Hôm nay,  

Một Nơi Cần Cứu Gấp

20/06/200400:00:00(Xem: 5000)
Nơi đây cũng có vũ khí hủy diệt tập thể, và vũ khí này còn tàn bạo hơn nhiều vũ khí WMD khác trên địa cầu, vì nơi đây còn cho quân đội dùng vũ khí sinh hóa trời sinh để hiếp dâm tập thể và rồi giết người tập thể để trấn áp những người bên kia chiến tuyến và cư dân vùng đối nghịch. Nơi đây, khi độc giả đọc những dòng chữ này, đang có nhiều trăm ngàn người đang chịu đói và hàng trăm trẻ em bắt đầu chết đói mỗi ngày. Vấn đề lại là, nơi đây không có mỏ dầu hứa hẹn lớn lao nào để thế giới dòm ngó, và những nạn nhân nơi đây lại không có chỗ chứa chấp khủng bố để được thế giới bận tâm. Và khẩn cấp nhất, đất nước Sudan hiện đang mỗi ngày đều có trẻ em chết vì đói. Đó là lời báo động của Liên Hiệp Quốc.
Hiện thời, nhiều ngàn người Sudan da đen đã bị đuổi ra khỏi nhà và làng mạc của họ bởi các đạo quân chính phủ và dân quân thân chính. Nhiều gia đình nạn nhân này đang đi bộ về các trại tị nạn ở biên giới Sudan và Chad, nhưng các trại tị nạn này không đủ lương thực và vật dụng để cưu mang ai thêm nữa.
Hội từ thiện Save The Children đang kêu gọi gửi lương thực khẩn cấp để nhiều ngàn người khỏi chết vì đói. Liên Aâu đã đồng ý gửi 40 triệu đồng bảng Anh để cứu đói. Trẻ em là thành phần chịu đựng nguy hiểm nhất, và tại một trại ở Kalma, có ít nhất 400 trẻ em được tường trình là yếu tới nổi không ăn bình thường được nữa. Cụ thể như một trường hợp: em bé 9 tháng tuổi tên là Adam được mẹ ẵm tới trại tị nạn này, và mẹ em đã đi bộ suốt 10 ngày mà không có gì để ăn sau khi ngôi làng của họ đã bị đốt cháy rụi.

Vùng chịu ảnh hưởng tệ hại nhất là Darfur, nơi hầu hết các trận giao chiến đang xảy ra. Các hội từ thiện đã cảnh cáo là khoảng 300,000 người tại Darfur vẫn có thể bị đói ngay cả nếu viện trợ gửi tới tức khắc.
Đã có khoảng 10,000 người (theo bản tin hội từ thiện này, nhưng con số trong bản tin khác của New York Times ghi là 15,000 người) đã chết từ khi loạn quân bắt đầu nổi dậy chống quân chính phủ năm ngoái, và 1 triệu người đã rời khỏi nhà.

Vũ khí hủy diệt tập thể chúng ta nói nơi đây không phải là vũ khí WMD thường nói, mà đây là bom nguyên tử của lòng căm thù không bờ bến giữa người Ả Rập Hồi Giáo đang cầm quyền ở Khartoum và người Ky Tô Giáo ở Nam Sudan, đây là vũ khí hủy diệt tập thể nhân tính khi hàng đoàn quân tổ chức hiếp dâm tập thể, và là vũ khí tàn sát tập thể khi đốt rụi hết nhà cửa, làng mạc và bắn vào bất cứ những gì đang nhúc nhích.

Cuộc chiến 2 năm vừa qua chỉ là thêm một mảng màu tô lên toàn cảnh vốn đã bi đát: sau 21 năm nội chiến, miền nam Sudan trở thành nơi tệ hại nhất thế giới khi đo lường theo các chỉ số tiền dẫn về phúc lợi cho phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả tỉ lệ suy dinh dưỡng thường kỳ, chích ngừa, chăm sóc thai sản và hoàn tất bậc tiểu học.

Hiện thời ghi danh đi học ở các trường chỉ tới tỉ lệ 20%, trẻ em Nam Sudan thiếu tiếp cận nhất với bậc tiểu học trên thế giới, theo bản nghiên cứu mới đưa ra, có nhan đề New Sudan Centre for Statistics and Evaluation (NSCSE), bảo trợ bởi UNICEF. Thực sự, NSCSE là bộ phận kỹ thuật của chính quyền đương hữu ở Nam Sudan, có tên Phong Trào Giải Phóng Nhân Dân Sudan.

