Hôm nay,  

31 Db Âu Châu Đòi Vn Thả 2 Ht Huyền Quang, Quảng Độ

20/03/200300:00:00(Xem: 3725)
PARIS -- Bản tin sau đây được gửi từ Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế tại Paris.
THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 19.3.2003
Đài Á châu Tự do đã phỏng vấn Dân biểu Quốc hội Âu châu ký tên đòi trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ và viết bài về Hiện tình Phật giáo miền Bắc
Tuần lễ vừa qua, hầu hết các Đài Quốc tế có chương trình Việt ngữ phát thanh về Việt Nam, như BBC, Đài Á châu Tự do, RFI, VOA... đều loan tải rộng rãi các biến cố Phật giáo kể từ khi Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang đến Hà Nội giải phẫu. Riêng trên Đài Á châu Tự do có hai chương trình đặc biệt đào sâu vấn đề Phật giáo : Ngày 17.3.03, phát bài "Hiện tình Phật giáo miền Bắc" của Trần Phổ Minh trong chương trình buổi sáng lúc 6 giờ 30 (giờ Việt Nam), qua ngày 19.3.03 ký giả Ỷ Lan phỏng vấn 3 Dân biểu Quốc hội Âu châu - ông Bernd Posselt, bà Patricia McKenna và ông Matti Wuori - để tìm hiểu vì sao Quốc hội Âu châu đã tận tình quan tâm đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất qua yêu sách đòi Hà Nội trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, đề xuất việc Phái đoàn Quốc hội Âu châu về Việt Nam thăm viếng nhị vị Hòa thượng. Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế xin ghi chép lại hai tài liệu này để cung cấp cho các cơ quan truyền thông, báo chí và đồng bào trong cộng đồng hải ngoại.
Hiện tình Phật giáo miền Bắc (Đài Á châu Tự do phát thanh ngày 17.3.2003)
Vừa qua một sự kiện Phật giáo tại Việt Nam đáng lưu tâm, đấy là việc Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ra Hà Nội giải phẫu. Sau 21 năm bị quản thúc tại quận Nghĩa Hành ở Quảng Ngãi, không được bước ra nửa bước khỏi nơi tù đày. Công an bao vây, canh gác. Thế mà nay lại được cơ quan công quyền chỉ định ra Hà Nội chữa bệnh. Sự kiện này đang trở thành biến cố.
Dù các bác sĩ ở bệnh viện Quảng Ngãi đề xuất nên vào Saigon giải phẫu, ý Hòa thượng Huyền Quang cũng muốn thế. Nhưng nhà cầm quyền cộng sản không chấp thuận, lại chỉ định chữa trị ở Hà Nội, và phải viết giấy cam đoan trở về nơi quản thúc ở Quảng Ngãi sau khi xong việc. Điều này nói lên một sự thực, là Đại lão Hòa thượng Xử lý Viện Tăng Thống, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vẫn ở trong tình trạng tù đày, quản chế kể từ năm 1982. Trái với lời tuyên bố thường xuyên của Nhà cầm quyền Hà Nội tại LHQ hay với các chính phủ Âu Mỹ, rằng Hòa thượng không hề bị bắt giữ và vẫn tự do sinh hoạt động tôn giáo tại Quảng Ngãi.
Thế rồi Hòa thượng đi Hà Nội. Đương nhiên là do áp lực quốc tế ngày càng rộng khắp và mạnh mẽ đòi hỏi trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ, nên nhà cầm quyền Hà Nội không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước tình trạng sức khỏe trầm trọng của Đại lão Hòa thượng. Như vậy, chúng ta có thể rút ngay một lời kết luận: Cuộc tranh đấu kiên trì trên lĩnh vực quốc tế của người Việt hải ngoại là cần thiết, quan trọng và hữu hiệu trong việc giải thoát các tù nhân vì lương thức, tù nhân chính trị, tù nhân vì bất đồng chính kiến tại Việt Nam. Giải thoát họ là cứu sống những mạng người trước những chủ trương tiêu diệt con người. Cứu sống những mạng người như thế, cũng là cứu sống Quyền con người, Quyền dân sự, làm nền tảng cho việc thiết lập một xã hội dân chủ.
