Hôm nay,  

Thầy Trí Lực Được Đi Tị Nạn; Csvn Tự Khen

25/06/200400:00:00(Xem: 4946)
NEW YORK/HANOI -- Theo bản tin của tổ chức Quan Sát Nhân Quyền, cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, một Phật Tử VN nguyên bị bắt cóc từ Cam Bốt và bị đưa về VN năm 2002, đã được phép rời VN sang Thụy Điển.
Cựu tăng sĩ Trí Lực có thế danh là Phạm Văn Tưởng, là 1 tị nạn được LHQ công nhận khi thầy bị bắt cóc bởi các điệp viên CSVN và Cam Bốt ở Cam Bốt và đưa về VN, nơi thầy bị giam gần 2 năm.
“Khi một Phật Tử thuần thành bị buộc lưu vong để giữ tín ngưỡng một cách an toàn, hiển nhiên VN không muốn bao dung bất kỳ suy nghĩ hay định chế độc lập nào,” theo lời Sam Zarifi, phó giám đốc Phân Bộ về Á Châu của Hội Quan Sát Nhân Quyếàn. “Ít nhất thì thầy an toàn và xa lìa hiểm họa bị bắt giam vì tín ngưỡng.”
Các giới chức Liên Hiệp Quốc cho biết cựu tăng sĩ Thích Trí Lực đã rời Việt Nam hôm thứ ba và đang ở Thụy Điển với vợ và con nhỏ. Thầy nhiều năm bị bức bách, và đã trở về đời sống thế tục từ nhiều năm, nên đã lập gia đình trước khi tị nạn.
Cựu tăng sĩ Thích Trí Lực, 50 tuổi, đã bị giam từ 1992 tới 1993 mà không ra tòa trong 10 tháng tại VN vì kêu gọi tự do tôn giáo. Thầy bị bắt lần nữa vào tháng 11-1994 với nhiều vị sư và cư sĩ vì tham gia cứu lụt Miền Tây không giấy phép. Tháng 8-1995, thầy bị án 2 năm rưỡi cộng thêm 5 năm quản chế vì “lợi dụng các quyền dân chủ và tự do để làm thiệt hại cho nhà nước, xã hội và các công dân.” Giữa các thời kỳ bị tù, thầy bị quản chế tại gia, bị hạch sách, bị giam ngắn hạn và bị tước các quyền căn bản và còn bị đuổi ra khỏi chùa.
Sau khi trốn sang Cam Bốt, thầy được quy chế tị nạn từ Cao Ủy LHQ từ tháng 6-2002. Vào ngày 25-7-2002, thầy bị bắt cóc bở công an CSVN và Cam Bốt và bị đưa về VN.

Việc Hà Nội cho thầy ra hải ngoại cũng là một nhượng bộ trước áp lực quốc tế.
Điều bi hài là ngay ngày hôm sau, trên một trang báo của nhà nước, chính phủ Hà Nội nói rằng chế độ lúc nào cũng tôn trọng tự do tôn giáo. Nguyên văn bản tin này viết như sau:
"Pháp luật VN tạo điều kiện cho tôn giáo hành đạo"
(VietNamNet)- "Việc ban hành Pháp lệnh về tôn giáo tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tôn giáo hành đạo và cũng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng nói.
Trả lời hãng tin Reuters về việc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vừa thông qua Pháp lệnh về tôn giáo hôm 18/8, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết: "Hiện nay các thủ tục hành chính đang được hoàn thiện để sớm ban hành Pháp lệnh. Theo tôi được biết Pháp lệnh này bao gồm 6 chương 41 điều và là văn bản tôn giáo có giá trị cao nhất quy định cụ thể các hoạt động tôn giáo của giáo dân Việt Nam phù hợp với đường lối, chính sách của Nhà nước".
Ông Lê Dũng cũng khẳng định lại Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của mọi công dân Việt Nam. Mọi tôn giáo và tổ chức giáo hội có tôn chỉ mục đích và và đường lối hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với Luật pháp Việt Nam thì đều được phép hoạt động.“
Các quan sát viên nhắc rằng, mới vài hôm trước, trong bản tin ngày 19-6 về Pháp Lệnh Tôn Giáo có ghi rằng chính phủ CSVN đã quyết định “cấm truyền đạo qua Internet, cấm truyền đạo tại nhà...”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
3 người đàn ông bị tù gần 36 năm đã được trả tự do khi nghi án giết 1 vị thành niên được xét lại - các nghi can bị tuyên án chung thân năm 1984 là Al-fred Chestnut, Ranson Watkins và Andrew Stewart.
H: Tôi tiếp tục nghe thấy thông tin là tôi cần phải có ID mới để có thể đi máy bay vào năm tới. REAL ID là gì mà tôi liên tục được nghe thấy vậy? Đ: REAL ID là thế hệ nhận dạng tiếp theo được công nhận trên toàn hạt. Kể từ ngày 1 tháng 10 năm 2020, bạn sẽ cần phải có ID REAL để lên các chuyến bay nội địa
Đã có những thông tin về việc Intel lên kế hoạch tích hợp 5G vào nền tảng chip xử lý máy tính của hãng.
Khoảng cuối tháng 11/2019, tiểu bang Texas của Mỹ đã đạt được thỏa thuận với nhà mạng T-Mobile và đồng ý rút đơn ngăn cản việc sáp nhập của 2 nhà mạng T-Mobile và Sprint.
do chương trình ACUS-TV tổ chức và Hội đồng Huynh trưởng Nghĩa Sinh bảo trợ: -- tại hội trường Khách sạn Sheraton Chicago O’Hare ngày 17/11/2019
Hồng Kông bầu cử vừa xong, các ứng cử viên khuynh hướng dân chủ thắng lớn, trong khi phe thân Bắc Kinh thua thê thảm. Bầu cử này còn được xem như trưng cầu dân ý để xem đa số người dân đứng về phía những người biểu tình đòi dân chủ trong nửa năm qua hay không.
GENEVA - Tổ chức khí tượng thế giới WMO báo tin: hiệu ứng nhà kính năm 2018 gây biến đổi khí hậu ghi kỷ lục mới, với mức tăng trung bình hàng năm vượt trội trong 10 năm, và làm tăng tốc thiệt hại môi trường.
LONDON - Cựu Thủ Tướng Tony Blair nhận xét hôm 25/11: trong tình hình xáo trộn hơn 3 năm sau trưng cầu dân ý Brexit, đảng Lao Động của ông và đảng Bảo Thủ của Thủ Tướng Boris Johnson không xứng đáng thắng tổng tuyển cử ngày 12-12.
KHÁM ĐƯỜNG BELMARSH - Tin từ Anh: tài xế Maurice Robinson 25 tuổi đã nhận tội tiếp tay di dân xâm nhập vương quốc Anh từ đầu Tháng 5-2018 đến ngày 24-10-2019.
BERLIN - Ngoại trưởng Đức hô hào chính quyền Trung Cộng cho phép thanh tra nhân quyền LHQ quan sát trại tập trung dân thiểu số Uighur tại tỉnh Xinjiang.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.