Hôm nay,  

Đừng Lo, Có Đồng Bào Bên Cạnh

06/12/200000:00:00(Xem: 4894)
Bán đứng nhân dân, đem con bỏ chợ là Cộng sản. Người Việt không phải vậy. Máu chảy ruột mềm. Một con ngựa đau, cả tào không ăn cỏ. Đó mới là người Việt, là dân tộc Việt. Đồng bào đang bị hai tầng bóc lột và áp bức ở Samoa, đừng có lo, cóù đồng bào, bà con ruột thịt bên cạnh, dù đang ở xa quê cha, đất tổ, nước nhà.

Samoa là đất do Hoa kỳ ủy trị. Nền dân chủ pháp trị, chế độ lao động tiến bộ của Mỹ không tha thứ bóc lột, áp bức công nhân dưới mọi hình thức và do bất cứ một ai. Khác với chế độ Cộng sản như đen với trắng. Hơn nữa đang có cả mấy triệu người Việt tỵ nạn CS trên thế giới tự do. Hơn phân nửa số đó đang sống ở Hoa kỳ. CSVN bỏ rơi đồng bào. Người Việtû hải ngoại, đặc biệt là người Việt ở Mỹ, đang sốt ruột hướng về bà con anh chị em, với tình máu mủ cùng là con chung của Mẹ Việt Nam .

Vì vậy tin bà con , anh chị em người Việt ở Samoa bị đánh đập, đui con mắt, bể môi miệng vừa xảy ra. Tin tức ấy được loan truyền rộng rãi khắp, bằng các phương tiện truyền thông đại chúng và cá nhân nhanh nhất của thời đại Tin học. Đó là tin hàng đầu, chuyện thời cuộc nóng bỏng của tất cả các báo, các đài phát thanh, phát hình. Đó là chủ đề của các điện thư, các trang nhà phóng nhanh như ánh sáng trên xa lộ thông tin toàn cầu. Và đó cũng là câu chuyện bức xúc, không nói không chịu nổi, của người Việt trong các giờ ăn trưa ở sở, bữa ăn tối tại gia đình, hay dịp tao ngộ nơi công cộng. Truyền thông đại chúng, đặc biệt là truyền thông bằng tiếng Việt, đã, đang, và sẽ dùng những kỹ thuật tinh vi, điêu luyện vì chính nghĩa đấu tranh, vì tình đồng bào, nghĩa dân tộc.

Thông tin và dư luận là một mặt trậân tối quan trọng trong mọi cuộc đấu tranh. Tư tưởng quyết định cho hành động. Bộ óc, con tim điều khiển bàn tay và túi bạc. Hàng triệu người Việt tỵ nạn CS đang sống tại Mỹ, đang ở bên cạnh bà con, đau cái đau , tủi niềm tủi của bà con, anh chị em bị đánh đập ở Samoa. Đoàn thể, hội đoàn, tổ chức đấu tranh người Việt có đủ. Luật gia, luật sư Việt am tường luật pháp Mỹ không thiếu.

Người Việt với nhau cả. Làm sao bỏ được nhau. Chỉ có Cộng sản mới bỏ đồng bào, đem con bỏ chợ, như đã làm khi bán đứng bà con cho cái công ty nặng kỳ thị, chuyên bóc lột mồ hôi nước mắt của người khác.

Người Việt với nhau. Làm sao khỏi đau lòng, sót dạ trước hoàn cảnh bi đát của bà con bị một cổ hai tròng,bị hai tầng bóc lột, áp bức . Aùp bức bóc lột của Công ty hơp tác lao động số 12 của CSVN, thay mặt kết ước bất kể quyền lợi công nhân. Aùp bức bóc lột của của công ty đối ước, chủ người Đại Hàn, đặt trên đất Mỹ để khai thác lợi thế, uy tín Made in USA và lợi dụng công nhân VN mướn rẻ mạt.

Hỏi trên thế giới này có ai đem thân đi làm mướn mà còn phải tốn 6000 đô la không" Thế mà, 250 người Việt này, mỗi người phải trả cho Công ty Hợp tác Lao động Số 12 của CSVN, 4000 đô la gọi là lệ phí và 2000 đô la hối lộ cho cán bộ. 6000 đô la là cả một sản nghiệp ở VNCS, nơi lợi tức đồng niên trên đầu người không quá 200. Tính ra vừa lệ phí chánh thức vừa đút lót, để được đi gọi là hợp tác lao động nước ngoài ở Samoa, mỗi người phải tốn cho Đảng và Nhà Nước CSVN không dưới 15 cây vàng bốn số 9. Mắc hơn năm lần giá phải trả cho việc vượt biên đường biển! Rõ ràng là một hình thức bán đứng con người, không khác gì sự buôn bán nô lệ khi xưa ở Phi châu. Cũng vì lý do đó mà hàng trăm ngàn người Việt đi hợp tác lao động nước ngoài ở Liên xô và Đông Aâu, đại đa số xin tỵ nạn chánh trị ở lại sau khi chế độ CS sụp đổ.