Sự có mặt của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Hà nội hé mở cho khách bàng quan nhìn rõ vào hiện tình Phật giáo tại miền Bắc, mà lâu nay ít ai biết tới. Trong cuộc điện đàm với cơ sở Phật giáo của Giáo hội ở Paris, Hòa thượng cho biết : "Ở trong Nam chúng ta không biết gì nhiều về Phật tử ở miền Bắc. Nhưng trái lại ở miền Bắc, Phật tử theo dõi, trông chờ và hiểu biết rất nhiều về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng ta". Có một vị cư sĩ ở Hà Nội đến thăm, ông đọc thuộc lòng cho Hòa thượng nghe các văn kiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, các Thông điệp, như Thông điệp Xuân, Thông điệp Phật Đản, Thông điệp Vu Lan, v.v... của nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Vị cư sĩ này còn nhận xét với Hòa thượng là, "Phật giáo ở trong Nam phát triển và hùng lực quá, ngoài Bắc chúng con không được như vậy!"
Nhìn về quá khứ, hai điều cần biết để hiểu thêm về Phật giáo ở phía Bắc đất nước :
Thứ nhất là, Phật giáo du nhập Việt Nam từ 2000 năm qua, Giao châu, Thăng Long là cái nôi của Phật giáo Việt Nam. Cho nên, khối lượng Phật giáo đồ cơ bản ở miền Bắc rất đông.
Thứ hai là, trước khi đất nước ta bị Hiệp định Genève năm 54 chia cắt, thì Phật giáo là một khối thống nhất từ Bắc chí Nam. Năm 1951, có cuộc Hội nghị thống nhất Phật giáo tại chùa Từ Đàm ở Huế, quy tụ 6 tập đoàn Tăng Ni và Cư sĩ Phật giáo ba miền Bắc, Trung, Nam, để thành lập tổ chức Phật giáo toàn quốc gọi là "Tổng hội Phật giáo Việt Nam". Thời ấy, dụ số 10 của ông Bảo Đại không công nhận Phật giáo như một giáo hội tôn giáo, vì Phật giáo bị xem như một hội đoàn, như hội đoàn thể thao, hội đoàn đua ngựa không hơn không kém. Cho đến khi cuộc tranh đấu cho tự do tín ngưỡng của Phật giáo đồ năm 1963 thành công, thì Dụ này mới bị hủy bỏ. Từ đó Phật giáo mới được mang danh xưng truyền thống của một "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất" và phát triển mạnh mẽ trong tất cả các giới, các cơ cấu xã hội tại miền Nam cũ.
Trái lại ở miền Bắc, thì khi chính quyền cộng sản tiếp thu và thiết lập sau Hiệp định Genève năm 54, thì tổ chức "Tổng hội Phật giáo Việt Nam" bị giải thể. Qua năm 1957, Đảng cho thành lập "Hội Phật giáo Thống nhất" (lại Hội chứ không là Giáo hội, vô hình trung quy chiếu theo Dụ số 10 của thời thực dân) để làm công cụ chính trị, tạo tiền đề cho tổ chức Phật giáo Quốc doanh sau này. Từ đó sinh hoạt tôn giáo của Phật giáo miền Bắc trì trệ, tiêu vong.
