Hôm nay,  

Norilsk-thành Phố Ô Nhiễm Nhất Thế Giới

15/02/200000:00:00(Xem: 6534)
Trong căn hộ của cô nhân viên kế toán Tatiana, một chậu cây cảnh được giữ gìn thật cẩn thận. Tuy nhiên chậu cây không phải là một vật trang trí nội thất mà nó giữ nhiệm vụ như là một loại máy đo nồng độ hơi độc trong không khí. Khi những chiếc lá bắt đầu ỉu là lúc cô nhân viên kế toán Tatiana 33 tuổi biết đã đến lúc cần phải đóng những chiếc cửa sổ lại. Chính Tatiana dần dần rồi cũng sống quen với bầu không khí bị ô nhiễm, nhưng những chậu cây của cô thì không bao giờ. Mỗi khi đi ra khỏi nhà Tatiana luôn luôn bị ám ảnh bởi những cụm khói độc màu hồng và màu xám cứ lởn vởn trên đầu của cô.

Thành phố Norilsk ở Serbia chỉ cách đỉnh của cực bắc địa cầu chừng 320 cây số. Tại đây thành phố sản xuất 20% tổng sản lượng bạck kim hiện được toàn thế giới sử dụng. Tại thị trường kim loại Luân đôn, giá trị của bạch kim cao gấp tám lần giá trị của vàng. Hàng năm ba ống khói khổng lồ của khu khai thác quặng bạch kim tại Norilsk nhả vào bầu khí quyển 2.8 triệu tấn khí độc sulfur dioxide. Lượng khí độc này lớn đến nỗi cơ quan quan sát và bảo vệ môi trường của Na Uy là Bellona đã gọi trung tâm công nghiệp tại thành phố Norilsk là lò gây ô nhiễm môi trường lớn nhất thế giới.

Theo Tatiana thì con gái của cô bị bệnh thận cũng chỉ vì hít phải khí độc thải ra từ trung tâm khai thác quặng bạck kim này. Từ lâu con gái của Tatiana là Sacha đã bị cấm không được ăn những thứ như sô cô la, cà chua, thực phẩm đóng hộp và nước giải khát. Cô bé có một tuyến giáp trạng hoạt động nhiều hơn so với người bình thường do dùng nước uống bị ô nhiễm. Từ đo Sacha đã chịu nhiều biến chứng khác như quá sức hiếu động, hay run rẩy tay chân và nhịp tim thường đập rất nhanh so với những trẻ con mạnh khỏe khác. Số trẻ con sinh ra đã bị khuyết tật tại Norilsk nhiều gấp hai lần so với trên toàn nước Nga, đa số bị chẻ môi, hở hàm ếch và thiếu máu. Thêm vào đó bác sĩ Marina Smakolina cho biết những bà mẹ tại thành phố này chưa bao giờ có sức khỏe tốt cả.

Nhiều năm qua khu công nghiệp thải chất ô xít sắt vào một con sông gần đó. Vì không có hệ thống xử lý chất thải công nghiệp nào cả, cuối cùng nguồn ô xít sắt này chạy vào đường ống dẫn nước uống của toàn bộ thành phố. Khi rót một ly nước từ vòi ra để một lúc, người ta sẽ thấy một lớp cặn màu đỏ đọng dưới đáy cốc.

Tiền chạy chữa cho bé Sacha đã ngốn hết một phần tư số lương của Tatiana hàng tháng. Tuy nhiên Tatiana không thể nghĩ đến việc rời bỏ thành phố ô nhiễm này vì tình trạng thất nghiệp chung trên toàn nước Nga càng tồi tệ hơn tại Norilsk. Ít ra tại đây Tatiana còn có việc làm và cô không dám than phiền công khai với phóng viên nước ngoài về tình trạng ô nhiễm vì sợ mất việc làm. Theo bác sĩ Alex Ziliga, trưởng phòng thí nghiệp y khoa bắc cực thì công nhân tại thành phố đa số bị bệnh viêm phế quản và những bệnh về da như chàm và viêm da dị ứng. Thêm vào đó là những người bị viêm phổi, loét dạ dày và những bệnh về tim mạch. Chỉ có 9% dân chúng tại Norilsk được coi là khỏe mạnh và tuổi thọ trung bình cho nam giới là 47 và nữ giới là 51, tức là 10 năm thấp hơn so với nước Nga nói chung trong khi tuổi thọ của người Nga thuộc vào loại thấp nhất thế giới.

