Hôm nay,  

Bên Ngoài Giáo Hội

26/09/200400:00:00(Xem: 6284)
Con em của bạn đi học xa từ mùa thu năm nay. Có thể là ở các đại học xa tận Miền Đông như New York, Pennsylvania, vân vân... Thỉnh thoảng, bạn điện thoại, và hỏi xem cô cậu này có đi chùa hay nhà thờ mỗi tuần không. Mọi chuyện lúc đầu vẫn như bình thường ở đây, California. Cho tới một hôm, bạn được trả lời rằng con không vào chùa hay nhà thờ nữa. Bạn tưởng rằng con em bạn bận học, nhưng khi hỏi vặn, thì biết rằng không đi chỉ vì không muốn đi. Chỗ này phức tạp hơn là chúng ta nghĩ, bởi vì có thể đây là một vùng đất thật xa, nằm ngoài thế giới của bạn trước giờ hình dung. Bởi vì sẽ có nhiều nghĩa hàm hồ nơi đây, mà con em bạn không muốn nói rõ. Không phải vì cô cậu đã mất hay nhạt đi tín ngưỡng, nhưng có thể vì đây là một miền đất mới của xã hội Hoa Kỳ...

Chữ "unchurch" có nhiều nghĩa. Nghĩa đơn giản thường dùng có nghĩa là trục xuất ra khỏi một giáo hội, hay rút phép thông công. Nghĩa thứ nhì là chỉ cho một khuynh hướng mới ở Hoa Kỳ: có nếp sống tâm linh, nhưng không thấy mình phù hợp với tôn giáo nào nữa. Đây là những miền đất hết sức là mới, đang mau chóng ảnh hưởng lớn vào tuổi trẻ Hoa Kỳ.

Như trường hợp Kory Burkley. Người thanh niên 28 tuổi ở Denver, Colorado trưởng thành trong một gia đình Công Giáo thuần thành, bây giờ thỉnh thoảng vẫn dự thánh lễ, nhưng từ khi khám phá kỹ thuật Thiền Minh Sát trong cuốn sách bán chạy "Wherever You Go, There You Are" (Bất Kỳ Nơi Đâu Bạn Đi, Nơi Đó Bạn Hiện Hữu) thì anh không tự xem mình như Công Giáo, Phật Giaó hay bất kỳ nhãn hiệu nào. Burkley nói, "Tôi tự xem mình có sinh hoạt tâm linh, nhưng không phải tín đồ tôn giaó nữa." Đó là lý do, khi các bản thống kê và thăm dò tới tay anh, đều được anh ghi vào mục "không phải các đạo trên" trong phần tôn giáo.

Số lượng người Mỹ có tín ngưỡng nhưng không vào tôn giáo nào đã tăng gấp đôi trong thập niên qua, và tới con số 29 triệu người. Bạn cũng đừng hấp tấp tin vào các con số có vẻ chính xác. Vì sự thật có thể nhiều hơn thế nữa, bởi vì có những người đánh dấu vào một ô tôn giáo nào đó trong bản thăm dò, chỉ để cho tiện thôi, hoặc có thẻå đó là tôn giáo mà anh/chị này được ba mẹ dẫn đi hồi thơ ấu và bây giờ không còn dính líu gì nữa, hoặc là họ không ghi vào ô thăm dò “không tôn giáo nào ở trên” chỉ vì chưa hiểu hết miền đất bí hiểm của chữ “không” này. Cứ gọi vài chục triệu người là gọn nhất. Đây là nhóm người trong nghĩa thứ nhì của chữ "the unchurched," nghĩa là "những người không vào giáo hội." Họ còn được các học giả đặt tên gọi là nhóm "nones" (những người không vào tôn giaó nào hết, chúng ta có thể gọi tắt là nhóm 'không').

