Hôm nay,  

Tuần Thứ Hai: Sa Lầy Trong... Sa Mạc?

4/2/200300:00:00(View: 4873)
Cuộc chiến tại Iraq chưa bước qua tuần lễ thứ nhì đã đạt một vài kỷ lục, trong đó có kỷ lục về tốc độ hoang tưởng của một số nhà bình luận.
Không kể Hà Nội, đây đó ngay tại Mỹ đã có lời bình rằng Mỹ đang bị sa lầy tại Iraq như đã từng bị sa lầy và thất bại ở Việt Nam. Nếu lập luận này được cất lên từ Hà Nội, người ta chẳng ngạc nhiên vì... “nghề riêng có một chút này mà thôi”, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam chỉ có một thành tích đó bên cạnh một chuỗi thành tích khác là làm ngược những lý luận Mác-Lênin để cứu đảng, và gọi đó là đổi mới. Trở lại Iraq, người ta phải có trí tưởng tượng siêu hiện thực mới nghĩ đến cảnh Liên quân bị sa lầy giữa sa mạc Iraq, một đề tài hấp dẫn cho các họa sĩ.
Từ 1975 trở về sau, mỗi lần Hoa Kỳ động binh là lại có người nói đến “bài học Việt Nam”. Năm kia, khi Mỹ vừa đổ quân vào A Phú Hãn được ba tuần là tờ New York Times đã có bài cảnh cáo Hoa Kỳ là sẽ bị sa lầy tại đây như đã bị tại Việt Nam. Lần này, Liên quân vào Iraq mới có mấy ngày, đây đó đã thấy nổi lên cùng một lập luận, làm người Việt Nam, những người ở trong cuộc, thấy như mình không sống trên cùng một hành tinh với mấy nhà bình luận loại đó.
Chiến tranh Việt Nam nằm trong khung cảnh chiến tranh lạnh giữa hai khối và cuộc xâm lược của Cộng sản miền Bắc vào Nam được khối Cộng sản yểm trợ dồi dào, coi đó là nghĩa vụ của các nước cộng sản với nhau. Đối diện thì Hoa Kỳ tham chiến trong tinh thần ngăn ngừa sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản xuống vùng Đông Nam Á, sau khi đã chặn được đà bành trướng của Bắc Hàn Cộng sản có Liên xô và Trung Quốc yểm trợ phía sau. Mục tiêu của Mỹ tại Việt Nam khi đó là mục tiêu thụ động và tiêu cực vì đánh chỉ cầu hòa, mà lại không muốn có đụng độ quá gần biên giới Việt-Hoa để khỏi kéo Trung Quốc vào cuộc. Trong khi đó, ngoài các khoản viện trợ, cả kinh tế, quân sự lẫn lý luận và đào tạo cán bộ, Trung Quốc đã từng đưa mấy trăm ngàn quân vào miền Bắc, và nhất là Liên xô đã cấp viện dồi dào cho Hà Nội về đủ mọi mặt, cho mãi đến sau này. Để tấn công miền Nam, làm “nghĩa vụ quốc tế” hay “chống Mỹ cứu nước" tùy theo cách gọi của đảng Cộng sản, Hà Nội nhận được khoảng 50% tổng số viện trợ của Liên xô cho các nước cộng sản anh em.