Bản tường trình cho biết chỉ 1/5 trẻ em trong tuổi đi học là vào trường, trong khi nam sinh trong trường nhiều gấp 3 nữ sinh. Chỉ có 2% trẻ em hoàn tất tiểu học, nghĩa là tỉ lệ thấp nhất thế giới. Với dân số 7.5 triệu người, thế có nghĩa là chỉ có 500 bé gái và 2,000 bé trai học xong mỗi năm.
Trong khi chỉ có 1% bé gái học xong tiểu học, thì 1/9 phụ nữ chết khi có bầu hay thai sản.
Những lời báo động trên đưa ra hôm thứ năm 17-6 bởi Bernt, trưởng phòng UNICEF tại Nam Sudan.
Một bản văn khác của UNICEF đưa ra hôm Thứ Tư nhân Ngày Thiếu Nhi Phi Châu, được AFP ghi lại, nói rằng có 95,000 trẻ em dưới 5 tuổi đã chết năm ngoái vì các bệnh có thể ngăn ngừa được ở miền nam Sudan, và bản văn bình luận, "Với khoảng 95,000 trẻ em dưới 5 tuổi chết năm ngoái ở Nam Sudan - một vùng có dân số 7.5 triệu người - hầu hết là vì các bệnh có thể ngăn ngừa được."

Suốt 21 năm nội chiến giữa chính phủ Khartoum và Phong Trào Giải Phóng Nhân Dân Sudan (SPLM) đã làm chết quá nhiều, mất nhà cửa qua nhiều, đói quá thê thảm, bệnh hoạn liên tục và không phát triển gì được. Và "kết quả là trẻ em trong vùng SPLM kiểm soát ở Nam Sudan, hiện đang chiếm hơn nửa dân số (khoảng 3.9 triệu em), gặp nhiều hiểm họa đối với sự phát triển lành mạnh trong khi các quyền của các em bị xóa bỏ hẳn," theo lời UNICEF.

Chính phủ Sudan và SPLM hồi tháng trước (tức tháng 5-2004) đã ký hòa ước tại Kenya để kết thúc nội chiến, nguyên đã bùng nổ hồi năm 1983 khi vùng miền Nam, với đa số dân là Thiên Chúa Giáo và tín ngưỡng vật tổ, nổi dậy để chống lại sự cai trị từ chính phủ thuộc xứ miền Bắc giàu có hơn và đã Ả Rập hóa.

Tính chung, khi kể cả bệnh hoạn và chết đói, cuộc chiến đã giết ít nhất 1.5 triệu người (theo N.Y. Times thì gần 2 triệu đã chết) và làm mất nhà 4 triệu người khác.
Một cách chính thức, nước Mỹ vẫn im lặng, chỉ trừ một số người quan tâm, trong đó có nữ tài tử Hoa Kỳ Angelina Jolie. Cô còn là Đại Sứ Thiện Chí của Cao Uûy Tị Nạn LHQ. Jolie đã gõ cửa và gặp một thượng nghị sĩ đầy quyền lực, TNS Richard Lugar, chủ tịch ủy ban đối ngoại Thượng Viện. Cô kể về khủng hoảng ở vùng Darfur tại Sudan. Cô Jolie mới đây vừa thăm xứ Chad, nơi cô vào một trại tị nạn đang cưu mang 160,000 người tị nạn đã trốn chạy ra từ xứ Darfur của Sudan. Cô còn baỳ tỏ lo ngại về các bản tin rằng chính phủ Sudan đang ngăn cản viện trợ nhân đạo, không cho tới tay những người đang đói. Và cô kết luận trước TNS Lugar rằng, "chúng ta đang có ngay đây một cuộc diệt chủng rất nghiêm trọng."
Hiện thời các nhóm nhân quyền đã tố cáo là chính phủ Sudan, với tiếp tay từ các đoàn dân quân Ả Rập được chính phủ đỡ đầu, đã tung ra một chiến dịch rũ sạch chủng tộc tại Darfur. Tất nhiên là chính phủ Sudan đã chối tội này.