Mấy năm vừa qua, Phật giáo miền Bắc mới bắt đầu lấy lại sinh khí, nhờ được tiếp xúc với khối Phật giáo ở Miền Nam. Một ví dụ điển hình, là vào tháng 7 năm 2000 khi Nhà nước dự tính cưỡng chiếm Chùa Một Cột, thì chư Tăng và Phật tử ở Hà Nội đã phản ứng kịch liệt, Các Hòa thượng, Thượng tọa trụ trì Chùa Một Cột viết thư gửi Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, xin can thiệp. Dù chưa có quan hệ hữu cơ giữa Phật giáo hai miền, thế nhưng Phật giáo miền Bắc vẫn tin tưởng vào uy tín và sự lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Năm ấy, Viện Hóa Đạo liền mở cuộc vận động quốc tế, đưa đến kết quả là chư Tăng không bị trục xuất và Chùa Một Cột không bị quốc doanh hóa.
Trong mặt quần chúng Phật giáo thì như thế, song trên mặt tổ chức do Đảng và Nhà nước điều hành, thì chưa có phát triển hay tiến bộ gì. Điều này có thể thấy rõ qua kỳ Đại hội Phật giáo của Nhà nước lần thứ 5 tại Hà Nội hồi tháng 12.2002. Tại đây người ta chỉ nghe được các báo cáo sinh hoạt và Phật sự ở các tỉnh ở phía Nam. Tuyệt nhiên chẳng có báo cáo gì phấn khởi tại miền Bắc. Một sự kiện khá tiêu biểu khác, là trong cuốn "Niên giám Giáo hội Phật giáo Việt Nam" do Nhà xuất bản Tôn giáo in ở Hà Nội năm 2000, ta chỉ thấy các cơ sở, chùa chiền Phật giáo ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai ra đến Khánh Hòa, Bình Định và Tây nguyên. Không có dấu vết cơ sở hay chùa viện nào ở các tỉnh phía Bắc.
Mấy ví dụ như thế đủ để kết luận rằng, chế độ độc tài toàn trị ở đâu, tôn giáo ở đó bị tiêu diệt, ở đó đạo lý và truyền thống dân tộc bị suy đồi. Cho nên, một dấu hiệu đáng mừng khi ta nghe Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang nói rằng : "Ra đi chữa bệnh, tưởng thui thủi một mình nơi đất lạ, không ngờ tinh thần Phật tử đất Bắc rất cao đối với Thầy Tổ của Giáo hội. Nhất là sự kiện họ chú tâm theo dõi, đọc sách Phật giáo trước tác ở miền Nam, học thuộc lòng các văn kiện, Thông điệp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất".
Do đó, khách bàng quang bỗng lóe lên chút hy vọng là Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ lợi dụng sự có mặt ở Hà Nội của Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang mà gặp gỡ tìm hiểu về nền Phật giáo đích thực của dân tộc, để biến chính sách đàn áp tôn giáo thành chính sách tôn trọng tự do sinh hoạt tôn giáo và phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Có như thế, may ra mới chận đứng cuộc suy đồi đạo lý, cản ngăn các tệ nạn xã hội, để chữa trị từ gốc cho công cuộc tân kiến thiết quốc gia.
Trần Phổ Minh
Ký giả Ỷ Lan phỏng vấn 3 Dân biểu Quốc hội Âu châu ký tên chung với 31 Dân biểu đòi trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ
(Đài Á châu Tự do phát thanh ngày 19.3.2003)
Toàn thế giới đang ngước nhìn về Irak và chờ đợi cuộc chiến tranh chưa biết xẩy ra giờ nào. Tuy nhiên, sự kiện này không có nghĩa là chính giới Tây phương quên lãng vấn đề Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói riêng. Tuần trước, Phái đoàn Liên hiệp Âu châu và đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã đến thăm Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang tại bệnh viện K. Tiếp theo còn có cuộc họp cấp cao giữa Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Phái đoàn Liên hiệp Âu châu ngay giữa thủ đô Hà Nội. Điều chưa hề xẩy ra từ 28 năm qua. Phía Liên hiệp Âu châu do Đại sứ Fréderic Baron cầm đầu cùng với đại diện các Đại sứ quán Anh, Áo, Hòa Lan, Pháp, Phần Lan, Thụy điển và Ý.
