Hôm nay,  

Đọc Nguyễn Văn Sâm: Đi Tìm Một Thời Đã Mất

26/06/201910:12:00(Xem: 3419)

Tôi  nhận được từ nhà văn Nguyễn Văn Sâm một cuốn sách mà ông vừa cho xuất bản. Nói rằng đây là một tác phẩm văn nghệ hay một cuốn biên khảo, một sách dịch đều đúng mà cũng đều không đúng. Lý do là cuốn sách của ông, với những dòng chữ ngoài bìa:  Kho tàng văn học Thế Kỷ 19-Thơ Nôm Miền Nam-Thạch Sanh Lý Thông là một sự pha trộn giữa tất cả những gì đã nói .Biên khảo về văn học , một loại văn học đặc thù của  những người đi khai phóng vùng đất mới. Những người này sống với  những nỗi lo sợ đối với thiên nhiên và vì không phải là những người chỉ sống về thơ phú, chữ nghĩa thánh hiền nên họ có một nền văn hóa khác, không chau chuốt nhưng có những nét độc đáo riêng.Chứng tích của nền văn hóa này là một cuốn sách cổ. Ông NVS  đã tìm được  cuốn sách này sau khi nó đã nằm yên trong bao nhiêu năm trong Thư Viện Quốc Gia Pháp .Sách không viết bằng chữ quốc ngữ,nhưng nếu nói là nó là một cuốn sách dịch thì sai.  Sai ở chỗ nếu là sách dịch thì người dịch phải dùng một  ngôn ngữ khác với ngôn ngữ của nguyên bản. Điều này không đúng  vì ở đây là cùng một ngôn ngữ nhưng cách viết khác nhau. Phải nói cho đúng là ông phiên âm một cuốn sách cổ viết bằng chữ Nôm mà ngày nay, số những người biết đọc chắc chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay. Với tôi, thì chữ Nôm viết cũng bí hiểm như Chử Hán, hay chữ Nho, nhưng hình như chữ Nôm khi đọc lên, lại là ngôn ngữ mà người Việt Nam dùng để nói với nhau hàng ngày. Không biết có đúng không, xin tác giả cho biết, nhưng với một kẻ chỉ biết dùng tiếng quốc ngữ, thì thấy cuốn Truyện Thạch Sanh Lý Thông của NVS  rất cần thiết. Cuốn sách mà tôi có trước mặt gồm 2 phần, trang bên trái in những chữ Nôm mà tôi không đọc được, và trang bên phải là chữ quốc ngữ mà tôi đọc được tuy chỉ hiểu độ 80%. Tôi nghĩ rằng tác giả Nguyễn Văn Sâm chỉ viết lại bằng chữ quốc ngữ những gì ông đọc được bên chữ nôm, nghĩa là ông thấy sao đọc vậy, đọc sao viết vậy bằng chữ quốc ngữ. Ông phiên âm nhưng không sáng tác. Phần khó nhọc của tác giả chỉ là giải thích cho người đọc hiểu những lời này., Nếu không có phần chú thích này, không sao hiểu hết những câu thơ mà   ngay chính ông Nguyễn Văn Sâm  cũng còn bí với nghĩa của một  số câu.

Trở lại với truyện Thạch Sanh Lý Thông, là người Việt Nam, chắc là ai cũng biết một chút về chuyện cổ tích này. Với tôi, chỉ là hai câu thơ :

Đàn kêu tích tịch tình tang.

Ai đem Công Chúa dưới hang trở về.

Không hiểu vì sao hai câu thơ này lọt vào óc tôi nhưng chắc chắn không do đọc sách, mà sách đâu mà đọc ?? Theo Nguyễn Văn Sâm, thì câu chuyện Cổ tích này phải xuất hiện sau thời ông Nguyễn Ánh và người ta truyền khẩu cho nhau, đời nọ cho đến đời kia. Cuốn sách mà ông Nguyễn Văn Sâm tìm được do lý do đó, người có tên trên trang đầu chỉ  ghi chép lại chứ không phải là tác giả như nghĩa mà chúng ta thường hiểu về một tác phẩm văn chương. Tác giả của nó vô danh. Chuyện kể trong dân gian mà người sau chép lại thành thơ. Hiện nay, người chép lại thành thơ truyên TS&LT nhiều, nhưng những câu thơ in trên internet lại do họ đặt ra, dựa vào tình tiết câu chuyện.

Cuốn sách do ông Sâm tìm được có lẽ được xuất bản vào năm 1885. Vì vậy, trên trang bìa, người ta thấy hàng chữ : Kho Tàng Văn Học Thế Kỷ 19. Người có tên tuổi trên trang đầu  gốc tích rõ ràng.Đó là ông Dương Minh Đức. Người hiệu đính là ông Duy Minh Thị. Không có chứng cớ gì về sự lưu truyền của truyện Thạch Sanh-Lý Thông trong dân gian và nếu căn cứ vào cuốn sách, thì câu truyện này có ít nhất là hai thế kỷ rồi. Theo Nguyễn Văn Sâm thì đây là văn bản sớm nhất của câu chuyện Thạch Sanh-Lý Thông.

