Hôm nay,  

Thư Từ Nhiệm

25/06/200400:00:00(Xem: 4586)
Lời người dịch:

Thư từ nhiệm (Letter of Resignation) sau đây, của John Brady Kiesling, một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, đã từng phục vụ tại tòa đại sứ Mỹ ở Tel Avis, Casablanca, Yerevan. Gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Colin Powell. Đăng trên tạp chí Điểm Sách Nữu Ước (NYRB), số đề ngày 10 tháng Tư 2003.

Ngài Bộ Trưởng kính mến,

Tôi viết thư này tới Ngài, để xin từ bỏ nhiệm vụ của tôi là cố vấn chính trị tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Athens, thuộc Bộ Ngoại Giao, có hiệu lực kể từ ngày 7 tháng Ba. Tôi thật đau lòng khi làm điều này. Hành trang mà tôi mang theo từ lúc còn trẻ tới bây giờ khiến tôi không thể quên được một điều, rằng, mình phải đền đáp xứ sở một điều gì đó.

Làm nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ đúng là một việc làm mơ ước. Tôi được trả công, để học và để hiểu biết về văn hóa, ngôn ngữ các nước. Để tạo mối thân quen trong số những nhà ngoại giao, những chính trị gia, những nhà học giả, và những nhà báo, và để cố gắng, tìm đủ mọi cách, nói cho họ hiểu rằng, quyền lợi của Hoa Kỳ và của họ, cơ bản mà nói, là trùng hợp. Lòng tin của tôi vào xứ sở của mình và những giá trị của nó, là vũ khí mãnh liệt nhất, trong kho vũ khí ngoại giao của tôi.

Không thể tránh được rằng, trong hai chục năm trời làm việc tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, tôi mỗi ngày một trở nên tinh tế và miệt thị (sophisticated and cynical) đối với những động cơ mang tính thư lại, ích kỷ, và chật hẹp, mà đôi khi, đã vẽ nên bộ dạng những chính sách [ngoại giao] của chúng ta. Con người vốn sao thì là vậy. Và tôi được khen thưởng, được thăng tiến trong nghề nghiệp, là vì hiểu được bản chất của con người. Nhưng, kể từ trước khi có cái chính phủ này, tôi nghĩ rằng, chuyện sau đây thật dễ ợt: rằng cứ ôm lấy những chính sách mà tổng thống của mình đề ra tức là ôm lấy những quyền lợi của dân chúng Hoa Kỳ và của thế giới. Tôi không còn tin như vậy nữa.

Những chính sách mà chúng ta bây giờ được yêu cầu tiến hành, không thích hợp, không chỉ với giá trị, mà còn với quyền lợi của Hoa Kỳ. Việc hăm hở theo đuổi cuộc chiến với Iraq đã đưa chúng ta tới chỗ, làm phí phạm gia tài về tính chính đáng quốc tế, và đây là một võ khí có uy lực nhất, hiệu nghiệm nhất, cả về công lẫn thủ, của Hoa Kỳ, kể từ thời Woodrow Wilson. Chúng ta bắt đầu phá hủy mạng lưới hữu hiệu nhất, rộng lớn nhất của những liên hệ quốc tế mà thế giới trước đây chưa hề biết đến. Cứ đà này, sẽ chỉ đem tới bất ổn, hiểm nguy, và chẳng còn an ninh.

