Hôm nay,  

Vấn Đề Phụ Nữ

24/03/200100:00:00(Xem: 4221)
Thưa các chị,

Hạnh phúc lớn nhất của một người con gái là được làm vợ, phải không các chị" Nhưng được làm vợ rồi thì khổ đau lớn nhất người vợ phải gánh chịu là sự phản bội của người chồng. Một người con gái, vào lúc trẻ đẹp, mộng mơ và trinh trắng nhất đã trao thân gửi phận cho một người đàn ông mình yêu. Tưởng rằng sống với nhau mãi mãi hạnh phúc, nào ngờ, sau khi sanh đẻ một đàn con, một bàn tay thì đầy, hai bàn tay thì vơi, phải nuôi con, nuôi chồng, nuôi cả bố mẹ chồng, thậm chí cả anh chị em chồng, để rồi đến lúc thân hình xấu xí, mặt mũi già nua, thì đùng một cái, chồng đòi ly dị đi theo một người con gái trẻ đẹp khác. Em không hiểu các chị nghĩ sao, với em, một khi gặp chuyện đó, chắc em dám chết lắm. Không chết vì quyên sinh thì cũng héo mòn, ốm đau mà chết...

Nhưng hôm nay, điều em muốn nói với các chị không phải là sự phản bội của những người chồng và những đau khổ của người vợ bị chồng bỏ. Điều em muốn nói với các chị là có những người chồng, sau khi chạy theo người con gái khác một thời gian, vì lý do này hoặc lý do khác, bỗng nhiêu quay đầu trở lại đòi nối duyên xưa. Chẳng hiểu các chị, những người phụ nữ Việt Nam làm vợ ở hải ngoại có gặp cảnh tượng khó xử đó hay không, nhưng ở Việt Nam trong những tháng ngày gần đây, chuyện "mấy ông chồng bỏ vợ ba năm quay đầu về ôm váy vợ khóc lóc đòi tái hôn" là chuyện khá phổ biến các chị ạ. Thậm chí có cả những người chồng, ân hận, khóc lóc, năn nỉ vợ tha thứ nhưng người vợ vẫn thản nhiên lạnh lùng, một mực không chịu.

Có một trường hợp là ông Vũ V.T. ở ngã ba Ông Tạ, sau mấy năm bỏ vợ, nay quay lại, đã lậy sống vợ suốt cả tháng trời, nhưng người vợ vẫn nhất định không chịu chấp thuận cho ông T. được tái hôn. Một hôm, ông T. đã mời cả bố mẹ đến năn nỉ ở ngoài nhà chị T. khiến cả xóm tụ lại coi huyên náo suốt cả một buổi chiều. Cuối cùng, đến chiều, bà T. mới mở cửa bước ra. Mọi người ồ lên, nghĩ chắc bà đã hồi tâm ra mời ông T. vô nhà. Nhưng chẳng thấy bà T. nói năng gì, chỉ thấy bà cầm chén nước đổ từ từ xuống đất. Trời thì nóng, mặt đất khô ran, nước vừa đổ xuống đã nghe xèo một tiếng, thấm hết vào lòng đất. Đổ hết chén nước, bà T. thản nhiên nói, "Thưa thầy mẹ, dù con có làm vợ anh T. một ngày, con cũng là dâu của thầy mẹ suốt đời. Nhưng con không phải là thánh thần gì cả. Còn chỉ là người trần mắt thịt. Vì vậy, con nghĩ tình nghĩa vợ chồng cũng như chén nước. Mình giữ gìn nó, khi nó sóng sánh ra ngoài một chút thì còn vớt vát nghĩ đến con cái, mà sống với nhau. Đằng này, đã cạn tàu ráo máng ly hôn, bỏ vợ suốt cả mấy năm trời thì cũng như chén nước đã đổ hết xuống đất, làm sao vớt lên được mà nói đến chuyện tái hôn với hàn gắn"...

Để các chị ở hải ngoại biết được nỗi đau khổ và khó xử của những người vợ Việt Nam bị "chồng bỏ nay chồng lại trở về", em mời các chị theo dõi bài viết sau đây của nữ ký giả Ánh Ngọc...

*

Một số người cho rằng từ xưa đến nay, bản chất của người đàn ông là... tham lam, hay đứng núi này trông núi nọ và luôn thấy "vợ ông hàng xóm đẹp hơn vợ mình". Vì thế, nhiều ông cứ thả mồi bắt bóng, hắt hủi vợ con, đến khi biết mình ảo tưởng, cuộc đời bị bầm giập, rách nát mới tìm cách quay về. Nhưng "lá rụng" có "về cội" được không, còn là một vấn đề.

