Hôm nay,  

Thầy Trí Lực Được Đi Tị Nạn; Csvn Tự Khen

25/06/200400:00:00(Xem: 5027)
NEW YORK/HANOI -- Theo bản tin của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, một Phật Tử VN nguyên bị bắt cóc từ Cam Bốt và bị đưa về VN năm 2002, đã được phép rời VN sang Thụy Điển.
Cựu tăng sĩ Trí Lực có thế danh là Phạm Văn Tưởng, là 1 tị nạn được LHQ công nhận khi thầy bị bắt cóc bởi các điệp viên CSVN và Cam Bốt ở Cam Bốt và đưa về VN, nơi thầy bị giam gần 2 năm.
“Khi một Phật Tử thuần thành bị buộc lưu vong để giữ tín ngưỡng một cách an toàn, hiển nhiên VN không muốn bao dung bất kỳ suy nghĩ hay định chế độc lập nào,” theo lời Sam Zarifi, phó giám đốc Phân Bộ về Á Châu của Hội Quan Sát Nhân Quyếàn. “Ít nhất thì thầy an toàn và xa lìa hiểm họa bị bắt giam vì tín ngưỡng.”
Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết cựu tăng sĩ Thích Trí Lực đã rời Việt Nam hôm thứ ba và đang ở Thụy Điển với vợ và con nhỏ. Thầy nhiều năm bị bức bách, và đã trở về đời sống thế tục từ nhiều năm, nên đã lập gia đình trước khi tị nạn.
Cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, 50 tuổi, đã bị giam từ 1992 tới 1993 mà không ra tòa trong 10 tháng tại VN vì kêu gọi tự do tôn giáo. Thầy bị bắt lần nữa vào tháng 11-1994 với nhiều vị sư và cư sĩ vì tham gia cứu lụt Miền Tây không giấy phép. Tháng 8-1995, thầy bị án 2 năm rưỡi cộng thêm 5 năm quản chế vì “lợi dụng các quyền dân chủ và tự do để làm thiệt hại cho nhà nước, xã hội và các công dân.” Giữa các thời kỳ bị tù, thầy bị quản chế tại gia, bị hạch sách, bị giam ngắn hạn và bị tước các quyền căn bản và còn bị đuổi ra khỏi chùa.
Sau khi trốn sang Cam Bốt, thầy được quy chế tị nạn từ Cao Ủy LHQ từ tháng 6-2002. Vào ngày 25-7-2002, thầy bị bắt cóc bở công an CSVN và Cam Bốt và bị đưa về VN.

Việc Hà Nội cho thầy ra hải ngoại cũng là một nhượng bộ trước áp lực quốc tế.
Điều bi hài là ngay ngày hôm sau, trên một trang báo của nhà nước, chính phủ Hà Nội nói rằng chế độ lúc nào cũng tôn trọng tự do tôn giáo. Nguyên văn bản tin này viết như sau:
"Pháp luật VN tạo điều kiện cho tôn giáo hành đạo"
(VietNamNet)- "Việc ban hành Pháp lệnh về tôn giáo tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôn giáo hành đạo và cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói.
Trả lời hãng tin Reuters về việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Pháp lệnh về tôn giáo hôm 18/8, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Hiện nay các thủ tục hành chính đang được hoàn thiện để sớm ban hành Pháp lệnh. Theo tôi được biết Pháp lệnh này bao gồm 6 chương 41 điều và là văn bản tôn giáo có giá trị cao nhất quy định cụ thể các hoạt động tôn giáo của giáo dân Việt Nam phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước".
Ông Lê Dũng cũng khẳng định lại Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Việt Nam. Mọi tôn giáo và tổ chức giáo hội có tôn chỉ mục đích và và đường lối hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật pháp Việt Nam thì đều được phép hoạt động.“
Các quan sát viên nhắc rằng, mới vài hôm trước, trong bản tin ngày 19-6 về Pháp Lệnh Tôn Giáo có ghi rằng chính phủ CSVN đã quyết định “cấm truyền đạo qua Internet, cấm truyền đạo tại nhà...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Thật là đau lòng trước cái chết vô cùng tức tưởi, đau đớn, thê thảm của 39 người trong chiếc xe vận tải hàng tại Anh, nhất là tất cả đều là người Việt Nam, xuất phát từ đất mẹ dấu yêu bất cứ từ đâu.
Mặc dù thứ bảy 2/11/2019 vừa qua mưa tầm tã nhưng vẫn có hơn 100 bà con tham dự buổi gây quỹ tương trợ 48 tù nhân yêu nước bị tù vì biểu tình chống cộng sản thông qua “Luật Đặc Khu 99 Năm” tổ chức tại Đền Thờ Quốc Tổ, Melbourne, Úc châu.
Ngày 9 tháng 11 năm 1989 chắc chắn trong ký ức - với những người đã ở đó. Trong thời gian qua, một thế hệ đã trưởng thành mà không tự mình trải qua sự sụp đổ của Bức tường. Cho ngày kỷ niệm, bây giờ thủ đô Berlin nhìn lại và mong chờ (nach vorn geblickt/ looked forward).
Thứ Ba, ngày 5 tháng 11/2019, mình thăm chùa Senso-ji, thờ Đức Quan Thế Âm, tại Tokyo, Nhật Bản.
Tổng kết chương trình: Đồng Hành Cùng Trần Huỳnh Duy Thức và Các Tù Nhân Lương Tâm, vào ngày 2 tháng 11, 2019 tại San Diego, California.
Ai có quyền xây dựng trái phép, nếu không dựa vào thế lực cán bộ lãnh đạo địa phương. Nhiều người vẫn còn nhớ chuyện hồi năm 2016, khi một người dân dựng lên chòi cây nuôi vịt trên đất của gia đình, công an Huyện Bình Chánh (Sài Gòn) lập tức buộc gỡ bỏ, vì là xây dựng trái phép, và đã “xâm phạm đến tình hình trật tự quản lý đô thị, phá vỡ quy hoạch tổng thể chung của địa phương”…
Khoảng đầu tháng 11/2019, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei quyết định không bãi bỏ lệnh cấm đàm phán với "kẻ thù" Mỹ.
LA PAZ - Phong trào chống chính quyền tại Bolivia được TT Morales khuyến cáo “chớ bạo động gây đổ máu” và hô hào quân đội hậu thuẫn.
KIEV - Giai đoạn cuối trong thương lượng tái lập hòa bình tại Ukraine vấp phải trở ngại thực tế vào phút chót: 2 phe đối đầu không thuận rút quân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.