Hôm thứ hai, 17 tháng 3, lại đến lượt 31 Dân biểu đại diện các khuynh hướng chính trị tại Quốc hội Âu châu viết thư cho Chủ tịch Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống, và Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Các vị Dân biểu Quốc hội Âu châu viết trong thư rằng : " Nghĩa cử (trả tự do) này của quý ngài mang tầm quan trọng lớn lao. Một nghĩa cử đóng góp cho việc thiết lập những quan hệ tin cậy và cộng tác gữa Việt Nam và Liên hiệp Âu châu". Bức thư cũng xác định : " Ủy viên Đối ngoại của Liên hiệp Âu châu, ông Chris Patten, gần đây đã lên tiếng rằng "chẳng có tội gì có thể viện dẫn để giam cầm hay quản chế hai Hòa thượng, chưa kể điều phải quan tâm đến tuổi già của hai ngài”. Chúng tôi đồng quan điểm với ông Patten, nếu gọi là "tội phạm", thì nhị vị Hòa thượng chỉ có "tội" không ngừng đòi hỏi một cách ôn hòa cho nhân quyền và tự do tôn giáo được khẳng định trong "Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị" mà Việt Nam ký kết tham gia năm 1982, cũng là năm quý Ngài bắt giam Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang". Ngoài việc đòi hỏi trả tự do cho hai Hòa thượng Phật giáo, 31 Dân biểu đề xuất việc về Việt Nam thăm viếng hai Hòa thượng để "chứng kiến tận mắt sức khỏe và tình trạng của hai ngài".

Trong danh sách các vị ký tên thuộc 10 quốc gia Âu châu, người ta nhận thấy đủ sắc thái chính trị từ tả sang hữu, như Đảng Xã hội, Đảng Bình dân Âu châu, Đảng Tự do Dân chủ và Cải cách Âu châu, Đảng Xanh, Đảng Cấp tiến Liên quốc Hợp đoàn, và Đảng Âu châu Thống nhất. Đặc biệt có chữ ký của ông Daniel Cohn-Bendit, Đồng chủ tịch Đảng Xanh, là cựu lãnh tụ phong trào sinh viên ở Paris năm 1968. Ông thuộc phe tả phản chiến, hậu thuẫn cho Hà Nội trước năm 1975. Nhưng sang năm 1978, ông tham gia hậu thuẫn chiến dịch "Một Chiếc Tàu Cho Việt Nam" ra biển Đông vớt người Vượt Biển, do Cơ sở Quê Mẹ phát động, và nay hỗ trợ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trường hợp bà Patricia McKenna, Phó trưởng phái đoàn Đặc trách quan hệ với các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN), tháng 9 năm ngoái bà về Hà Nội điều tra tình hình tôn giáo với Phái đoàn Liên hiệp Âu châu, và đã tố cáo tình trạng bưng bít, độc tài, không có tự do ngôn luận, tự do lập hội tại Việt Nam.
Ông Võ Văn Ái, Giám đốc Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, phát ngôn nhân của Viện Hóa Đạo, đã bình luận về bức thư này như sau : "21 năm tù dành cho hai vị lãnh đạo tối cao của Phật giáo Việt Nam là quá đáng. Nhất là khi ngưỡng vọng của nhị vị Hòa thượng chỉ mong thấy "Công ước quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị" mà Hà Nội ký kết tham gia được thi hành tại Việt Nam. Qua bức thư của Quốc hội Âu châu, chúng tôi cảm thấy nỗ lực và ý chí của Cộng đồng thế giới đang toàn tâm vận động trả tự do cho Nhị vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ ".
Để tìm hiểu lý do vì sao các Dân biểu Quốc hội Âu châu lên tiếng hậu thuẫn cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, chúng tôi đã gọi điện thoại viễn liên sang Đức, sang Ái Nhĩ Lan và sang Phần Lan để phỏng vấn Dân biểu Bernd Posselt, bà Dân biểu Patricia McKenna, và Dân biểu Matti Wuori.