Bác sĩ Fareth Rees thuộc trường đại học Cambridge của Anh từng nghiên cứu tình trạng ô nhiễm trong vùng này đã vô cùng sửng sốt và lấy làm khủng khiếp về mức độ ô nhiễm của thành phố Norilsk. Thêm vào tình trạng ô nhiễm không khí, khí hậu cũng làm cho cuộc sống của người dân thành phố Norilsk thêm phần khốn khổ. Trong suốt mùa đông bắc cực dân chúng ở đây hầu như không nhìn thấy ánh sáng mặt trời và đến mùa hè thì mặt trời chói chang cả 24/24 tiếng đồng hồ và nhiệt độ đi từ âm 50 độ C trong mùa đông đến 30 độ C trong mùa hè. Vô số người dân bị bệnh mất ngủ, bị khiếm thị và chịu đựng những triệu chứng rối loạn tâm sinh lý khác.

Vậy mà tình trạng ô nhiễm đó không hề ngăn cản được những người dân thành phố tìm mọi cách giải trí khi mùa hè đến, trên những vùng thảo nguyên trơ trụi của họ. Nhiều gia đình đến vùng thảo nguyên này để vui chơi, câu cá, cắm trại và đi hái nấm và trái dại. Bất chấp các bác sĩ cảnh cáo rằng nấm và trái dại có thể bị nhiễm độc, những người dân thành phố nhắm mắt tận hưởng những giờ phút vui vẻ hiếm hoi trong cuộc đời vốn đã có quá nhiều khó khăn của họ. Những người chấp nhận sống tại thành phố này chẳng qua chỉ vì đồng lương họ đang được trả khá hậu hĩ, tuy nhiên nhiều lúc họ đã phải hối tiếc vì quyết định đến cắm dùi tại Norilsk. Bà Valentina 51 tuổi thường ngày phải cầm chổi quét ra ngoài hàng đống bụi sắt bay lên từ hầm mỏ đọng lại trong nhà ở. Bà thường xuyên mang một chiếc khăn bịt miệng và mũi tuy nhiên nó chỉ giúp bà phần nào chống lại việc hít phải khí độc. Như nhiều công nhân khác, bà bị vô số chứng bệnh nghề nghiệp.

Valentina cùng chồng là Vladmir đến vùng này từ năm 1972 vì nghe chồng bảo là bà sẽ được vào làm trong một xí nghiệp. Tại vùng quê hương Kazakhstan của bà hầu như rất ít ỏi công việc và được làm trong xí nghiệp, vào thời cộng sản, được xem như là một vinh dự của những người thuộc giai cấp vô sản. Tuy nhiên sau 7 năm làm việc tại Norilsk, Vladimir vỡ mộng và bỏ về lại quê nhà của ông ta. Gần đây ông Vladimir nhiều lần gửi thư yêu cầu bà vợ bỏ việc về quê với ông để tránh khỏi vùng đất địa ngục đó. Đúng ra ông ta cũng đang cần sự giúp đỡ của bà và số tiền mà bà đã dành dụm được. Tuy nhiên hy vọng về quê của bà tan vỡ vì cuộc khủng hoảng tài chính của Nga vào năm 1998. Trước đó lương của bà là 1250 đô la mỗi tháng, nay chỉ còn có 400 đô. Nếu nghỉ việc bà chỉ còn được hưởng lương hưu là 50 đô la mỗi tháng. Trong khi đó bà phải giúp đỡ con trai, con dâu và hai cháu nhỏ.

90% dân cư của thành phố sống trong những căn hộ tập thể ở trung tâm Norilsk được xây trong thập niên 1950 và 1960. Toàn bộ những khu chung cư này bị bao phủ bởi những bụi kim loại màu xám xịt. Khi trời nổi gió những người ở ngoài đường phải dùng khăn tay che mũi để tránh hít phải những mùi hôi thối nồng nặc bay ra từ khu công nghiệp và tất cả mọi người ở thành phố đều dễ dàng phân biệt mùi hôi đặc thù của những xí nghiệp chế biến quặng kim loại khác nhau.

Thành phố Norilsk được Stalin ra lệnh xây dựng vào năm 1935 với hơn 70 ngàn tù nhân đổ mồ hôi và máu để hình thành lên khu công nghiệp kim loại này. Hàng ngàn người gục chết vì bị buộc phải sống không có hệ thống sưởi, không có điện, không có đủ thức ăn và bị hành hạ dã man. Khi trại tù được hủy bỏ vào năm 1956, nhiều tù nhân quyết định ở lại lập nghiệp tại thành phố này và nhiều người di dân từ những nước cộng hòa trong liên bang Sô viết như Ukraine và Kazakhstan cũng kéo nhau đến đây kiếm miếng ăn. Đa số kéo đến vì số lương rất hấp dẫn, đến 260 rúp so với chỉ 100 rúp mỗi tháng tại những nơi khác.

