thơ Nga, Brodsky, Nobel văn chương, và hùng dũng tự hào, rằng, văn học miền nam trước 1975, "một thứ văn học thực sự và có lẽ độc nhất".
Và tôi bỗng nhớ tới một câu cảm thán của một nhà thơ ở trong nước.
Theo ông, có hai thời kỳ văn học thật tuyệt vời, là thời kỳ Tự Lực Văn Đoàn, và thời kỳ 1960 "của các anh"..., "nhưng viết riêng cho anh vậy thôi. Anh đừng nói lớn, sợ tụi nó lại bảo tụi này tính vực dậy những xác chết!"
Thành thử những tủi thân, tủi nhục, những bất hạnh, những "văn học là được viết bởi kẻ chiến thắng"... sợ rằng không thể áp dụng cho văn học miền nam trước 1975. Cái sự ăn cắp, chôm chĩa của những kẻ thắng trận, như đầy rẫy khui ra từ các báo trong nước, cho thấy, đòi hỏi công bằng không phải là chuyện của văn học miền nam, của những nhà văn miền nam.
Nói như vậy không phải để khoe hơn, khoe tài, nhưng quả là rất phi lý khi cứ giành cho được bất hạnh cho miền nam, chỉ vì nó đã thua trận.

"Urbi et orbi": "To the city and to the world."
[Brodsky: Diễn văn Nobel văn chương]

Cũng lại vẫn Brodsky, đã mở đầu bài diễn văn Nobel, bằng cảm giác không được thoải mái, và kinh nghiệm chẳng thú vị của ông - vốn là một người thích một cuộc sống riêng tư - phải chường ra trước đám đông, khi đứng nhận giải.
"Nhưng cái cảm giác khó chịu đó còn tăng thêm lên, không hẳn là do nghĩ tới những người đã đứng đây trước tôi, mà là những người mà vinh quang bỏ sót họ, những người không được cái cơ may đứng ở đây để mà gửi lời tới "thành phố và thế giới" - "urbi et orbi" - những người mà sự im lặng tích luỹ, liên luỷ của họ là một thứ tìm kiếm, mà chẳng có kết quả, làm sao gửi gấm những lời nói tới thành phố và tới thế giới, của họ, thông qua người đang nói là tôi đây."
Brodsky sau đó, nhắc tới những nhà thơ như Osip Mandelstam, Marina Tsvetaeva, Anna Akhmatova, đều xứng đáng đứng ở đó, nhưng đều bị chế độ Cộng Sản Nga, hoặc sát hại, hoặc đẩy đến tự huỷ...

Đó mới chính là nỗi bất hạnh của chúng ta, không thể nói thay cho những người đã nằm xuống...
NQT
tanvien.net

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Thành phố Westminster địa chỉ 8200 Westminster Blvd, Westminster, Nam California, vào lúc 1 giờ chiều Chủ Nhật ngày 3 tháng 11 năm 2019, Đảng Tân Đại Việt đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 55 năm ngày thành lập đảng, nhân dịp nầy một buổi Hội thảo chính trị chuyên đe về: “Bá Linh- Hồng Kông-Việt Nam đã được tổ chức, với sự tham dự của các chính đảng
Dân Biểu Liên Bang Lou Correa và Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal cùng với Thành Phố Garden Grove sẽ tổ chức buổi lễ thượng kỳ nhân Ngày Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ vào thời gian như sau:
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Hay tin con Tina T mở tiệm ở trung tâm thương maị (shopping) đối điện làm cho chị Julie N tức giận: “Đồ phản phúc, đồ ăn cháo đá bát… “
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Mới đó mà đã 37 năm, tính từ khi chúng tôi vượt biển, vượt biên giới hải phận Việt Nam sang Hồng Kông, rồi tới Phi Luật Tân và đến Hoa Kỳ năm 1982.
Cái chết là nỗi sợ lớn nhất trong mọi nỗi sợ của con người. Tuy nhiên, có những người đã gắng vượt qua nỗi sợ, đi cạnh thần chết… để được Sống. Và, cũng có rất nhiều người, vì sợ đã chọn một cuộc sống… như đã Chết.
Tại Thủ đô tị nạn Little Saigon miền Nam California ngày 27 tháng 10/2019, đông đảo Người Việt từ khắp lục địa Bắc Châu Mỹ đã tham dự Đại Hội tôn vinh Chữ Nuớc Ta & vinh danh QLVNCH, tại Hội trường GYMNASIUM 2250 ghế, thành phố Westminster .
Với một lời nguyền: “Thà chết trong thùng xe tải lạnh nơi xứ đang giẫy chết; chứ nhất định không ở lại chịu sống đời ‘Hạnh phúc, Tự lo Độc lập’ trong thiên đường cộng sản.”
Chùa này nằm trên đỉnh núi lửa Asama của Nhật Bản, thờ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát để tưởng niệm các nạn nhân chết trong trận núi lửa Asama bùng nổ năm 1783.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.