Việc hy sinh quyền lợi toàn cầu cho những chính sách nội địa, và cho quyền lợi của mình, thì cũng xưa như trái đất, và chắc chắn không phải Hoa Kỳ là quốc gia độc nhất trên thế giới vướng phải vấn đề này. Tuy nhiên, kể từ chiến tranh Việt Nam, chưa bao giờ nó lại làm phiền chúng ta như thế, ấy là tôi nói về trò bóp méo một cách hệ thống lương tri, sự hiểu biết, và trí thông minh, và trò ma nớp lôi kéo dư luận quần chúng Hoa Kỳ. Thảm kịch 11 tháng Chín, bi thương là thế, nhưng một khi bi thương lắng xuống, điều mà thảm kịch đó để lại cho chúng ta là: nó làm cho chúng ta mạnh hơn trước, lần đầu tiên, quây quần quanh chúng ta là một liên minh quốc tế rộng lớn cùng hợp tác, theo một đường lối có hoạch định đàng hoàng, nhằm chống lại chủ nghĩa khủng bố. Nhưng thay vì coi những thành tựu đó, như một cái vốn lận lưng, và cứ thế tiến lên, thêm thắt mãi ra, chính quyền này đã chọn lựa điều tệ hại nhất, đó là sử dụng khủng bố vào những mục tiêu chính trị mang tính nội địa, và coi nhóm al-Qaeda hầu như đã bị đánh bại, và tan rã ra khắp nơi, là đồng minh thư lại của nó. Chúng ta làm tràn lan nỗi khiếp sợ không tương xứng, và sự lầm lẫn không biết đâu mà lần, ở trong đầu mọi người. Chúng ta thoải mái, vô tư, coi Iraq và khủng bố là một.

Hậu quả – có lẽ phải nói động cơ – là biện minh cho việc phân phối, sử dụng sai lầm khá nhiều, tài sản công cộng vốn đang teo lại, cho việc binh đao, và làm yếu đi những bộ phận an toàn, bảo vệ công dân Hoa Kỳ khỏi bàn tay nặng nề của chính quyền. Mình làm hại mình, biến cố 11 tháng Chín không gây tổn hại nhiều cho kiến tạo xã hội Hoa Kỳ, so với những gì chúng ta làm cho chính chúng ta. Liệu chăng, triều đại Nga Hoàng vừa mới cáo chung đúng là thứ khuôn mẫu để chúng ta noi theo: một đế quốc vị kỷ, mê tín, đại bại, cuối cùng tự hủy diệt, nhân danh tình trạng từ chết đến bị thương hiện nay"

Chúng ta nên tự hỏi chính mình, tại làm sao mà thế giới chẳng thèm nghe thêm chúng ta, dù chỉ nửa lời, rằng cuộc chiến với Iraq là cần thiết. Hơn hai năm trời, chúng ta đã làm, quá đủ mọi chuyện, để khẳng định với "phe ta" trên thế giới, rằng quyền lợi hạn hẹp và vụ lợi của Hoa Kỳ chỉ là đồ bỏ, cần thì vứt vô thùng rác, nếu một khi đụng tới những giá trị rất đỗi thân thương của phe ta. Ngay cả khi không mắc mớ gì tới những mục đích của chúng ta, thì thái độ một lòng một dạ với phe ta cũng được nhắc tới. Chuyện Afghanistan còn nóng hổi, hẳn nhiên phe ta chẳng được hài lòng cho lắm, và họ sẽ tự hỏi, chúng ta tái thiết Trung Đông trên căn bản nào, những ai có hình ảnh của mình, và - hãy cứ nói đại ra ở đây - những ai có quyền xí phần, ở đó" Hay là chúng ta mù rồi, như Nga Xô đã mù ở Chechnya, như Isarel đã mù ở Vùng Đất Chiếm Đóng, và nếu không phải mù như họ, thì thôi vậy, mình nói mình nghe, chẳng lẽ trị bọn khủng bố, chỉ có mỗi một cách là dùng vũ lực hạng nặng, nện tới nện tấp, cho chúng chết hết không còn một mống" Sau hỗn loạn của một Iraq hậu chiến là những hỗn loạn ở Grozny và Ramallah, và phải là một người ngoại quốc can trường lắm mới kết hàng với những tiểu đảo ở vùng Thái Bình Dương (Micronesia), để mà cùng đi với chúng ta tới bất kỳ nơi đâu.