Theo báo Denver Post, ấn bản ngày 13-9-2004, bài viết "Traditional Religions Don't Fit All" (Các Tôn Giáo Truyền Thống Không Phù Hợp Với Mọi Người) của phóng viên Eric Gorski ghi nhận lời các chuyên gia rằng sức tăng trưởng tôn giáo tại Hoa Kỳ phần lớn tập trung vào hai khu vực: các tôn giaó bảo thủ thần học, như Ky Tô Giáo, Mormon và Hồi Giáo; và nhóm 'không.'

Như trường hợp Renee Hurley, 50 tuổi. Bà Hurley cũng trưởng thành trong Công Giáo, nhưng được nuôi dưỡng tâm linh qua Yoga. Hurley đã lập riêng một phòng tập yoga trong nhà của bà, "Bất cứ nơi đâu bạn gặp Thượng Đế, bất cứ nơi đâu bạn thấy hòa hợp thì là nơi tôi nghĩ tôi tìm thấy chính mình. Các niềm tin tôn giáo dị biệt, tôi nghĩ tất cả đều có giá trị. Tất cả trong căn bản đều nói cùng một ý: Rằng chúng ta tin vào điều gì đó, một sức mạnh cao hơn, cho dù là bạn tìm thấy như thế trong tâm bạn hay ở ngoaì vũ trụ nơi nào đó."

Bây giờ là lúc bạn nên mở bản đồ Hoa Kỳ ra xem. Miền Tây Hoa Kỳ là điểm tập trung những người "không." Miền Tây là bao gồm luôn cả California của chúng ta đó. Theo bản khảo sát The 2001 American Religious Identification Survey, hai tiểu bang Vermont và Washington đứng đầu về số lượng cư dân "bên ngoài giaó hội." Kế tiếp ở hạng ba trong bản nghiên cứu, là Colorado và Oregon đồng hạng. Cũng nên nhắc kỹ, nhóm "không" này hoàn toàn không hoàn toàn có nghĩa là "không tín ngưỡng."
Tính trên cả nước Mỹ, bản nghiên cứu cho thấy chỉ 7% những người "ngoài giáo hội" mới thật sự là vô thần (atheist) hay là người hoài nghi (agnostics, chủ nghĩa bất khả tri). Còn đại đa số nhóm "không" thực ra lại tin vào một sức mạnh siêu nhiên. Họ có khuynh hướng cởi mở chính trị và thường tiếp cận cộng đồng qua việc làm thiện nguyện chứ không chịu bước vào cửa nhà thờ hay là gõ vào "cửa tùng đôi cánh khép."

Nhóm "không" này cũng cực kỳ đa dạng trong sinh hoạt tâm linh riêng - từ việc tập yoga hay Thiền, hay đi bộ trong rừng, hay nhảy múa linh vũ, hay xem bói qua quả cầu thủy tinh... - và đang làm biến dạng các mảnh đất thần học Hoa Kỳ, buộc các định chế tôn giáo truyền thống phải ghi nhận.
"Tôi thấy ngày càng có nhiều người nói hoặc là họ thuộc nhóm 'không' hoặc là nói họ không thuộc hội thánh nào," theo lời C. Kirk Hadaway, giám đốc nghiên cứu của Phòng Truyền Giáo của giáo hội Episcopal Church USA (giaó hội Mỹ này thuộc khuynh hướng Anh Giáo).

Bản nghiên cứu khác lại ghi nhận về hứơng đi đó. Robert Fuller, giaó sư tôn giáo học ở Bradley University và là tác giả cuốn "Spiritual But Not Religious: Understanding Unchurched America" (Tâm Linh Nhưng Không Tôn Giáo: Tìm Hiểu Hoa Kỳ Ngoài Giáo Hội), tin rằng sự bùng nổ khối lượng người "không" có thể dò ra cội nguồn là xã hội ngày càng mang tính chuyển động; một xã hội tiêu thụ cho phép mọi người quyền lựa chọn mọi thứ; và thái độ thay đổi về ý nghĩa của tín ngưỡng.