Sống với nhau 10 năm, có hai mặt con vừa trai vừa gái, chúng tôi thực sự chia ngọt sẻ bùi cộng với trăm cay ngàn đắng trong cuộc mưu sinh tạo công danh sự nghiệp. Khi anh trở thành phó giám đốc một công ty may liên doanh, anh bảo tôi nghỉ việc ở nhà lo cho anh và các con. Những tưởng từ đây hạnh phúc sẽ bắt đầu một cách trọn vẹn hơn, bởi không còn phải vật lộn với cơm áo gạo tiền, nào ngờ thảm họa lại xảy ra từ đó...

Cô kế toán trẻ đẹp của công ty suốt ngày dong ruổi cùng anh để ký các hợp đồng và giao nhận hàng đã làm anh mê mệt, không còn nghĩ gì đến vợ con. Anh nói thẳng ra ý muốn ly dị và còn doạ: nếu tôi "biết điều", anh sẽ trợ cấp nuôi con đầy đủ, bằng không thì anh bỏ mặc. Anh nói: Tình đã hết thì cô chẳng còn cách nào giữ chân tôi lại được đâu, đối với tôi cái giấy hôn thú chả có gía trị gì! Mới đầu tôi cũng làm dữ, nên bị anh đánh đập tàn nhẫn, có lần anh còn nắm tóc, dộng đầu tôi vào tường, tôi bị nhức nửa bên đầu kể từ đó đến nay. Ôi, mấy ai biết được mặt trái của người đàn ông lịch sự, có địa vị xã hội ấy là như thế" Cảm thấy bế tắc và tuyệt vọng nhưng làm ầm ĩ thì sợ anh mất việc, vì lúc ấy mẹ con tôi đang sống bám vào anh, tôi đành phải chấp nhận tất cả những yêu sách của anh.

Ngoài tiền trợ cấp của anh, tôi lãnh thêm hàng may gia công, nên mẹ con sống khá đầy đủ. Còn anh, chỉ hai năm sau, công ty tan rã, anh mất việc làm, cô kế toán trẻ đẹp sang làm cho công ty khác, đi với một sếp khác. Anh đành ủ rũ quay về với tôi.

Con tôi rất mừng khi gặp lại cha, phần tôi, mọi lời xin lỗi của anh đều vô nghĩa! Mẹ tôi khóc lóc, khuyên can hàng tháng trời, không lay chuyển được tôi nên bà đổ bệnh. Anh chộp ngay cơ hội, chăm sóc bà cụ suốt thời gian nằm viện... Cơm bưng, nước rót, thức đêm thức hôm. Lần nào vô viện thăm mẹ ốm, cũng thấy anh bơ phờ bên cạnh mẹ mình. Mặt mũi bị muỗi đốt sưng vù, trông thiệt tội nghiệp. Riết rồi tôi cũng cảm động. Vì thế, nên tôi đành chấp nhận sống lại với anh.

Cuộc sống chung bây giờ hoàn toàn gượng ép. Tôi chưa hề cảm thấy hạnh phúc, dù cả hai đều cố gắng! Mỗi lần bàn bạc cùng nhau một điều gì cần có sự thống nhất, tôi cảm thấy vô cùng khó khăn khi quyết định. Thí dụ gần đây anh muốn bán hai căn nhà của anh và của tôi, gộp tiền lại để mua một căn nhà mặt tiền cho tiện kinh doanh (hiện tại chúng tôi phải thuê mặt bằng), tôi thật sự lúng túng. Tôi không còn muốn có chung với anh một cái gì nữa! Dù vẫn là vợ chồng, nhưng trong thâm tâm tôi lúc nào cũng phân biệt rạch ròi những vật sở hữu ấy, và luôn tự lo bảo vệ mình nếu như có bất trắc có thể xảy ra. Tệ nhất là trong quan hệ chăn chiếu vợ chồng, tôi cảm thấy như mình phải chịu đựng một cách khổ sở... Đôi khi bồi hồi nhớ lại khoảng thời gian chia tay, tôi cảm thấy tiếc cuộc sống tự do, thoát khỏi mọi ám ảnh... Rõ ràng là tôi đang chịu đựng cuộc sống gia đình chứ không phải là thụ hưởng, sự chịu đựng không dễ dàng gì nếu như không vì mẹ tôi, vì các con tôi...

Đó là tâm sự của chị Q ở Xóm Mới, Gò Vấp kể về hoàn cảnh tái hợp của vợ chồng chị. Chị Q chỉ mới ngoài 30, nhưng chuyện của chị lại có phần giống với bà Y, nay đã tròn 60 tuổi. 20 năm trước, lúc còn làm ra nhiều tiền, ông bỏ bà và đàn con 6 đứa ở lại căn nhà ở Hóc Môn để theo về nhà vợ bé ở Q4. Cách đây hai năm, ông nghỉ hưu, sau đó lâm một căn bệnh nặng, gia đình bà vợ nhỏ chở vô bệnh viện rồi bỏ ông luôn. Khi điều trị xong ông tự trở về, bà và các con riêng của vợ không cho ông ở đó nữa, nên ông đành ôm túi xách lủi thủi tìm về nhà vợ cũ.