Tuần naỳ thì tại Hạ Viện Mỹ, Uûy Ban Chuẩn Chi đã chấp thuận 95 triệu Mỹ Kim để cứu trợ thiên tai khẩn cấp và viện trợ để giải quyết khủng hoảng ở Darfur. Nơi này, Darfur, một vùng hỏa tuyến của cuộc nội chiến Sudan, đã có 30,000 người chết trong cuộc nội chiến tái bùng nổ từ tháng 2 năm ngoái (năm 2003).
Theo lời Hilary Benn, Bộ Trưởng Phát Triển Quốc Tế của Anh Quốc, vừa mới viếng thăm Darfur về, thì Darfur là nơi hơn 1 triệu cư dân da đen đã rời bỏ nhà cửa làng mạc để chạy khỏi các trận tấn công từ các đoàn dân quân Ả Rập do chính phủ bảo trợ để chống lại 2 tổ chức loạn quân địa phương. Benn tóm lược tình hình là, "Chúng ta có 1 triệu người chạy đi tị nạn trong vùng Darfur. Chúng ta có 180,000 người đã chạy ra ngoài biên giới để vào nước Chad... Và đây là cuộc chạy đua để cứu mạng người."
Tất nhiên là chính phủ Sudan đổ tội bạo động ở Darfur cho 2 tổ chức loạn quân, Quân Đoàn Giải Phóng Sudan và Phong Trào Bình Đẳng và Công Lý. Các nhóm loạn quân này nổi lên chiến đấu 16 tháng trước, vì cho là chính phủ ở Khartoum do sắc dân Ả Rập kiểm soát không để tâm tới nhu cầu dân số đa số là da đen ở vùng này.

Nhưng Bộ Trưởng Anh Quốc Benn nói, trong khi loạn quân chịu trách nhiệm phần nào về nội chiến, nhưng chính phủ Khartoum cần phải kềm chế dân quân Janjaweed lại.
Báo New York Times hôm Thứ sáu cũng kêu gọi chính phủ Mỹ hành động cứu dân Sudan tức khắc, gọi đây là cuộc diệt chủng quy mô bảo trợ bởi chính phủ Sudan, và đe dọa hàng trăm ngàn người chết đói trước mùa thu này. Bây giờ là mùa hè rồi, còn hơn 2 tháng nữa là tới mùa thu. Báo này ghi nhận, dân quân Janjaweed do chính phủ Sudan bảo trợ đã khủng bố các cộng đồng cư dân không phaỉ sắc dân Ả Rập, "Phụ nữ bị hiếp dâm rồi bị in dấu bằngsắt nung, các ngôi làng bị đốt rụi và mùa màng bị hủy diệt. Hơn 15,000 người bị giết và 1 triệu người bị xua đuổi ra khỏi nhà.... [Vậy mà] các luật sư của chính phủ Bush đang bận rộn nghiên cứu xem điều này có phù hợp với định nghĩa pháp lý về diệt chủng không..."
Tại sao thế giới không thiết tha dòm ngó tới vùng Sudan" Hay tại vì chưa có tin CIA về vũ khí hủy diệt tập thể WMD để cần đánh phủ đầu" Hay tại vùng này vắng mặt các trùm khủng bố như Osama bin Laden và Saddam Hussein" Hay tại vì không có mỏ dầu nào lớn cả"
Những câu trả lời vẫn còn lơ lửng trên cao.

Chiều nay, khi bạn vào siêu thị đi chợ, hãy nhớ rút một tấm thẻ của hội Save The Children thường đặt gần nơi quầy tính tiền. Các thẻ đó là cách để hội này quyên góp từ thiện. Các thẻ này ghi số tiền khác nhau, có thẻ 1 Mỹ Kim, thẻ 2 Mỹ Kim, thẻ 5 Mỹ Kim. Ít nhất, bạn hãy cầm một thẻ: hãy thêm ít nhất một đồng cho hội này.

Có những trẻ em đang chết chiều nay. Không chắc gì đồng bạc của bạn tới kịp để cứu nguy một em bé nào bên trời Sudan xa thẳm, nhưng đó là một điều tử tế mà những người bé nhỏ như chúng ta có thể làm được hôm nay. Ít nhất.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.