Theo thống kê thì trung tâm công nghiệp này thành công rực rỡ về tài chính với thu nhập hàng năm là 1.8 tỷ đô la sau khi đóng thuế cho chính phủ. Chỉ trong ba năm qua mức sản xuất của quặng cobalt tăng 39% và nikel tăng 23%, còn đồng thì tăng 14%. Trung tâm này cũng cung cấp đến 90% sản lượng quặng palladium cho ngành công nghiệp xe hơi toàn thế giới. Các nhà máy chế tạo xe dùng kim loại này để chế tạo loại ống xả khói xe hơi không làm ô nhiễm môi trường. 25% sản lượng kẽm của thế giới cũng được sản xuất tại đây và kẽm được dùng chế tạo xe bọc thép và đúc tiền. Tuy nhiên đa số lợi nhuận thu được rơi vào tay chính phủ trung ương tại Moscow.

Được tư hữu hóa vào năm 1997 và hiện nay được điều khiển bởi công ty Interros do Vladimir Potanin làm giám đốc. Tay này vừa qua đã được tạp chí Forbes cho là người đàn ông giàu có nhất nước Nga. Tên tài phiệt này làm chủ ngân hàng Onexim đã bị phá sản vào năm 1998 sau khi thị trường chứng khoán phá giá, đã cố gắng khôi phục sự nghiệp bằng cách ra tay thu vén tất cả những gì hắn có thể thu vén được từ trung tâm công nghiệp này.

Trong 14 năm qua bà Valentina làm việc trong xí nghiệp sàng lọc những kim loại hiếm quý trên một dây chuyền sản xuất rất độc hại, và hít khí độc hầu như suốt ngày. Valentina cho biết công việc của bà làm là một công việc cực kỳ nguy hiểm vì những quặng kim loại có thể đổ sụp xuống đầu công nhân bất cứ lúc nào. Vì bị quá nhiều bệnh tật, Valentina đã đành phải nghỉ việc cách đây 9 năm và hiện nay đang bị những cơn đau do bệnh ung thư da và những chứng bệnh khác hành hạ. Bác sĩ của bà là Vladimir Zbov tin chắc rằng bệnh nhân của ông đã bị mắc những bệnh này do hậu quả của môi trường thành phố Norilsk bị ô nhiễm nặng nề.

Mỗi này bà Valentina phải uống đến 16 loại thuốc khác nhau và tác dụng phụ của thuốc biến bà trở thành một người phụ nữ quá sức phì nộn. Sau khi nghỉ việc Valentina chỉ được hưởng hưu có 50 đô la mỗi tháng và chẳng thấm tháp gì so với tiền các hóa đơn bà phải trả cho việc điều trị y tế của bà. Chồng của bà kiếm được 600 đô la mỗi tháng và hầu hết số tiền này đều dùng để mua thuốc men cho bà Valentina. Cứ thế cuộc sống của toàn bộ gia đình chỉ là một chuỗi ngày dài của thiếu thốn và bất hạnh.

Valentina tự cho rằng mình chính là gánh nặng của gia đình và nhiều lúc bà đã muốn tự kết thúc cuộc đời cho rảnh nợ. Tuy nhiên con trai của bà cho biết nếu bà làm điều gì rồ dại thì anh sẽ phát điên và cô con gái của bà cũng sẽ chết theo. Chính vì thế bà Valentina đành quên cái ý định tự tử của bà. Bà có tất cả 5 người con, ba đứa lớn sinh ra ở thành phố Odessa ở Ukraine và hoàn toàn khỏe mạnh. Hai đứa sau sinh ở Norilsk thì èo ọp vì bệnh suyễn và đứa con gái 18 tuổi thì bị bệnh liệt não. Để cứu sống con gái bà Valentina đã đem bán hết nữ trang của bà cũng như toàn bộ đồ quý giá để mang con sang Đức điều trị. Mặc dầu hiện nay sức khỏe của cô gái Natasha đã thoát khỏi nguy hiểm, cô thường xuyên bị chứng thiếu oxygen như những người dân khác trong thành phố. Nguyên nhân chứng thiếu oxygen này là do hít phải khí độc sulfur dioxide.

Theo bà Valentina thì việc con gái bà bị liệt não là do đã làm việc trong các xí nghiệp tuyển quặng, tuy nhiên các bác sĩ bao giờ cũng từ chối sự liên hệ này vì họ muốn chối bỏ sự thật. Cho dù làm việc trong bất cứ lãnh vực nào, cuộc sống của thành phố Norilsk đều bị công ty Interros chi phối và chỉ cần ai đó nói lên sự thật bất lợi cho công ty, người đó chắc chắn sẽ chấp nhận một số phận hẩm hiu nhất cho chính mình.
Việt Đăng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.