Vật đổi sao dời, nhà cũ của ông bây giờ thuộc Q12 là một quận mới lập đang đô thị hoá, nên ông không nhớ nổi căn nhà của mình ở đâu. Đứng ngay đầu ngõ hỏi đường, cũng chẳng ai nhớ ông là ai, bởi ngày xưa ông là một người đàn ông trung niên cường tráng, phong độ, giờ là một ông già hom hem, hốc hác... Khi ông vào nhà, các con ông oà khóc, ông cũng khóc theo... Người vợ trẻ trung ngày nào cũng tàn tạ theo thời gian, bởi gánh nặng áo cơm cho cả đàn con nhỏ.

Vợ con không nỡ xua đuổi ông, nhưng giờ đây ông như chiếc bóng âm thầm lặng lẽ trong căn nhà, còn bà tham gia công việc xã hội, đi chùa làm công quả để nguôi ngoai. Chẳng bao giờ trông thấy bà vui cười phơi phới như lúc ông chưa trở về. Bà nói ngày ấy cực khổ nhưng lòng thanh thản, còn giờ thì lúc nào cũng cảm thấy nặng nề vì những điều không thể nói. Ông cũng chẳng có chút quyền hành với các con, chúng xem thường ông ra mặt. Còn bà thì chẳng bênh ai, sống chung một mái nhà, mỗi người một cách nghĩ, việc ai người ấy làm, giống như xa lạ... Bà thưòng ở chùa hơn ở nhà, vì còn hai đứa con chưa lập gia đình, nếu không bà đã đi tu, bà hay nói vậy với mọi người.

Trường hợp thứ ba thì cuộc ly dị do cha mẹ chồng bắt buộc, bởi chị M ở Bà Điểm làm dâu không nổi. Cách đây 30 năm, gia đình chồng chị chuyên trồng thuốc lá. Hồi đó thường bắt sâu bằng tay, chị sợ không dám bắt, không chịu đi rẫy mà xin ở nhà buôn bán, thế là bị gia đình chồng đuổi đi. Chị có chồng, anh có vợ khác, nhưng chỉ mình chị có con riêng. Sau đó, hai người cùng ly dị, đều có cuộc sống độc lập một thời gian nên quay về với nhau, bởi tình cũ vẫn còn.

Sống chung mười mấy năm, con cái lớn rồi thì ảnh lại sinh tật nhậu nhẹt, mà mỗi lần say là lôi chuyện cũ ra chửi mắng chị: "Đồ lộn nài bẻ ống, có chồng còn bỏ đi, dâu bất hiếu, cha mẹ chồng không nhờ cậy được gì. Trong một nhà mà ba dòng con, có bao nhiêu tiền bòn rút để dành cho con riêng nên mới nghèo hoài, cất đầu lên không nổi"... Chị im lặng chịu đựng thì thôi, còn nếu chị lên tiếng phân trần thì bị đòn ngay lập tức.

Ngày nào anh cũng uống rượu, nên ngày nào chị cũng bị đòn... Chị đành bỏ nhà đi ra chợ, ban ngày buôn bá, tối ngủ trong chợ không về nữa. Chị nói: "Biết về già, ổng lôi chuyện cũ ra dằn vặt mình như vậy thì hồi đó dứt luôn không thèm trở lại".

Tất nhiên cũng có trường hợp họ đoàn viên và tìm thấy hạnh phúc. Như vợ chồng anh T (Q3), là công nhân một xí nghiệp in, vợ ở nhà buôn bán. Các buổi chiều thay vì về nhà giúp vợ để nuôi ba đứa con, anh lại ghé tạt qua phụ chị Ng bán cháo vịt. Chị Ng là một goá phụ trẻ, có duyên, nên anh T cũng... quên luôn đường về. Lúc đầu vợ anh khuyên can, năn nỉ... thấy không thay đổi được chồng, chị dẫn cả 3 đứa con về quê sinh sống.

Bán cháo vịt được 3 năm, buôn bán ế ẩm, cơm không lành, canh không ngọt, anh T bèn xin nghỉ phép năm, khăn nói lên đường về quê... tìm vợ! Chẳng biết anh có tài thương thuyết ra sao, mà cả vợ chồng con cái bồng bế nhau lên. Vui như ngày hội, anh mở một tiệc nhỏ tại nhà, gọi là "hâm hôn", anh nói: "Đi đâu rồi cũng trở về vũng trâu nằm!". Còn chị thì đầy tự tin: "Kiếm ở đâu được hơn mà chẳng trở về!" Theo chị tiết lộ thì bây giờ anh có vẻ "nể" chị hơn trước, yêu thương, chiều chuộng cũng nhiều hơn... "Kiếm chồng khác cho mình thì dễ, nhưng làm sao bằng cha của các con mình" Thôi thì bỏ qua chuyện cũ cho con cái được nhờ", chị nói như thế với hàng xóm.

