Hôm nay,  

Lời Hứa Và Ưu Tiên

09/11/200400:00:00(Xem: 4850)
Một đặc điểm trong nhiệm kỳ đầu của TT Bush là không ưa họp báo, điều mà các phụ tá Bạch Ốc nói là TT Bush xem họp báo là kiểu tra tấn y hệt như đi nha sĩ nhổ răng. Thế cho nên, ngay trong buổi sáng vừa sau tuyển cử, theo tờ New York Times ghi nhận, Dan Bartlett, giám đốc truyền thông Bạch Oác, ngạc nhiên khi TT Bush bảo ông rằng ông đã sẵn sàng mở cuộc họp báo, dù là có thắng cử hay thất cử.
Bartlett kể, "Tôi không đề nghị gì cả. Tự ổng nói đấy."

Hiển nhiên là TT Bush có nhiều lời muốn trình bày với dân Mỹ. Những gánh nặng của trách nhiệm, của căng thẳng chiến tranh từ khủng bố cho tới Iraq, của áp lực kinh tế khi các thước đo lạm phát và việc làm tăng giảm, của đức tin vào Thượng Đế mà ông tin là ông đang được hướng dẫn thường ngày (có người bảo, rằng ông có số phone riêng của Thiên Chúa), và của những lời hứa ông đưa ra mà đa số cử tri tin tưởng.

Chỉ có điều rằng không phải dễ thực hiện hết các lời hứa hẹn. Và như thế, TT Bush phải đưa lên bàn cân để lựa chọn, cái nào là ưu tiên trước và sau.
Thí dụ, kinh tế gia bảo thủ Bruce Bartlett, người từng cố vấn cho cả TT Reagan và TT Bush bố, nói là TT Bush [con] sẽ phải lựa chọn giữa việc sửa bộ luật thuế và An Sinh Xã Hội - theo thông tấn AP, Bartlett nói là TT Bush sẽ không có đủ thời gian để cải tổ cả hai vấn đề trên "cho dù khi Cộng Hòa kiểm sóat cả lưỡng viện."

Đó là chưa nói tới chuyện phải đền ơn cho các nhóm kinh doanh đã giúp ông thắng cử. Và các nhà tư bản này không giấu giếm gì chuyện đòi nợ ông Bush.
"Với chiến thắng của ông ta và với tăng thêm ghế [Cộng Hòa] tại Thượng Viện và Hạ Viện, chúng tôi hy vọng chúng tôi sẽ có một vài thứ mà chúng tôi nghĩ là chờ đã lâu rồi," theo lời Dirk Van Dongen, chủ tịch National Assn. Of Wholesaler-Distributors (NAWD) và là một lãnh tụ trong chiến dịch thúc giục các công ty tăng sức giúp Bush thắng cử. Đó là lời Dongen nói với phóng viên Tom Hamburger của tờ Los Angeles Times.

Vấn đề là các nhóm kinh doanh đang đòi hỏi quá nhiều. Trong danh sách họ chờ đợi TT Bush đền ơn, theo các cuộc phỏng vấn các nhà vận động hành lang và các nhóm thương mại, nổi bật là các đề nghị có thể biến đổi hẳn bộ mặt kinh tế và đời sống Hoa Kỳ: biến việc cắt giảm thuế cho lợi nhuận đầu tư (capital gains) và tiền lời cổ tức (dividends) trở thành cắt thuế vĩnh viễn , hạn chế các đơn kiện về trách nhiệm kinh doanh, sửa đổi luật phá sản, và mở các vùng đất trứơc giờ bị cấm khai thác ở Alaska và ở nơi khác để thăm dò dầu hỏa.

Một thực tế chính trị Hoa Kỳ là ứng viên nào cũng phải nhận tiền gây quỹ tranh cử từ các nhóm quyền lợi khác nhau, và khi đắc cử thì phải đền ơn. Nhưng việc Bush thắng cử đã lập tức đẩy liền giá cổ phiếu Thị Trường Chứng Khóan -- dấu hiệu cho thấy các nhà kinh doanh trước giờ vẫn lo ngại về John Kerry với các lời Kerry hứa hẹn sẽ hạ giá thuốc Tây, ưu đãi các công ty gìn giữ việc làm nội địa, và vân vân…tuy lập trường này của Kerry được giới công đòan, các tổ chức bênh vực người tiêu thụ, và các hội cao niên ủng hộ nhưng hiển nhiên sẽ gây khó khăn và tốn kém cho các cơ sở kinh doanh.

Theo dữ kiện do cơ quan Federal Election Commission đưa ra, và được phân tích bởi Center for Responsive Politics, thì các kỹ nghệ sau đây đã quyên góp tiền cho các ứng viên Cộng Hòa liên bang (tức, cho ứng viên Tổng Thống, thượng nghị sĩ cấp liên bang, dân biểu cấp liên bang) và cho Đảng Cộng Hòa năm 2004:

-- Ngành địa ốc, tặng 43 triệu đô, tức 59% (có nghĩa là, 41% tặng cho Dân Chủ, cho Nader và các đảng khác).
-- Ngành chứng khoán/đầu tư, 34.7 triệu, tức 51%.
-- Ngành y tế, 34 triệu, tức 63%.
-- Ngành bảo hiểm, 18.8 triệu, tức 67%.
-- Nhà thầu tổng quát (general contractors), 15.5 triệu, 75%.
-- Ngân hàng thương mại, 15.4 triệu, tức 64%.
-- Dầu hỏa và khí đốt, 14.4 triệu, tức 81%.
-- Các tổ chức kinh doanh, 1.7 triệu, tức 85%.

