Hôm nay,  

Nói Chuyện Văn Hoá Giáo Dục Với Tiến Sĩ Nguyễn Cường

04/10/200400:00:00(Xem: 4944)
LTS: Tiến Sĩ Nguyễn Cường -Dr. Charles C. Nguyen- là Giáo Sư môn Kỹ Sư Điện Tử và Khoa Học Vi Tính, đồng thời là Dean, School of Engineering của đại học Catholic University of America. Vị Khoa Trưởng người Việt của đại học nổi tiếng trong vùng Hoa Thịnh Đốn này đã nhận được nhiều danh dự cao quý trong ngành Khoa Học Hoa Kỳ cũng như Quốc Tế. Tên của ông đã được đăng trong hàng chục cuốn sách Danh Nhân Hoa Kỳ và Thế Giới như "Who's Who of Intellectuals", "Who's Who Among Young American Professionals", "Who's Who of Emerging Leaders in America", "Who's Who in the World", "Men of Achievements", "Dictionary of International Biography", "International Directory of Distinguished Leadership", "Community Leaders of America", "International Leaders in Achievements", "The Directory of Distinguished Americans", "International Book of Honor", "Men and Women of Distinction"...

-H: Thưa anh, theo ý kiến của anh, Cộng Đồng Việt Nam có những đặc tính gì" Triển vọng như thế nào"
-Đ: Cộng đồng Việt nam tại Hoa Kỳ có rất nhiều triển vọng phát triển lớn mạnh. Người Việt Nam mình đã tạo được nhiều thành công lớn và sẽ có nhiều cơ hội hơn, nếu mình tiếp tục khuyến khích giáo dục. Giáo dục đi đôi với đạo đức. Thường thì bố mẹ Việt nam nào cũng muốn có đạo đức và giáo dục. Nhưng mà mình phải khuyến khích hơn nữa. Không phải chỉ có giáo dục xong rồi để đó. Chúng ta đã biết Thế Hệ tị nạn đầu tiên, bố mẹ đi làm rất cực để tạo sự ổn định. Thế Hệ thứ hai thấy bố mẹ cực khổ thì phải ráng mà học. Nhưng đến Thế Hệ thứ ba thì giống người Mỹ rồi, thế hệ này sẽ không thấy được những sự cực khổ của bố mẹ, nên sẽ suy nghĩ và làm việc theo chiều hướng khác. Đó là sự âu lo của những người giáo dục như chúng tôi. Nếu mà mình không chú tâm đến điều đó, thì mình sẽ mất sự cố gắng của lúc ban đầu. Mình có khả năng, có căn bản, nhưng mình phải khuyến khích các em tiến lên. Riêng tôi có may mắn vào được đại học và thành công, tôi thấy cần phải cho các em biết rằng mình đi làm ở chỗ không nói tiếng mẹ đẻ của mình, (làm sao mình nói bằng người Mỹ được") nhưng nếu mình tận tâm, đạo đức, chú trọng đến việc làm, và làm việc đàng hoàng, người ta sẽ thích, sẽ đưa mình lên làm cao được. Chắc chắn cũng có những người không thích, nhưng điều đó không quan hệ lắm. Bởi vậy, bổn phận của cha mẹ là phải luôn khuyến khích con cái.
-H: Liệu Văn Hóa Dân tộc có giúp gì cho sự thành công của người Việt hải ngoại không" Là một người làm công việc giáo dục, anh nghĩ thế nào về nền giáo dục ở Mỹ" Song song với những thành công về học vấn, nguyên nhân nào tạo ra những trẻ em Việt Nam bỏ ngang"


