Hôm nay,  

Ảnh hưởng của thời thế trong thơ Vũ Hoàng Chương

03/12/201907:04:00(Xem: 5424)

Ảnh hưởng của thời thế trong thơ Vũ Hoàng Chương

T
rần Từ Mai

 
 Thi sĩ Vũ Hoàng Chương mở đầu tập thơ Rừng Phong (Sàigòn : nxb Phạm Văn Tươi, 1954) bằng bài “Nguyện cầu.” Trong bài ấy, ông đã viết:
        Ta van cát bụi trên đường
        Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này
        Để ta tròn một kiếp say
        Cao xanh liều một cánh tay níu trời.

blankPhoto by Lê Văn Tư 
  
Tới đây, trong bản in đầu tiên của Rừng Phong, ông viết:
        Nói chi thua được với đời
        Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu …
Sáu năm sau, khi lại in bài ấy vào thi tập Cảm Thông (Sàigòn, 1960), ông đổi lại hai câu:
        Để ta tròn một kiếp say
        Cao xanh liều một cánh tay níu trời
        Thơ ta chẳng viết cho đời
        Không vang nhịp khóc dây cười nào đâu.
        Tâm hương đốt nén linh sầu
        Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi…
Thi sĩ như muốn nói, thơ của ông không phải là những tiếng cười nhịp khóc viết cho thế gian (không phải loại thơ “thương vay khóc mướn”), mà chỉ là nén tâm hương của một người “nhớ Quê” đốt lên để cầu nguyện.
Trong cuốn Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Sàigòn : Nam Chi Tùng Thư, 1970), họa sĩ Tạ Tỵ, một người bạn văn nghệ chí thân của thi sĩ Vũ Hoàng Chương từ năm 1943, một người tự thú là mê thơ VHC đến độ “thuộc hết tập Mây lúc nào không hay,” gọi thơ Vũ Hoàng Chương là “tiếng thở dài của phương Đông trầm mặc.”
Khởi từ mối tình đầu tan vỡ:
        Yêu sai lỡ để mang sầu trọn kiếp
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương đau buồn trong nhiều năm, rồi nhìn ra một xã hội với nhiều điểm yếu kém trong một đất nước đang bị đô hộ, ông có thái độ bi quan:
        Ôi lòng ta sao buồn không nguôi
        Niềm u uất dâng cao hề tháng ngày trôi xuôi
        Há vì cơm áo chẳng no lành
        Há vì đời không ai mắt xanh
        Nhớ thuở xưa chưa có ta hề đường đi thênh thênh
        Kịp tới khi có ta hề chông gai mông mênh…
                        (“Túy hậu cuồng ngâm”—Mây)
       