Từ thành phố Munchen ở miền nam Đức, Dân biểu Bernd Posselt thuộc đảng Thiên chúa giáo Xã hội Thống nhất, trả lời qua đường dây viễn liên như sau :
Bernd Posselt : Tôi nghĩ rằng Việt Nam là một đối tác rất quan trọng của Liên hiệp Âu châu, và ngày càng trở nên quan trọng. Nhưng để trở thành một đối tác thực sự trong tương lai, điều vô cùng quan trọng là tôn trọng nhân quyền, làm nền tảng cho cuộc cộng tác. Chúng tôi nghĩ rằng, một trong những lĩnh vực quan trọng của nhân quyền, là tự do tôn giáo. Chúng tôi cũng quan niệm, tự do tôn giáo bị uy hiếp khi những nhân vật tôn giáo như Đại lão Hòa thượng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất và Hòa thượng Viện trưởng Viện Hóa Đạo không được tự do đi đứng hay tiếp tục các sinh hoạt tôn giáo.
Ỷ Lan : Phải chăng đây là lần đầu tiên ông, hay Liên hiệp Âu châu, nêu lên trường hợp của các nhà lãnh đạo Phật giáo "
Bernd Posselt : Chúng tôi đã nhiều lần lên tiếng cho các Hòa thượng Phật giáo. Tôi nghĩ rằng trong cuộc hỗ tương cộng tác, cần được thấy những tiến triển cụ thể cho những nhân vật xuất chúng này, mà quả thực họ rất nổi danh tại Âu châu. Hai Hòa thượng chính là những vị Đại sứ tuyệt vời của dân tộc Việt Nam. Tôi cũng nghĩ rằng, đây là cuộc thử nghiệm rất quan trọng về những cải cách và đổi mới tại Việt Nam nếu như hai vị được trả tự do.
Sau đây là ý kiến phát biểu từ Ái Nhĩ Lan của Dân biểu Patricia McKenna. Bà thuộc Đảng Xanh và giữ chức Phó trưởng phái đoàn Đặc trách quan hệ với các nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á tại Quốc hội Âu châu :
Ỷ Lan: Xin chào bà McKenna. Ái Nhĩ Lan rất có duyên với Việt Nam. Từ năm 1978, Giải Nobel Hòa bình của Ái Nhĩ Lan là bà Maired Corrigan Maguire đã đề cử hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ làm ứng viên giải Nobel Hòa bình. Bây giờ, cùng với 30 dân biểu khác, bà vừa ký chung thư gửi nhà cầm quyền Việt Nam yêu sách trả tự do cho hai Hòa thượng. Điều gì thúc đẩy bà tham gia việc này"
McKenna : Chúng tôi vô cùng quan tâm tới hoàn cảnh của hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Hai ngài đều bị giam cầm không lý do từ năm 1982. Thật quá dài cho những kẻ bị cầm tù, sự thể ấy trái chống với mọi Công ước quốc tế về Nhân quyền.
Năm ngoái tôi đến Việt Nam với Phái đoàn Quốc hội Âu châu nhân cuộc họp với các dân biểu thuộc Hiệp hội Đông Nam Á. Một trong những yêu sách của chúng tôi là gặp thăm Hòa thượng Thích Quảng Độ, mong mỏi vào Thành phố Hồ Chí Minh diện kiến ngài. Ít nhất một cuộc gặp gỡ như thế sẽ làm cho chúng tôi yên tâm về hoàn cảnh và sức khỏe của ngài. Đáng tiếc, yêu sách của chúng tôi không được đáp ứng.