Trong cuộc chiến đó, Hoa Kỳ đã có những chọn lựa người ta cho là sai lầm, là không cắt đứt mọi nguồn tiếp vận cho Cộng sản, trước tiên là khi đồng ý với việc trung lập hóa Vương quốc Lào từ năm 1962, khiến Hà Nội có điều kiện mở ra đường mòn Hồ Chí Minh và nuôi dưỡng chiến tranh trong Nam. Cuộc chiến kết thúc khi Hoa Kỳ có những bố trí khác trên cục diện toàn cầu với cả Trung Quốc và Liên xô và rút khỏi miền Nam. Hà Nội đã thắng không nhờ chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân, tổng nổi dậy hay khởi nghĩa, như hàng loạt khẩu hiệu rất kêu mà người ta lại nghe thấy tuần qua, mà bằng trận địa chiến với nửa triệu quân và hàng ngàn thiết giáp của Liên xô.
Tại Iraq ngày nay, Liên quân có mục tiêu chủ động và tích cực hơn Hoa Kỳ tại Việt Nam (vì vậy mới bị đả kích!).
Mỹ muốn vào lật đổ chế độ Saddam Hussein, tiêu diệt hệ thống võ khí tàn sát và thiết lập một chế độ khác. Mỹ muốn ám sát Saddam và đánh tan bộ phận đầu não Baghdad để tái thiết Iraq với người dân Iraq. Hãy tưởng tượng Mỹ đòi ám sát Hồ Chí Minh hay Lê Duẩn, giải giới đảng Cộng sản và tái thiết miền Bắc mà Trung Quốc khoanh tay đứng ngoài thì ta đoán ra cục diện có thể đã khác như thế nào. Tổng thống Bush không trù trừ khổ não như Tổng thống Johnson - là người bất đắc dĩ leo thang chiến tranh, đổ quân chầm chậm theo sức ép quân sự ở tại chỗ. Ông Bush đi vào với tinh thần quyết thắng, bố trí cho quân đội mọi phương tiện cần thiết ngay từ đầu và Saddam Hussein không có hậu cứ để lẩn trốn hoặc ém quân tại Iran hay Syria hoặc Turkey...
Vài ba điều so sánh rất sơ đẳng trên có thể giúp ta tránh được cái “hội chứng sảng” về Việt Nam, đó là cứ đem chuyện Việt Nam làm cơ sở so sánh và kết luận lăng nhăng như các nhà bình luận xưa kia đã cổ võ cho cuộc xâm lăng của Hà Nội và ngày nay lại thổi vụ Việt Nam lên để hù họa dư luận Mỹ.
Hoa Kỳ có thể thắng tại Iraq và gặp những khó khăn muôn mặt trong việc xây dựng hòa bình, vì lý do chủ quan của mình mà cũng có thể vì những đặc tính riêng của các sắc dân cư ngụ tại đây lẫn phản ứng của người Hồi trên thế giới. Nhưng, chiến trận tại Iraq khác hẳn với Việt Nam và nói đến “vũng lầy Việt Nam” chẳng những là sai mà còn gián tiếp ngợi ca lãnh đạo Hà Nội thời đó, đã biến một chiến thắng quân sự thành một đại bại cho dân tộc!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hải đảo Việt Nam chúng ta đã mất từ lâu. Từ 1974 đã về tay Tàu Cộng lận. Năm 1974, lợi dụng Miền Nam Việt Nam đang bị đồng minh Mỹ bỏ rơi, Tàu đánh Việt Nam Cộng Hoà, xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa - dưới sự đồng lỏa của Bắc Việt và dưới con mắt thờ ơ – hay với một nghéo tay hứa hẹn gì giữa Kissinger và Chu Ân Lai?
VOA ngày 30- 10- 2019 có một bài viết, dẫn nhập như sau “Vụ 39 thi thể được tìm thấy trong thùng lạnh của xe tải bên ngoài thủ đô London của Anh, trong đó nghi là có những di dân lậu từ Việt Nam, thu hút sự chú ý về vấn đề xuất khẩu lao động bất hợp pháp vốn biến hàng ngàn người từ những vùng quê nghèo khó trở thành nạn nhân của tình trạng đưa lậu người và buôn người.”
Tổng thống Trump luôn dùng kinh tế vững chắc như là thành tựu của mình, để chống lại việc bị luận tội, cũng như hy vọng sẽ tái đắc cử vào năm 2020.
Con người thường say mê sự nổi tiếng và sự giàu có. Câu hỏi “gia đình nào giàu nhất nước Mỹ” có lẽ luôn là một đề tài hấp dẫn.
Nhạc đồng quê Mỹ vẫn rất ăn khách, nên các ngôi sao nhạc đồng quê ngày càng giàu. Hãy lấy thí dụ như ngôi sao tiêu biểu Garth Brooks. Ong đã vượt qua Elvis Presley về số album bán ra, với 170 triệu người hâm mộ luôn sẵn sàng mua.
Một phi thuyền bí mật của Không Quân Hoa Kỳ đã hạ cánh an toàn sau một sứ mạng dài hai năm trên không gian- là một kỷ lục mới.
New York Times đưa tin vào cuối tháng 10: General Motors, Fiat Chrysler Automobiles (FCA) và Toyota là những nhà sản xuất xe hơi ủng hộ chính phủ Trump trong cuộc chiến pháp lý chống lại California (và hàng chục tiểu bang khác) được quyền có tiêu chuẩn riêng về qui định khí thải xe hơi, cao hơn so với tiêu chuẩn liên bang.
Một sự thật đau lòng: khi lựa chọn một chương trình bảo hiểm cho mình, chúng ta thường chọn không phù hợp!
Theo một nghiên cứu mới, ngày nay những thế hệ trẻ khi đã rời nhà thờ thì ít có khả năng sẽ trở lại.
Theo một cuộc thăm dò mới: giới cửu tri trẻ Hoa Kỳ ủng hộ chủ nghĩa xã hội hơn lớp già, với hơn 2/3 trong số họ tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho những ứng cử viên theo khuynh hướng xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.