Nhưng tại sao khuynh hướng này mạnh nhất ở Miền Tây Hoa Kỳ" Chỗ này tha hồ mà đoán. Nhưng theo Mark Shibley, giáo sư xã hội học ở Southern Oregon University người chuyên nghiên cứu về khuynh hướng này, vì ở Miền Tây các định chế không bám rễ chặt, tính độc lập được đề cao hơn và nhiều người trôi nổi hơn. Shibley nói, "Người ta cứ dọn vào ở những nơi cởi mở hơn và đa dạng hơn, nên cơ hội có nhiều lựa chọn hơn, để gác lại những gì xưa cũ phía sau."

Lý luận như thế có lẽ chỉ đúng một phần thôi. Nhìn cho kỹ, Miền Tây Hoa Kỳ thực sự nhiều di dân hơn, đặc biệt có mật độ di dân gốc Á nhiều hơn và tập trung vào tiểu bang California - nơi mấy thập niên trước đã nổi tiếng là cấp tiến, và có những nơi như San Francisco đã là nơi tập trung của các khuynh hướng văn hóa tâm linh Châu Á như Thiền Tông, Yoga, và rồi cả thái độ cởi mở của hippy và phản chiến. Di dân nơi đây, đông nhất tất nhiên là người Mễ, và bạn cũng đừng nên quên những dấu ấn lớn như các Phố Tàu (nhiều tới khó đếm nổi), Phố Nhật (Little Tokyo ở L.A.), Phố Triều Tiên (Korean Town ở Quận Cam), Phố Việt (Little Saigon ở Nam California, và vùng chung quanh Lion Plaza ở Bắc California). Cứ bước vào các khu phố này thì đưa mắt hướng nào cũng thấy có tượng Phật Di Lặc (đúng ra là một hóa thân của ngài Di Lặc, trong thân tướng một vị hòa thượng bụng phệ trong văn học Trung Hoa) cười vui kể gì, cả ở các tư thế đứng hay ngồi. Có khi tượng Phật này còn bị nhầm với ông Địa, người đem may mắn cho kẻ mua xổ số... để rồi mỗi lần người dị đoan mua vé số Lotto thì đều lấy tay xoa bụng phệ của tượng Phật này cho lấy hên... Tín ngưỡng đã nhẹ nhàngï đi vào đời sống như một làn hương thoảng qua, không thấy được nhưng hương thơm vẫn phảng phất.

Nói như thế, không có nghĩa là các tôn giáo Đông Phương, như Phật Giáo... đang lan rộng mạnh mẽ. Không hoàn toàn như thế. Thực ra, "bên ngoaì giaó hội" không hoàn toàn có nghĩa nghiêng về hướng Đông. Có khi chỉ là tuổi trẻ Hoa Kỳ đang tìm trở về những cội nguồn Ky Tô, Do Thái Giáo, Hồi Giáo theo cách riêng của tuổi trẻ... nghĩa là bên kia bức tường giáo hội, và có khi là theo các khuynh hướng thần bí cổ truyền ít được các giáo hội nói tới. Thí dụ như thần bí Kabbala của Do Thái Giáo, hay Sufi của Hồi Giáo, hay Catholic Mystic của Công Giáo... Đối với những người khuynh hướng này, thì chuyện họ vào nhà thờ hay không đã không còn quan trọng nữa. Và những người còn lại thì tổng hợp đức tin theo kiểu trộn xà lách với công thức riêng của từng người. Cuộc cách mạng thông tin đã làm đa dạng hóa, đa sắc hóa cả các niềm tin tâm linh. Thế là không còn bức tường giáo hội nào phù hợp với họ nữa.