Ông băn khoăn về ý nghĩa của cuộc đời:
        Trải mấy hoang mang tìm kiếm
        Lòng sao khát mãi chưa vừa
        Đôi lẽ Có Không màu nhiệm
        Đêm đêm ta hỏi người xưa.
        Đuốc kim cổ, đây lòng ta thành kính
        Hội trầm luân cùng ý thức Huyền Vi
        Mà sáu nẻo hôn mê còn chửa định
        Ta về đâu? Kìa Ngươi đến làm chi?
        Phải chăng muôn kiếp nặng nề
        Từ Hư Không tới, lại về Không Hư
        Lẽ nào mộng cả thôi ư?
        Người ơi! giọt bể chứa dư tang điền.
                        (“Bài ca siêu thoát”—Rừng Phong)
Ông từng mơ một lối sống thoát tục:
        Nhổ neo rồi thuyền ơi xin mặc sóng
        Xô về Đông hay giạt tới phương Đoài
        Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng
        Lòng cô đơn cay đắng họa dần vơi
        Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa
Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh
Bể vô tận xá gì phương hướng nữa
Thuyền ơi thuyền, theo gió hãy lênh đênh.
        Lũ chúng ta đầu thai lầm thế kỷ
Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạc không dung hồn giản dị
Thuyền ơi thuyền, xin ghé bến hoang sơ …
                        (“Phương xa”—Thơ Say)
Trong “Đào hoa nguyên ký” (bài ghi chép về chuyện “Nguồn hoa đào”), nhà văn Đào Tiềm (365-427) đời Đông Tấn kể lại rằng: Trong niên hiệu Thái Nguyên của vua Hiếu Vũ đế (376-396), có một người đánh cá ở Vũ Lăng (nay là tên một quận của tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa) đi ngược theo dòng khe khá xa, bỗng gặp một rừng hoa đào rất đẹp mọc sát bờ. Người ấy cho thuyền tiến thêm thì thấy hết rừng đào là một ngọn núi. Núi có hang nhỏ, mờ mờ như có ánh sáng. Người ấy bèn rời thuyền, theo cửa hang tiến vào. Lúc đầu hang rất hẹp, nhưng sau mở rộng ra, sáng sủa. Vào sâu bên trong thấy có nhà cửa tề chỉnh, dân cư sống vui vẻ. Hỏi ra mới biết tổ tiên của những người ấy trốn loạn đời Tần, đưa vợ con, thân quyến tìm tới nơi hiểm trở xa xăm này, rồi không muốn trở ra nữa. Họ “không biết là có đời Hán, nói chi đến đời Ngụy, đời Tấn.”Người đánh cá được cư dân trong động mời về nhà chơi, vui vẻ thết đãi suốt mấy ngày. Khi từ biệt ra về, có người căn dặn, “Đừng kể cho người ngoài hay làm gì.” Sau khi về, người ấy đến quận trình với quan Thái thú. Quan cho lệnh trở lại để tìm nhưng dấu vết đã mờ, không nhận ra đường cũ nữa.
Trong bài “Đào nguyên lạc lối” (Mây, từ trang 75), thi sĩ Vũ Hoàng Chương tóm lược lại câu chuyện ấy:
        Ven giải Đào nguyên buộc thuyền cửa động
        Dấn bước xem trời mở cuối hang sâu
        Ôi thời gian sông núi vẫn tươi màu
        Thuở Tần loạn xưa kia tìm trốn tránh
        Dắt díu nhau lạc vào nơi tuyệt cảnh
        Mươi lăm nhà riêng chiếm một Thiên thai
        Nỗi hưng vong chi xá việc bên ngoài.
Ông ao ước tới được chốn đó:
        Ôi lòng ta khao khát tới Đào nguyên.
Nhưng trên thực tế, Vũ Hoàng Chương đã không trốn được cuộc đời và việc đời. Thơ của ông vẫn bị thời thế chi phối một cách rõ nét. Vốn giàu tình cảm, thi sĩ Vũ Hoàng Chương luôn luôn tha thiết với người và với đời.
TỪ KHI CÒN TRẺ TỚI NĂM 1945 (khi Vũ Hoàng Chương được 30 tuổi)
Vũ Hoàng Chương cho biết ông sáng tác bài “Trả ta sông núi” (năm 1944, khi ông 29 tuổi) là do lời yêu cầu của Thế Lữ, người đang điều khiển ban kịch Anh Vũ và cần một bài khai từ cho vở kịch “Nguyễn Thái Học” sắp được trình diễn. Tuy nhiên, sự việc ông – ngay sau khi được yêu cầu -- phấn khởi thức suốt đêm, “sáng lúc nào không hay,” để hoàn tất một bài trường thi dài 120 câu với nhiều đoạn thật hứng khởi, đầy cảm động về những gương tranh đấu trong lịch sử dân tộc, cho ta thấy ông vẫn quan tâm đến đất nước, sẵn sàng góp tiếng nói trong việc tranh đấu cho nước nhà thoát cảnh bị đô hộ:
        Cửa HàmTử vắng teo vết Cáo,
Bến ChươngDương cướp giáo quân thù.
Trận Đà Mạc dẫu rằng thua,
Làm Nam quỷ, chẳng làm vua Bắc đình.
Chém kiêu tướng đồn binh TâyKết,
Triều Phú Lương gầm thét giang tân
"Phá cường địch báo hoàng ân"
Trẻ thơ giòng máu họ Trần cũng sôi.
Kìa trận đánh bèo trôi sóng dập,
Sông BạchĐằng thây lấp xương khô
Những ai qua lại bây giờ,
Nghe hơi gió thoảng còn ngờ quân reo.
hay:
       