-Đ: Văn hóa Việt Nam đã giúp cho sự thành công của người mình rất là nhiều. Tại sao người Việt mình thành công nhiều" Lý do là mình có lòng hiếu học từ lâu rồi. Mình có truyền thống là con cái nào cũng phải đi học, phải ra Đại Học. Bố mẹ là nguyên nhân chính, thúc đẩy con cái đi học, học hoài. Phải nói là đa số phụ huynh muốn duy trì nền giáo dục căn bản. Người Việt mình thường hãnh diện về điều đó. Những người bỏ học ngang là vì không có lý tưởng, chứ không phải vì khó quá, học không được. Một phần nữa là vì bố mẹ không khuyến khích. Một số học sinh suy nghĩ là tại sao ở ngoài, nhiều người không có bằng, mà làm được nhiều tiền, nên họ bỏ ngang để bắt chước những người đó, nếu họ không có bố mẹ nói rằng "con phải đi học trước, vì học ở đây cũng là học làm người. Học cách đối xử với thầy, với bạn bè, với đồng nghiệp sau này khi đi làm." Đó mới gọi là "Giáo dục toàn diện". Có cơ hội mà không đi học, không tối thiểu có bằng Cử nhân, đó là sự thiếu sót cho những người không có lý tưởng. Những người bỏ ngang, không phải là họ không có tài, mà chỉ vì không có mục đích, lý tưởng mà thôi. Khi tôi dậy học, tôi nói với học sinh tôi rằng: "nếu các em không thành công ở đây, thì không thể thành công ở đâu hết." Ở đây, hệ thống giáo dục muốn ai cũng ra trường hết, không giống như bên Aâu Châu, ở đó có sự gạn lọc, càng lên cao thì sa thải càng nhiều. Không có vấn đề thiếu người làm việc. Trái lại, bên Mỹ này không có sự gạn lọc như thế, mà có người hướng dẫn. Thường là Bố mẹ hay nói: "Con, học cái đó thì khó đấy, nhưng ráng đi!". Cho nên, những người bỏ ngang, không phải là không có tài, nhưng chỉ vì không có lý tưởng mà thôi.
-H: Theo anh thì Thế Hệ thứ ba không còn nhìn thấy tấm gương cực nhọc của bố mẹ nữa nên sẽ thay đổi quan điểm về học hành. Vậy, tương lai của cộng đồng sẽ ra sao"
-Đ: Thế hệ thứ hai, thứ ba, không có gương của bố mẹ, thì lại có những hội, những cơ quan mình lập ra , mục đích là duy trì truyền thống Việt Nam. Như các hội cộng đồng khác. Người Tầu cũng làm, Đại Hàn cũng làm. Với mình, thì tôi luôn nhắc nhở các con rằng: "Con không phải là người Mỹ, con chỉ là người Mỹ gốc Việt". Bố, Mẹ, anh em mình đã thành công rồi, mình cũng phải tiếp tục thành công. Do đó, con cái tôi sau này lớn lên, lúc nào cũng nhớ đến nguồn gốc của mình cả. Cho nên, theo ý kiến của tôi, những hội đoàn bên này phải giúp giữ và bảo vệ truyền thống. Mình không phải kiến tạo ra truyền thống, mình chỉ duy trì truyền thống mà thôi.
-H: Yếu tố chính trong việc duy trì truyền thống, theo anh, nằm ở điểm nào" Có phải là vấn đề bảo vệ ngôn ngữ không"
-Đ: Ở nhà, tôi muốn các cháu nói chuyện với mình bằng tiếng Việt, trừ khi nói chuyện với nhau thì các cháu nói tiếng Mỹ. Tiếng Mỹ là tự nhiên rồi, anh không phải lo gì hết. Anh không phải lo là ở nhà nói tiếng Việt thì không giỏi tiếng Mỹ. Suốt ngày cháu đã ở trường từ 8 giờ đến chiều rồi, chỉ có chia xẻ với bố mẹ lúc ban tối thôi. Mình phải nhắc cho các con là các con không phải là Mỹ mà là người Việt. Cái tay, chân, da dẻ mình cũng khác, mình nên nhắc nhở các con mình như vậy. Do đó, phải nói chuyện với các con bằng tiếng Việt, nói tiếng mình thì dễ giải thích hơn. Tôi thì lúc nào cũng nhắc cho các con là không được kêu tên của anh chị suông. Phải có trên có dưới, có anh có chị. Như cháu bé của tôi, không được kêu chị của cháu là "Thùy Dương" mà phải gọi là "Chị Thùy Dương!" Gọi anh chúng phải có chữ "Anh" đứng trước. Như vậy, tự động chúng sẽ có sự kính trọng anh chị của chúng. Mấy đứa nhỏ sau nghe lời Chị, gọi chị là "Big Sister", không gọi là "Sis" không. Cháu bé út mới hơn hai tuổi, nhưng nếu gọi anh nó bằng tên, cháu bé sẽ cãi ngay, phải gọi là "Anh" mới đúng! Cháu gái tôi 12 tuổi, đi đâu gặp ai lớn tuổi cũng "Thưa Bác!". Giáo dục chúng như vậy, mình có khó khăn, nhưng nếu có một hệ thống trên dưới như vậy thì sau này, mọi việc sẽ tốt đẹp. Chúng đã kính trọng anh chị nó rồi thì chúng sẽ kính trọng bố mẹ hơn. Vì bố mẹ lớn hơn anh chị mà! Khi đi học chúng sẽ hãnh diện là có tuyền thống. Chị thường thì "Nhường" em, em nhường xuống nữa, đến cháu Uùt thì cái gì cũng được anh chị cho.
Theo tôi, tương lai của đất nước sẽ thuộc về giới trẻ có tâm hồn Việt Nam.
Chu Tất Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.