Chúng ta vẫn còn phe ta. Thứ tốt, thứ xịn. Tình bạn trung thành của họ thật đáng nể, và là vòng hoa choàng lên lâu đài của những giá trị về tinh thần và đạo đức mà chúng ta xây dựng từ trên một thế kỷ. Và những bạn bè thân thiết nhất với chúng ta, bảo cho chúng ta biết rằng, thật khó biện minh, nhưng thật dễ dàng tiên đoán, rằng cuộc chiến sẽ đầy hung hiểm, và sẽ khiến cho nước Mỹ rơi vào tình trạng thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn. Trung thành là phải có đi có lại, mới toại lòng nhau. Tại làm sao tổng thống của chúng ta lại dung thứ, và cho phép cứ thế mà làm, cái kiểu gặp gỡ, tiếp xúc, ngay ở trong số hàng ngũ những viên chức cao cấp nhất của chính phủ này, với bạn bè và đồng minh: ngạo mạn, khinh khi" Phải chăng câu nói "Mặc họ ghét ta, miễn họ sợ ta", là chân lý dẫn đường của chúng ta"

Tôi khẩn thiết yêu cầu Ngài hãy lắng nghe những bạn bè của Hoa Kỳ ở khắp năm châu bốn biển. Ngay cả ở đây, Hy Lạp, nơi mà tinh thần bài Mỹ theo kiểu Âu Châu được coi là hết thuốc chữa, chúng ta có nhiều bạn, và bạn thân, hơn là độc giả nhật báo Mỹ có thể tưởng tượng ra được. Ngay cả khi than phiền về tính ngạo mạn của Mỹ, người Hy Lạp vẫn hiểu rằng, thế giới là một nơi chốn khó khăn và nguy hiểm, và họ muốn có một hệ thống quốc tế mạnh, với Hoa Kỳ và Cộng Đồng Âu Châu (EU), như là những bằng hữu (partners) thân thiết. Khi bạn bè của chúng ta sợ chúng ta, hơn là sợ "cho" chúng ta, ấy là lúc có chuyện trục trặc cần phải coi lại. Và bây giờ, họ đang sợ. Ai làm cho họ tin tưởng rằng, Hoa Kỳ là, và vẫn luôn luôn là, một ngọn đèn pha soi sáng tự do, an ninh, và công lý của hành tinh này"

Thưa Ngài Bộ Trưởng,

Tôi xiết bao kính trọng Ngài, về tính tình, tư cách cũng như về khả năng, sự nhanh nhạy. Ngài đã giữ lại được, biết bao tin cậy của quốc tế đối với Hoa Kỳ, so với chính sách ngoại giao của chúng ta xứng đáng có, và còn cứu được một điều gì tích cực, khỏi những quá đáng của một chính phủ tự tung tự tác và chạy theo ý thức hệ.

Nhưng lòng trung thành của Ngài với Tổng Thống đi quá xa. Chúng ta căng, quá sức chịu đựng cũng như là giới hạn của nó, một hệ thống quốc tế mà chúng ta xây dựng với biết bao công của, một mạng lưới luật pháp, hiệp ước, tổ chức, và những giá trị cùng chia sẻ, chúng định giới hạn cho kẻ đồi đầu chúng ta, hữu hiệu hơn hẳn, so với cái "ràng" khả năng của Hoa Kỳ, nhằm bảo vệ những quyền lợi của nó.

Tôi xin từ nhiệm, bởi vì đã cố gắng, nhưng thất bại, trong việc hòa giải lương tâm với khả năng của mình để đại diện chính phủ hiện nay của Hoa Kỳ. Tôi tin rằng, tiến trình dân chủ của chúng ta tự sửa sai cho chính nó, vào lúc tối hậu, và hy vọng rằng, trong một đường hướng nhỏ nhoi, tôi có thể đóng góp, từ phía bên ngoài, trong việc tạo vóc dáng những chính sách phục vụ tốt hơn cho an ninh và thịnh vượng của dân chúng Hoa Kỳ và của thế giới mà chúng ta chia sẻ.

Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.