Tính cách bán đứng và đem con bỏ chợ càng rõ hơn trong khế ước lao động tập thể do Công ty số 12 của VNCS ký với Công ty Daewoosada. Từ việc khám xét khi ra vào cổng, quyền lợi y tế, ẩm thực, tiền công chánh và phụ trội , việc nghỉ bịnh, nghỉ hè, cho đến chi phí nghỉ thôi việc trở vềø xư,ù Công ty số 12 của CS không nêu rõ ràng, một cách cố ý vì ăn tiền đút lót của công ty nước ngoài. ïDo vậy người chủ xấu tha hồ bóc lột sức lao động và tản lờ quyền lợi công nhân VN. Thậm chí đến nổi Bộ Lao đông Mỹ đã có lần can thiệp, buộc chủ Đại Hàn trả 213000 đô la lương cho 213 công nhân Việt.

Theo Luật sư Virginia Sudbury, từ sự vụ ấy, người chủ Đại hàn muốn dằn mặt công nhân VN. Aâm mưu và hành vi kích thích sự kỳ thị chũng tộc (công nhân Samoa và công nhân Việt ).Xúi dục tội ác hận thù sắc tộc, gây đổ máu, xâm hại thân thể là điều luật pháp Mỹ, đạo lý Mỹ, không bao giờ tha thứ. Việc công nhân người Việt , một bị đánh lọt tròng con mắt, phải giải phẩu lấy ra vĩnh viễn, một bị bể môi, cơ quan thi hành pháp luật Mỹ sẽ điều tra, phán quyết nhanh và dứt khoát, công minh. Không một người chủ nào đủ thế lực cản trở công lý Mỹ được. Ít có âm mưu nào, tội phạm nào lọt người lọt tội được với cơ quan điều tra và Toá án Mỹ được. Huống hồ nội vụ liên quan đến bà con đã trở thành vấn đề nhậy cảm., kỳ thị chũng tộc, xúi giục tội ác căm thù sắc tộc

Trong khi đó, thật tủi nhục, chưa thấy tăm hơi gì từ phía chánh quyền VNCS. Cả một Tòa Đại sứ VNCS ở Washington, bao nhiêu là người, kể cả vị tùy viên lao động, câm như hến. Cả hai Bộ Ngoại giao, Lao động ở trong nước biết chưa" Chắc chắn ø thừa biết rồi. Đơn kêu cứu của gia đình 250 công nhân này trong nước, đơn kêu cứu của đích thân 250 công nhân đương sự đã nhiều lần gởi cho Công ty số 12, cho hai Bộ cóliên quan, cho báo chí, báo Lao Động, báo Phụ Nữ. Biệt vô âm tính. Một sự im lặng đáng sợ cho thân phận người dân dưới chế độ Cộng sản. Tin mới nhất cho biết bà Phó Giám Đốc Lao Động Công Ty 12 từ Hà Nội đã bay tới Samoa hôm Thứ Hai để can thiệp. Trễ tới hơn tuần lễ. Cũng không nói rõ can thiệp thế nào.

Nhưng với chế độ tự do dân chủ Mỹ nói chung, và với đồng bào người Việt hải ngoại nói riêng, thì khác hẵn. Bà con công nhân ở Samoa không bị ám ảnh, bị tên nên sợ cành cong ( kinh cung chi điểu) như đối với CSVN. Việc bà con bị đánh đập, áp bức vừa xảy ra. Bà con ở Little Sàigon đã được tin Internet. Từ đó cả một guồng máy truyền thông đại chúng và cá nhân lan rộng ra theo cấp số nhân với tốc độ ánh sáng. Chính cũng vì công năng ấy mà bà con mới đủ tinh thần và phương tiện đấu tranh pháp lý, hành chánh để được trả lương đúng theo luật lao động Hoa kỳ trước đây. Màn một của cuộc đấu tranh của bà con công nhân ở Samoa bị áp bức bóc lột liên quan chỉ đến tiền thôi. Đồng bào hải ngoại vẫn không lơ là, tiếp sức mạnh để bà con giành công ly và quyền lợi chánh đang.

Màn hai kỳ này trầm trọng hơn. Máu người Việt đã đỗ. Nhứt định người Việt hải ngoại sẽ tích cực hơn. Máu chảy ruột mềm. Một con ngựa đau cả tào không ăn cỏ. Truyền thống dân tộc mà. Những ngày sắp tới, nhiều sáng kiến, ý kiến, và yễm trợ tinh thần vật chất sẽ mạnh hơn kỳ đấu tranh trước.

Chỉ có CS mới bỏ đồng bào vì quyền lợi đảng. Người Việt không bao giờ bỏ người Việt dù ở Bắc, ở Nam, ở Trung hay ở hải ngoại. Bà con lao động mình đừng lo, còn có đồng bào bên cạnh dù đang ở Samoa. Càng đừng lo vì Samoa là lãnh thổ ủy trị của Mỹ, do luật pháp Mỹ chi phối. Công bằng, bình đẳng , nghiêm minh. Không có vấn đề giám đốc là chủ nhân ông muốn làm gì thì làm như tại càc xí nghiệp quốc doanh của CSVN. Không có vấn đề chiếu cố đảng viên. Nhứt là không có vấn đề Tòa xử theo chỉ thị của Đảng như tại các Tòa án nhân dân mà chả nhân dân tý nào ở trong nước đâu.

Với niềm tin vào chế độ dân chủ tự do của Mỹ, cùng với sự hỗ trợ của người Việt tỵ nạn CS tại Hoa ky, bà con công nhân bị áp bức bóc lột tại Samoa, mạnh dạn tiến lên. Giành công lý, lẽ phải về mình. Khẳng định quyền lợi vất chất, tinh thần của mình. Thắng lợi đang chờ bà con, anh chị em.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.