Hiện nay, Hòa thượng Thích Huyền Quang 86 tuổi, sức khỏe suy yếu, điều kiện giam giữ khắc khe chẳng giúp gì cho sự phục hồi sức khỏe. Đặc biệt là nhiều năm trường ngài không được chăm sóc thuốc men. Trường hợp Hòa thượng Thích Quảng Độ vừa được đề cử làm ứng viên Giải Nobel Hòa bình năm 2003, ngài cũng đã 75 tuổi, một lão ông rồi. Chúng tôi vô cùng quan tâm đến họ, không riêng ở Quốc hội Âu châu, mà ngay cả ông Ủy viên Đối ngoại của Liên hiệp Âu châu, Chris Patten, cũng vừa tuyên bố rằng, "chẳng có tội gì có thể viện dẫn để giam cầm hay quản chế hai Hòa thượng, chưa kể điều phải quan tâm đến tuổi già của hai ngài”. Đối với tôi, "tội" chính yếu của hai Hòa thượng là đã kêu gọi cho tự do tôn giáo và nhân quyền. Chúng ta cần nhớ Công ước Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc bảo vệ cho mọi cá nhân được biểu tỏ quyền tự do tôn giáo và duy trì các quyền con người. Chúng tôi cảm thấy đã đến lúc trả tự do cho hai Hòa thượng. Cộng đồng quốc tế phải được đến thăm viếng để kiểm tra sức khỏe và hoàn cảnh của các ngài.
Hồi Phái đoàn Liên hiệp Âu châu đến Việt Nam, chúng tôi có cảm tưởng rằng, Việt Nam muốn có quan hệ hữu hảo và tin cậy với Liên hiệp Âu châu. Phần chúng tôi, chúng tôi cũng cảm thấy yêu sách trả tự do và cuộc viếng thăm hai Hòa thượng mà chúng tôi đề xuất, là sự hỗ tương minh chứng cho chúng tôi mối quan hệ được xây dựng trên lòng tin cậy và sự cộng tác.
Ỷ Lan : Vậy thì bà có sẵn sàng lên đường đi Việt Nam thăm viếng hai Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ khi hoàn cảnh cho phép "
McKenna : Đương nhiên là chúng tôi sẵn sàng. Năm ngoái, Phái đoàn chúng tôi vô cùng bất mãn việc không được gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ở đây cần nói rõ là, chúng tôi không muốn áp đặt các quyền mà Quốc hội Âu châu được làm, hay tuyên dương Quốc hội Âu châu là người bảo vệ cho Nhân quyền, hoặc tố cáo các quốc gia khác chẳng hiểu biết gì về Nhân quyền. Nhưng sự kiện thực tế là hai Hòa thượng quá cao tuổi, họ bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt, sức khỏe họ có vấn đề trầm trọng, mà lại bị giam cầm không xét xử. Giam giữ người quá lâu mà không cho biết lý do, không xét xử như thế, là trái chống với luật pháp quốc tế. Vì lý do ấy mà chúng tôi mong đến Việt Nam gặp nhị vị Hòa thượng để thăm sức khỏe và tìm hiểu hiện trạng của hai ngài.
Nếu nhà cầm quyền Việt Nam thấy chẳng có gì phải giấu giếm, chẳng có gì phải lo ngại, sợ hãi, tất nhiên họ phải tạo cơ hội cho chúng tôi viếng thăm hai Hòa thượng.
Ỷ Lan : Xin cảm ơn bà McKenna. Chúng tôi hy vọng bức thư của Quốc hội Âu châu sẽ có ảnh hưởng tốt như bà mong muốn, và đưa đến việc trả tự do cho hai nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam.
McKenna : Vâng, tôi thực tình mong ước như thế, nhất là khi ta biết rằng Hòa thượng Thích Quảng Độ được đề cử làm ứng viên giải Nobel Hòa bình năm 2003 này. Thật là hi hữu nếu nhà cầm quyền Việt Nam nhận ra thanh danh to lớn truy tặng cho vị Cao tăng này, chỉ nói riêng sự kiện Hòa thượng được đề cử vào một giải đầy thanh thế như Giải Nobel Hòa bình mà thôi.