Lý trí cho tôi một kết luận là nếu không tìm được bản sớm hơn, thì tác giả của truyện này phải là ông Dương Minh Đức , trên lý thuyết. Dương Minh Đức là ai?? Ông Sâm viết : Một người Minh Hương sống ở Xóm Dầu, Chợ Lớn, Quận 6 ngày nay. Ông này và người hiệu đính truyện TS&LT đều là người Minh Hương, trong nhóm các ông gọi là Nhóm Phật Trấn thực hiện các bản Nôm, hoạt động vài ba chục năm trước khi người Pháp đến Việt Nam, xin mọi người để ý đến chi tiết này. Bản chữ Nôm ghi là : Dương Minh Đức Thị Soạn ( 1 ) và Duy Minh Thị đính chánh ( 2). Do hai câu này. Ông Sâm kết luận là theo ông :  Sau khi nghe chuyên Thạch Sanh ông DMD chấp bút (chữ ông Sâm dùng) viết lại thành thơ.

Vậy thì Truyện TS&LT có 2 phần :

1-Cốt chuyện : Dân Gian??

2- Thơ(bản văn) : Dương Minh Đức : ‘’Chép Lại” hay ‘Đặt Ra”??

Trả lời cho  câu hỏi thứ nhất, ông Nguyễn Văn Sâm viết : Truyện thơ TS&LT xuất pháttừ nhu cầu thực tế của lưu dân từ Trung vào Nam trong giai đoạn Nam Tiến qua vùng Đồng Naiđất đỏ tới vùng sông rạch đất thấp, nơi có nhiều rừng rậm, nơi sấu cọp , voi còn lởn vởn quanh nhà (Tr.16).

Câu hỏi thứ 2 : Trang 8 : Sau khi nghe chuyện được kể trong dân gian, ông ( Dương Minh Đức) chấp bút viết lại thành thơ. Không hiểu chữ chấp bút dùng ở đây là chép lại hay sáng tác.  Cũng may dưới đó, trong cùng trang 8, ông Sâm cho rằng căn cứ ở câu Duy Minh Trị đính chánh, thì ông này đã đính chánh lại câu văn của Dương Minh Đức cho có vẻ văn chương hơn. Vậy là có sự ,’’gọt rũa” tại đây chứ không phải chỉ là chép lại.

Nói gì thì nói, bản văn cũng phản ảnh văn chương Nam Kỳ Lục Tỉnh, mang nhiều từ ngữ Nam Bộ không thể thấy ở vùng ngoài. Không thể thấy ở vùng ngoài, đã đành, nhưng nhiều chữ cũng không còn thấy trong Nam Bộ ngày nay. Những chữ quá cổ khiến ông Ngyễn Văn Sâm kết luận : Từ mấy chữ quá cổ đó ta có thể an tâm kết luận rằng quyển TS&LT này ra đời trễ nhất là khoảng hai ba thập niên đầu thế kỷ 19 nhưng không thể sớm hơn thời gian lên ngôi của Nguyễn Ánh  .

Muốn biết những chữ quá cổ của ngôn ngữ Việt đàng Trong là gì, muốn biết người lưu dân thời đó có tâm trạng ra sao, muốn biết những câu văn mộc  mạc đó nội dung thế nào, thiết nghĩ không gì hơn là liên lạc với tác giả samnguyen20002002@yahoo.com để có được một cuốn sách.

Ngôn ngữ hay tiếng nói của một dân tộc thay đổi với thời gian. Ngay như chúng ta, ngày nay, không hiểu được những chữ mà người trong nước dung. Bản thân tôi, lần đầu nghe tiếng dã ngoạn, muốn té ngửa vì không biết dã ngoạn là gì. Tiếng nói đã vậy, chữ dung để ghi lại cũng không khác gì. Các cụ ngày xưa dung tiếng Hán, rồi dùng tiếng Nôm. Nay thì người Việt Nam đa số mù tịt cả Hán lẫn Nôm. Vì thế, công của các nhà làm văn hóa rất lớn. Không có họ, tất cả sẽ mai một dưới lớp bụi thời gian, và chúng ta khi muốn tìm lại một Thời Đẫ Mất   thì vô phương. Với những sự đe dọa Hán Hóa, e rằng một ngày nào đó, chúng ta sẽ mất cả tiếng nói lẫn chữ viết. Bởi vậy cho nên phải có những người như Nguyễn Văn Sâm, và những công tác Bảo Tồn Văn Hóa mà ông đã và đang làm. Xin Cám ơn ông.

 

Trần Mộng Lâm

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.