"Cóc chết ba năm quay đầu về núi" là câu của anh Th. thợ may giày ở Q12. Khi anh còn là công nhân của xí nghiệp giày da, chị làm tổ hợp mành trúc, tuy nghèo nhưng đầm ấm. Đến lúc có tay nghề cứng, anh nghỉ việc ra Q4 may gia công cho các tiệm giày, thu nhập cao, thì cũng là lúc anh bắt đầu vợ bé con mọn, có khi dẫn về ở hẳn trong nhà (vì đó là nhà cha mẹ anh để lại). Chị không dám hé môi nửa lời, vì anh nói chị chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, nhà của anh nên cho ai ở là quyền của anh!

Không chịu nổi tình cảnh ấy, chị đi thuê nhà ở với bạn cùng làm chung, gửi tiền về cho má chồng nuôi dùm con của chị. 15 năm dài, trải qua bao cuộc tình, anh lại trắng tay, khi ấy, chị quay về. Ai cũng hỏi sao chị lại làm như thế" Chị cười buồn nói: "Mình đâu còn sống cho mình nữa mà phải bận tâm". Tuy vậy, cuộc sống của hai người cũng có vẻ hạnh phúc, bởi cả hai cùng nỗ lực làm ăn, lo cho hai đứa con đang học đại học...

Nhưng hạnh phúc nhất là gia đình bác Sáu C ở Mỹ Hoà, Tân Xuân, Hóc Môn. Là một thầu khoán, bác trai có nhiều vợ bé, mấy dòng con, vậy mà 20 năm sau trở về, bác Sáu gái không một lời trách móc. Trong đám con đứa nào biểu lộ tức tối hay trách móc cha, bác Sáu gái kêu ra dạy liền: "Dầu sao cũng là cha của bây, bây không có quyền nói như vậy. Trách móc hay thù hận ổng là tao nè, tao không nói thì bây không được nói"...

Bác còn khuyên nhủ các con gái và dâu: "Lá rụng cũng về cuội, nước chảy cũng về nguồn, tụi bây khỏi đi đánh ghen, chửi lộn làm chi cho mệt! Thấy ba tụi bây hôn, đi đâu rồi cũng quay về!" Không dám cãi lời mẹ, nhưng các cô con dâu cũng nói nhỏ với nhau: "Hồi còn trẻ, khoẻ, làm ăn phát đạt thì đi nuôi nấng, cung phụng cho người khác, tới lúc mỏi gối chồn chân mới "rụng về cuội" với tấm thân già nua, bệnh hoạn, lại thêm sanh tật già nữa, bắt mình hốt hụi chót! Thôi, tui không ham đâu, có đi được thì đi luôn cho tui khoẻ!"...

Nói gì thì nói lén mà nghe, chứ trước mặt bác Sáu trai thì con, dâu, rể đều nghe lời răm rắp. Bác trai tỏ ra "cưng" bác gái lắm, săn sóc khi bệnh đau, lo cho từng miếng ăn, giấc ngủ, hai ông bà đi đâu cũng đi chung. Trong xóm gọi đó là đôi "vợ chồng son" bởi hai bác cho con cái ra riêng, cất nhà xung quanh, còn căn nhà khang trang ở giữa là của "đôi uyên ương"!

Tha thứ, chấp nhận nối lại tình xưa hay không, là tuỳ theo hoàn cảnh và quan niệm của mỗi người. Thí dụ đối với một người phụ nữ quen sự nhịn nhục hoặc chịu nhiều ảnh hưởng của nền giáo dục cũ, thì sẽ dễ tha thứ, chấp nhận sự quay trở về của người chồng hơn những phụ nữ có bản tính cứng rắng, quen sống tự lập và chịu ảnh hưởng quan niệm mới "gương vỡ khó lành". Và khi sống chung trở lại, cuộc sống của họ có được hạnh phúc hay không, còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố: người chồng có thực tâm hối cải, có dốc lòng dốc sức cùng vợ gánh vác trách nhiệm, tạo dựng lại hạnh phúc gia đình.

Tuy nhiên, dẫu có được tha thứ, các ông cũng nên nhớ rằng mảnh áo vá bao giờ cũng dễ rách lại hơn là một tấm áo lành, và muốn vá lại tấm áo hạnh phúc, người ta phải rất kiên trì và quyết tâm. Mặt khác, cũng đừng đòi hỏi hoặc so sánh vì sao vợ con đối với mình không bằng như xưa. Đó là cái giá phải trả cho những người "tay chót nhúng chàm".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.