Cuối cùng là cuộc phỏng vấn Luật sư Dân biểu Matti Wuori tại Phần Lan ở Bắc Âu.
Ỷ Lan : Xin cám ơn ông đã nhận lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do. Thưa ông Wuori, cùng với 30 dân biểu khác, ông vừa ký chung thư gửi nhà cầm quyền Việt Nam yêu sách trả tự do cho hai Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ. Điều gì thúc đẩy ông tham gia việc này"
Matti Wuori : Hai Hòa thượng là những gương mặt sáng giá, đại biểu cho những trường hợp nhân quyền bị vi phạm, do đó làm cho Quốc hội Âu châu tận tình quan tâm. Chúng tôi cũng thường xuyên theo dõi tình hình nhân quyền và tôn giáo tại Trung quốc và Việt Nam.
Ỷ Lan : Thường thường khi các dân biểu Quốc hội Âu châu, Liên Hiệp Quốc, hoặc các chính phủ Tây phương lên tiếng về các vi phạm nhân quyền, như bức thư vừa nói, nhà cầm quyền Việt Nam trả lời rằng đây là chuyện nội bộ quốc gia, mà cộng đồng thế giới không được quyền xâm phạm. Ông có đồng ý với luận điểm này không "
Matti Wuori : Không. Hẳn nhiên là tôi không đồng ý. Đây là sự phản đối rất quen thuộc, thường xuyên được đưa ra. Trong khi chúng ta phải hậu thuẫn cho sự đa dạng của các nền văn hóa, thì chúng ta cũng phải nhấn mạnh khía cạnh phổ quát căn bản của nhân quyền. Không thể nại cớ chủ quyền quốc gia, để chống lại những phê phán hay sự can thiệp của thế giới bên ngoài. Mỗi quốc gia dân tộc đều phải tuân thủ một số nguyên tắc và tiêu chuẩn phổ cập của nhân loại, là điều hoàn toàn hiển nhiên.
Ỷ Lan : Ông là một luật sư nổi danh trên lĩnh vực nhân quyền, nên tôi xin được hỏi một câu về pháp lý nhân quyền. Tại Việt Nam nhiều nhà ly khai chính trị hay tôn giáo bị bắt và bị xử dưới tội danh "xâm phạm an ninh quốc gia", là những hoạt động bị xem như phá hoại lợi ích của Đảng và Nhà nước. Họ đã lãnh những án tù nặng nề, mà còn bị liệt vào tội hình sự. Kết quả là Việt Nam thường tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế rằng : "Không có tù nhân chính trị tại Việt Nam, chỉ có những người bị kết án vì vi phạm luật pháp". Một quan điểm như thế có đúng đắn không"
Matti Wuori : Hẳn nhiên là không đúng. Đây chỉ là sự chống chế nông cạn. Thứ luận điệu mà chúng ta thường phải đương đầu ở Châu Mỹ La tinh, ở Châu Phi và nhiều quốc gia Châu Á. Quan điểm này chẳng có giá trị gì. Các nhà ly khai này là những tù nhân chính trị thực thụ, bao lâu những quan điểm chính trị về nhân quyền của họ bị vi phạm.
Ỷ Lan : Xin trở lại với bức thư gửi Đảng và Nhà nước Việt Nam mà ông cùng với 30 dân biểu khác yêu sách trả tự do cho Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ. Nếu Việt Nam chấp nhận thi hành, thì ông có thấy đây sẽ là dấu hiệu chứng tỏ có thay đổi về chính sách nhân quyền tại Việt Nam không "
Matti Wuori : Đây là dấu hiệu đầy triển vọng. Nhưng chúng ta đừng quên là phải tiếp tục không ngừng trong việc vận động. Viết và gửi một bức thư đi, chưa đủ thấm vào đâu. Chúng ta phải liên tục quan tâm, chú mục vào Việt Nam cũng như vào các quốc gia khác trên thế giới.
Ỷ Lan : Xin cám ơn Dân biểu Matti Wuori.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.