Chống ngoại địch gươm mài quyết chiến,
Voi QuangTrung thẳng tiến kinh kỳ;
Phá Thanh binh trận Thanh Trì,
Sông Hồng khoảnh khắc lâm ly máu hồng.
Núi rậy sấm cho Sông lòe chớp,
Cờ TâySơn bay rợp BắcHà
Xác thù xây ngất Đống Đa
 Bụi trường chinh hãy còn pha chiến bào.
Tinh thần độc lập nêu cao,
Sài lang kia, Núi Sông nào của ngươi?
Ông kết thúc bản trường thi bằng một lời kêu gọi:
Ôi! Việt sử là tranh đấu sử
Trước đến sau cầm cự nào ngơi
Tinh thần cách mạng sáng ngời
Bao người ngã, lại bao người đứng lên.
Ngày nay muốn Sông bền Núi vững
Phải làm sao cho xứng người xưa
Yêu nòi giống hiểu thời cơ
Bốn phương một ý phụng thờ Giang sơn
Đùng lo yếu, hãy chung hờn
Cần câu đánh giặc từng hơn giáo dài.
Chúng ta có thể nói: thi sĩ Vũ Hoàng Chương vẫn luôn luôn quan tâm đến đất nước.
 
GIAI ĐOẠN 1945-1949
Các tài liệu về Vũ Hoàng Chương đều cho biết là trong giai đoạn này ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948.
Tập thơ này hiện vẫn chưa tìm ra. Chúng tôi mới sưu tầm được hai bài...
 
Xin mời xem tiếp:  http://tranhuybich.blogspot.com/
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bộ trưởng quốc phòng Nam Han, Jeong Kyeong-doo và đồng nhiệm Trung Quốc, Ngụy Phượng Hòa đã đồng ý thiết lập thêm những đường dây nóng quân sự giữa hai nước và chuẩn bị cho chuyến công du của bộ trưởng Jeong đến Trung Quốc vào năm 2020.
Ánh nắng chiều đã tắt nhưng tôi vẫn như cảm nhận được cái nóng hừng hực qua cung cách vén ống tay áo để lau mồ hôi trán của người tưới cỏ.
Công Ty Disneyland sẽ chính thức tham dự cuộc Diễn Hành Tết tại Westminster với sự góp mặt của nhiều nhân vật trong đó có Mickey và Mini Mouse.
Thương vụ bán hàng trên mạng tại Hoa Kỳ Ngày Lễ Tạ Ơn đã tăng vọt 17$ tới 4.1 tỉ đôla, theo Salesforce cho biết. Doanh thu bán hàng mạng trên toàn cầu đã tăng còn nhanh hơn.
2 du khách của chiếc du thuyền Carnival Cruise Line đã chdết trong một xe buýt trong thời gian một tua độc lập tại Belize hôm Thứ Tư.
Thủ Tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết hôm Thứ Sáu rằng ông sẽ từ chức theo sau nhiều tuần lễ biểu tình bạo động và lời kêu gọi ông ra đi bởi nhà lãnh đạo tôn giáo hàng đầu quốc gia của phái Hồi Giáo Shia.
2 phi đạn được Bắc Hàn phóng đi hôm Thứ Năm “được cho là bắn từ một bệ phóng phi đạn nòng siêu lớn,” theo các viên chức quân sự Nam Hàn cho biết.
Cảnh sát Anh đã bắn chết một người tấn công khủng bố hôm Thứ Sáu tại Cầu London -- một sự kiện đau lòng đã khiến ít nhất một người vô tội thiệt mạng và một số người khác bị thương xung quanh con đường trọng yếu là nơi xảy ra vụ tấn công Hồi Giáo chết người chỉ hơn hai năm trước.
Trấn Cảnh Đồng nằm bên bờ sông Liễu Hạ, xinh đẹp như cảnh thiên thai ở chốn trần gian. Khách thương hồ đến đi mua bán quanh năm. Khách du thanh tú lịch lãm cũng dập dìu trẩy hội…
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.