Nhìn vào các số tỉ lệ, chúng ta thấy đa số các cơ sở kinh doanh đã đứng về với TT Bush. Đặc biệt là năm nay, cuộc tuyển cử 2004, lần đầu tiên tổ chức Phòng Thương Mại Hoa Kỳ (The U.S. Chamber of Commerce) và một số tổ chức về mậu dịch khác công khai nói minh bạch rằng họ mong muốn Bush thắng cử - đó là lần đầu tiên tổ chức USCC này nói ủng hộ một ứng viên tranh cử Tổng Thống, và cùng lúc góp sức bứng ghế của Thượng Nghị Sĩ lãnh tụ khối thiểu số Tom Dashcle, bởi vì các công ty nói rằng họ nổi giận vì TNS này ngăn cản việc cắt giảm thuế, luật năng lượng và hạn chế bồi thường thưa kiện.
Người chiếm ghế Thượng Nghị Sĩ ở tiểu bang South Dakota của Dashcle là cựu dân biểu Cộng Hòa John Thune. "Chính ông Tom Daschle là kẻ cản trở [kinh doanh], mới là ngừơi thúc đẩy chúng tôi đứng lên công khai và giúp đưa Thune thắng cử," theo lời liên minh của hơn hai mươi tổ chức thương mại và vận động hành lang. Đó là lời kể lại của Van Dongen, chủ tịch hiệp hội kinh doanh NAWD.

Dongen kể, chỉ trong vòng chớp nhóang, liên minh này đã quyên nửa triệu đô la cho Thune. Trong ngày bầu cử, liên minh đưa 200 luật sư và chuyên gia vận động từ Washington về South Dakota, cũng tương đương với số lượng các đại diện công đòan và chuyên gia vận động Dân Chủ đang giúp Daschle.
Tương tự, các mặt trận giống hệt như thế đã dàn ra để ủng hộ các ứng viên Thựơng Nghị Sĩ Cộng Hòa thành công ở South Carolina và North Carolina.

Con số thực của tiền đóng góp tính chung sẽ không ai biết hết. Phòng Thương Mại cũng không tiết lộ chi phí cho chiến dịch giúp Cộng Hòa.
Nhưng thắng lớn trong cuộc bầu cử này là kỹ nghệ dược phẩm. Cũng chính kỹ nghệ này đã bơm tiền nhiều hơn bất kỳ kỹ nghệ nào trong các cuộc bầu cử 2000 và 2002. Trong 2 cuộc bầu cử đó (chưa kể năm 2004), làng dược phẩm đã chi tiền cho các tổ chức bất vụ lợi có những tên gợi cảm như Citizens for Better Medicare (Công Dân Vì Medicare Tốt Hơn) để chạy các quảng cáo truyền hình ở các tiểu bang chủ chốt quyết định. Kỹ nghệ này xài từ 30 triệu tới 50 triệu đô cho mỗi cuộc vận động đó.

Năm nay (2004) thì Pharmaceutical Research and Manufacturers Assn. (PhRMA), một hiệp hội của kỹ nghệ dược phẩm, ít lộ diện hơn, một phần bởi vì luật mới về tài chánh vận động đã hạn chế việc dùng tiền từ các công ty kinh doanh trong các quảng cáo chính trị ở truyền hình, truyền thanh. Cho nên, PhRMA mới hỗ trợ cho các tổ chức để làm quảng cáo in trên báo, và gửi thư trực tiếp tới cử tri ở các tiểu bang chủ chốt và thuê các hãng gọi phone thúc giục ủng hộ cho các ứng cử viên nào ủng hộ đề nghị Medicare của Bush và chống lại việc nhập cảng thuốc tây giá rẻ từ Canada.

Phát ngôn nhân Jeff Trewhitt của PhRMA từ chối nói về tiền gây quỹ vận động, nhưng nói là hiệp hội có 2 mục tiêu chính: đẩy mạnh kế họach Medicare của Bush đi đúng đường trong [bầu cử] năm 2006, và cấm hẳn các nỗ lực vận động nhập cảng thuốc tây từ Canada.
Lý do PhRMA kinh hoàng nhất về Kerry chính là lời hứa của Kerry đòi buộc Medicare thương lượng cho có thuốc giá rẻ.

Kỹ nghệ ngân hàng và đầu tư cũng mong đợi TT Bush thực hiện lời hứa về cải tổ an sinh xã hội và trương mục tiết kiệm y tế trong đó có việc mở các trương mục đầu tư tư (health savings account that include private investment accounts). Chính các phần cuối cùng này mới là cực kỳ phức tạp, bởi vì Dân Biểu Dân Chủ Nancy Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số Hạ Viện, cuối tuần này đã nói là sẽ không nhượng bộ TT Bush chỗ này, bởi vì "một kế họach giải tư [An Sinh Xã Hội] như thế sẽ cuối cùng cắt giảm phúc lợi của người cao niên và người tàn phế," theo báo USA Today hôm 6-11.

Kẻ thù sắp tới của kỹ nghệ dược phẩm và y tế thấy rõ là bà DB Pelosi rồi. Vấn đề là Cộng Hòa sẽ khó bứng ghế bà này, bởi vì DB Pelosi đang ở San Francisco, một trong vài thành trì kiên cố nhất của Đảng Dân Chủ.

Điều thấy rõ, những lời hứa của TT Bush cuối cùng rồi cũng phải có chỗ tương nhượng hoặc chọn lấy theo ưu tiên. Bất kể là khi Dân Chủ đã lui vào thiểu số ở cả lưỡng viện.
Còn lời hứa tự do dân chủ cho dân tộc Cuba mà TT Bush hứa tại Miami, Florida, vài ngày trước Ngày Tuyển Cử thuộc vào hàng ưu tiên nào" Chưa thấy báo nào nhắc tới. Đành phải chờ xem.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.