Hôm nay,  

Đông Timor Và Việt Nam

9/30/199900:00:00(View: 6809)
Đông Timor sẽ biến thành một kiểu chiến tranh Việt Nam chăng" Câu hỏi trên làm tôi nhớ lại một bạn độc giả hỏi tôi từ hai tuần nay: “Tại sao Mỹ không đem quân đến Đông Timor"” Khi quân quốc tế sắp tiến vào Đông Timor, hình ảnh chiến tranh Việt Nam được cố ý dựng lên từ những nguồn dư luận các giới chính thức trong khối ASEAN, nhưng đa số giấu tên. Nó chỉ phản ảnh một sự tiếc rẻ hay hù dọa để mong lấy lại những gì đã mất. Đông Timor nằm trong khu vực ASEAN, vậy mà những nước này không biết tự giải quyết lại để cho vấn đề bị quốc tế hóa và liên quân tiến vào Đông Timor do quân lực Úc lãnh đạo. Hiểu rõ sự hậm hực đó, Úc đã mời Thái Lan, hiện là chủ tịch ASEAN, làm Phó Tư lệnh liên quân.
Nhưng chính Thái Lan lại có điều tiếng đáng chú ý. Một tướng Thái giấu tên, chê Tư lệnh liên quân quốc tế, Trung tướng Úc Peter Cosgrove có thái độ “hung hăng” khi dẫn quân vào Đông Timor, và nói “thái độ đó không tốt, chỉ đưa đến tình hình như chiến tranh Việt Nam”. Ông ta cho biết tướng Thái Songkitti, Phó tư lệnh liên quân, đã phải sang Jakarta gập tướng Wiranto, Tư lệnh Quân đội Nam Dương, để trần tình “chúng tôi muốn tránh đối đầu hay ít nhất cũng để nói với dân quân Nam Dương xin đừng bắn vào lính Thái, con em chúng tôi”. Thật não nùng.
Nhưng quân đội Nam Dương đã rút hết khỏi Đông Timor không hề kháng cự. Cosgrove không “hung hăng”, ông chỉ làm đúng sứ mạng được LHQ trao phó, ra lệnh quân lính sẵn sàng nổ súng cảnh cáo để tái lập trật tự ở một nơi vô chính phủ, cướp bóc giết người tràn lan. Liên quân không nhắm giết ai, họ chỉ bắt một chỉ huy dân quân thân Nam Dương và truy nã bất cứ kẻ nào cầm vũ khí. Họ đã chứng tỏ ai làm chủ Đông Timor sau khi được sự ủy nhiệm của LHQ. Đông Timor giống chiến tranh Việt Nam chỉ là một sự hoang tưởng. Chiến tranh nếu có chỉ là chiến tranh “võ mồm” của mấy ông chỉ huy dân quân, sau khi đã chạy qua bên kia lằn mức đến vùng an toàn ở Tây Timor, lãnh thổ Nam Dương, hò hét đòi đổ máu, vài trăm ông quyết hy sinh chiến đấu với mã tấu và súng tự chế để đuổi liên quân võ khí hiện đại.
Đông Timor không thể giống Việt Nam vì Đông Timor chỉ lớn bằng tỉnh Quảng Trị ở miền Trung và dân số chỉ có 800,000 người. Dân Đông Timor quyết định tách rời Nam Dương để sống độc lập và được LHQ bênh vực. Chống lại quyền tự quyết này chỉ có vài ngàn dân quân được 20,000 quân Nam Dương yểm trợ, nhưng nay quân Nam Dương đã rút. Việt Nam Cộng Hòa năm xưa có Mỹ và đồng minh yểm trợ đã phải chống lại hơn 1 triệu quân cộng sản chính quy và dân quân du kích. Việt Nam Cộng Hòa cũng không hề được LHQ ủng hộ bởi vì lúc đó là thời chiến tranh lạnh, cộng sản có hai lá phiếu phủ quyết thường trực ở Hội đồng Bảo an là Liên Sô và Trung Quốc.

Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhưng một khi còn rơi rớt một vài chế độ cộng sản trên thế giới, những tàn tích của chiến tranh lạnh vẫn còn vương vất. Những tàn tích đó cũng đã đổi mầu và biến dạng, nó đã chuyển từ chiến lược quân sự toàn cầu và chiến tranh cục bộ sang thế đấu tranh kinh tế khu vực và quyền con người. Nhận định đó để nhìn rõ vấn đề tại sao Mỹ không đem quân đến Đông Timor.
Sự thật Mỹ có tham gia, đóng vai trò thiết yếu về kế hoạch, yểm trợ và tiếp vận hàng không với 243 quân nhân. Trong những ngày tới, khi cần phải trải liên quân ra kiểm soát khắp lãnh thổ Đông Timor, vai trò đó càng cần thiết, bởi vậy sự hiện diện của Mỹ còn phải gia tăng. Nhưng tại sao Mỹ không đem quân bộ chiến đến" Trước hết địa bàn chiến trường quá nhỏ, Mỹ dù có đem quân bộ chiến đến cũng không thể nhiều hơn số quân 4,500 của Úc, sau khi Úc đã xung phong đảm nhiệm vai trò lãnh đạo liên quân. Đông Timor ở sát bên Úc, chỉ cách hải cảng Darwin của Úc có một giờ bay, tất nhiên Úc vì nhu cầu chiến lược khu vực phải nắm thế lãnh đạo. Mỹ không thể phái vài trăm quân bộ chiến đến chỉ để làm tượng trưng.
Việc đưa quân bộ chiến Mỹ đi giữ hòa bình trên thế giới thường vẫn gây khó khăn cho tình hình chính trị nội bộ, nhất là giữa lúc hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đã bắt đầu lâm vào cuộc tranh cử gay go vào năm tới. Nhưng quan trọng nhất là cuộc biểu quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ. Khi lên tiếng ép buộc Tổng Thống Habibie phải chấp nhận quân quốc tế, Tổng Thống Clinton đã nói rõ ngay từ đầu quân đội Mỹ sẽ không tham gia liên quân. Tại sao ông phải xác định như vậy" Trong Hội đồng Bảo an còn có lá phiếu của Trung Quốc có thể phủ quyết việc đưa liên quân vào Đông Timor. Dù Bắc Kinh có nhiều lý do để không ưa chính quyền Nam Dương, nhưng trong khi quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang có chuyện căng thẳng vì Đài Loan, sự hiện diện của quân đội Mỹ trong vùng Đông Nam Á sẽ làm Bắc Kinh nhức nhối. Không cần phủ quyết, chỉ cần có một phiếu trắng ở Hội đồng Bảo an, sự ủy nhiệm quốc tế sẽ giảm uy lực rất nhiều.
Đông Timor chắc chắn không thể giống Việt Nam. Thế nhưng khi quân đội Nam Dương rút lui, họ khuân vác xuống tầu hết xe hàng này đến xe hàng khác, toàn những của cải, hàng hóa, vật dụng, máy móc cướp được ở Đông Timor. Cả những bình có chứa nước uống họ cũng cướp đem đi ra bến tầu để rồi bán lại cho dân đang đứng chết khát ở đó. Họ đã bán cho dân những gì chính họ đã hôi được của dân. Nhìn những hình ảnh đó, không hiểu sao tôi nghĩ đến những ngày đầu hòa bình ở Việt Nam.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
ANKARA - Bộ trưởng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar loan báo trong ngày 21/11: đang thảo luận với Nga cách giải quyết sự hiện diện của YPG là dân quân của phe thiểu số Kurd tại Syria theo thỏa thuận với Nga.
JERUSALEM - Bộ trưởng tư pháp Israel chính thức loan báo truy tố Thủ Tướng Netanyahu tội tham nhũng.
BEIRUT - TT Michael Aoun loan báo hôm 21/11: công điện của TT Trump cho hay Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đáp ứng các nhu cầu của công dân.
BEIJING - Giới chức thương mại Trung Cộng bác bỏ các tin đồn, và khẳng định thương lượng mậu dịch với Hoa Kỳ vẫn tiếp diễn để cùng tìm giải pháp.
Bangkok - Đức Giáo Hoàng Francis dẫn đầu đoàn người hàng chục ngàn tín hữu đầy cảm xúc ngồi chật cứng tại sân vận động ở thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm Thứ Năm, kêu gọi tôn trọng gái mại dâm và nạn nhân buôn người tại một phần của thế giới, nơi mại dâm tràn lan.
DETROIT - Đến nơi theo tin mật báo về kẻ trộm xâm nhập tư gia, 2 cảnh sát của thành phố Detroit đã bị trúng đạn, 1 chết 1 bị thương trong ngày Thứ Tư 20/11.
WASHINGTON - Một chiếc xe Mercedes tình nghi đang tìm cách đi vào khu vực cấm của Bạch Ốc đã bị Mật Vụ nghênh cản lúc 6 giờ sáng Thứ Năm 21/11.
WASHINGTON - Bà Nikkei Haley làm việc cho nội các Trump 2 năm, ở vai trò đại diện thường trực tại LHQ, từng tỏ ra nghiêm khắc với Nga hơn cả thượng cấp.
WASHINGTON - Trong nỗ lực củng cố lực lượng hậu thuẫn chống lại cuộc điều tra luận tội đang tiếp diễn gay cấn, TT Trump mời 10 nghị sĩ cùng đảng CH ăn trưa tại Bạch Ốc ngày 21-11, gồm các nghị sĩ Mitt Romey và Susan Collins.
WASHINGTON - Nữ TNS Elizabeth Warren - dự ứng viên tổng thống Dân Chủ đã lên tiếng phê bình hôm 21/11: chủ nhân Facebook Mark Zuckerberg có hẹn mật để ăn trưa với TT Trump trong tháng qua là mưu định làm thân với chủ nhân Bạch Ốc đơn giản vì “ý định hư hỏng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.