Theo phân tích của Gorski, trong xã hội Hoa Kỳ bên ngoài giáo hội đó, các thánh đường mới của họ chính là các tiệm sách. Thí dụ, như ở tiệm sách Tattered Cover Book Store tại Denver, những người "bên trong giaó hội" thì đứng chăm chú trước kệ sách Kinh Thánh và các tác phẩm Ky Tô cổ điển của C.S. Lewis, hay sách Passover Haggadahs (của Do Thái Giáo) và Kinh Koran (của Hồi Giáo). Nhưng vòng qua góc bên kia là đất của những người "bên ngoài giáo hội," nơi được ghi chung chung là "spiritual growth" (phát triển tâm linh) với đủ thứ sách đa dạng hơn, như cuốn "The Power of Now" của Eckhart Tolle mà Oprah đã giới thiệu nồng nhiệt trên TV, hay các sách về Phật Giáo, về kỹ thuật thư giãn và lý thuyết thiền định, về siêu hình học của thổ dân Mễ với lý thuyết rằng con người bản chất là toàn thiện.

Vậy thì thương vụ sách ra sao" Trong khi các nhà thờ đặt mua hàng loạt nhiều thùng sách "The Purpose Driven Life" của Rick Warren, một tác giả bên trong giáo hội, thì những sách bên ngoaì giaó hội không được nhà thờ nào đặt mua cả, nhưng vẫn bán chạy ào ạt. Từng cuốn lặng lẽ được nhấc ra khỏi kệ sách, và nhiều người đọc bắt đầu không thấy nhu cầu phải vào giaó hội nào nữa. Theo giaỉ thích của Robert Blond, người có tóc cột kiểu đuôi ngựa, nguyên là cựu quản đốc một công ty gỗ rồi bỏ ra để mở tiệm sách này năm 1979, thì, "Người ta không cần mỗi tuần bước vào một nơi thờ phượng nào để được một ai khác dạy cho họ cách sống tâm linh. Họ tự khám phá điều đó trong chính họ." Nghe kiểu nói, biết ngay là ảnh hưởng Kinh Pháp Cú của Phật Giaó rồi, khi Đức Phật kêu gọi mỗi người tự thắp đuốc mà đi.
Tất nhiên, nhiều người không hài lòng trước khuynh hướng bên ngoài cánh cửa tùng như thế. Lối sống "tâm linh nhưng không tôn giáo" thường bị chỉ trích là lập dị, tự sùng mộ mình, và "không thấy gì khác giữa phát triển cá nhân và hiểu biết về Thiên Chúa."

Đó là nói về những người "tín ngưỡng mà không tôn giáo," nhưng còn số lượng những người tự nhận là vô thần hay bất khả tri cũng vẫn có, tuy là ít hơn. Đôi khi thì nhóm sau này vẫn có những sinh hoạt chung. Như trường hợp ở Đại Học Oaklahoma University, theo phóng viên Ted Satterfield của tờ báo trường ra ngày 14-9-2004 ghi nhận, hội The Atheists and Agnostics of OU (Hội Những Người Vô Thần Và Bất Khả Tri của Đại Học OU) đã mở buổi họp riêng cho nhóm 13 người của họ hôm chủ nhật trước đó. Andrew Wukman, chủ tịch hội này, nói rằng có nhiều người sùng đạo ở OU kình họ ra mặt, "Bạn cứ như bị nhìn không ra gì. Họ nói, 'Ô Chúa ôi, tôi thiệt là tội nghiệp cho bạn.' Tôi hỏi vì sao, và họ nói, 'Bởi vì bạn sẽ xuống điạ ngục.'"

Hiển nhiên, các sinh viên OU đó thiệt là tội nghiệp. Lý ra họ nên dọn về California mà học là thoải mái hơn nhiều. Cứ về các đại học San Francisco hay Berkeley thì mới biết, có thể số người "unchurched" dường như đã đông hơn số người "bên trong giaó hội" từ lâu rồi.

Nhưng đó chỉ là mới nhìn theo khía cạnh xã hội học. Còn nhìn theo khía cạnh tâm linh thì hẳn nhiên là không ai đo lường nổi, vì mỗi người là một thế giới riêng, một thước đo riêng. Hiển nhiên, nơi đây thực ra không ai còn đo nổi. Bởi vì, mỗi người là một đền thánh riêng, một giáo hội riêng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.